Di sản dùng vào việc thờ cúng được để lại theo ý nguyện của người lập di chúc, di sản này không chia mà được giao cho một người quản lí. Vậy đối với di sản dùng vào việc thờ cúng này có được THỪA KẾ không và được pháp luật quy định như thế nào? Mời bạn đọc theo dõi bài viết dưới đây nhé.
Di sản dùng vào thờ cúng là di sản không phân chia và giao cho người được chỉ định trong di chúc
Di sản thừa kế là gì?
Di sản thừa kế là tài sản của người chết để lại cho những người còn sống.
Điều 612 Bộ luật dân sự 2015 quy định: Di sản bao gồm tài sản riêng của người chết, phần tài sản của người chết trong tài sản chung với người khác
Như vậy, di sản thừa kế là toàn bộ tài sản thuộc quyền sở hữu hợp pháp của người đã chết, quyền về tài sản của người đó.
Quyền sở hữu TÀI SẢN là một trong những quyền cơ bản của công dân được nhà nước bảo hộ. Điều 32 Hiến pháp 2013 quy định:
- Mọi người có quyền sở hữu về thu nhập hợp pháp, của cải để dành, nhà ở, tư liệu sinh hoạt, tư liệu sản xuất, phần vốn góp trong doanh nghiệp hoặc trong các tổ chức kinh tế khác.
- Quyền sở hữu tư nhân và quyền thừa kế được pháp luật bảo hộ.
- Tất cả tài sản thuộc quyền sở hữu của người để lại thừa kế theo quy định của Hiến pháp đều là di sản. Di sản thừa kế bao gồm: tài sản riêng của người chết, phần tài sản của người chết trong khối tài sản chung với người khác, quyền về tài sản do người chết để lại.
>> Xem thêm: Thủ Tục Khai Di Sản Thừa Kế Theo Di Chúc, Theo Pháp Luật
Quy định chung của pháp luật về di sản dùng vào việc thờ cúng
Người quản lý di sản thờ cúng không được sử dụng vào mục đích riêng của mình
>> Xem thêm: Quy Định Pháp Luật Về Thừa Kế Quyền Sử Dụng Đất Hiện Hành
Phân chia di sản thừa kế theo pháp luật
Theo quy định tại Điều 651 Bộ luật dân sự 2015 quy định về những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:
- Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
- Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
- Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.
Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần DI SẢN bằng nhau.
Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.
Các trường hợp di sản dùng vào việc thờ cúng
Điều 645 Bộ luật dân sự 2015 QUY ĐỊNH về di sản dùng vào việc thờ cúng như sau:
- Trường hợp người lập di chúc để lại một phần di sản dùng vào việc thờ cúng thì phần di sản đó không được chia thừa kế và được giao cho người đã được chỉ định trong di chúc quản lý để thực hiện việc thờ cúng; nếu người được chỉ định không thực hiện đúng di chúc hoặc không theo thỏa thuận của những người thừa kế thì những người thừa kế có quyền giao phần di sản dùng vào việc thờ cúng cho người khác quản lý để thờ cúng.
- Trường hợp người để lại di sản không chỉ định người quản lý di sản thờ cúng thì những người thừa kế cử người quản lý di sản thờ cúng.
- Trường hợp tất cả những người thừa kế theo di chúc đều đã chết thì phần di sản dùng để thờ cúng thuộc về người đang quản lý hợp pháp di sản đó trong số những người thuộc diện thừa kế theo pháp luật.
- Trường hợp toàn bộ di sản của người chết không đủ để thanh toán nghĩa vụ tài sản của người đó thì không được dành một phần di sản dùng vào việc thờ cúng.
Di sản dùng vào việc thờ cúng được sử dụng như thế nào?
- THỜ CÚNG là việc thực hiện một lễ nghi nhất định để tôn kính thần thánh, vật thiêng hoặc linh hồn người chết.
- Theo quy định tại Khoản 3 Điều 626 của Bộ luật Dân sự năm 2015 về Quyền của người lập di chúc thì người lập di chúc có quyền dành một phần tài sản trong khối di sản để di tặng, thờ cúng
- Người quản lý di sản thờ cúng sẽ thực hiện việc thờ cúng người có tài sản chết vào ngày giỗ, tết. Việc thờ cúng này được thực hiện theo tập quán của từng địa phương, pháp luật không quy định cụ thể về người thực hiện việc thờ cúng và người quản lí di sản dùng vào việc thờ cúng.
>> Xem thêm: : TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI DÒNG HỌ ĐỂ LẠI CẦN NHỮNG THỦ TỤC GÌ?
Thẩm quyền giải quyết tranh chấp về di sản thờ cúng
- Theo khoản 5 Điều 26 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 thì TRANH CHẤP về thừa kế tài sản thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án.
- Di sản thờ cúng là sự việc phát sinh từ thừa kế nên thuộc các việc về thừa kế
- Nếu có tranh chấp về di sản dùng vào việc thờ cúng xảy ra thì Tòa án đương nhiên có thẩm quyền giải quyếttheo quy định của pháp luật hiện hành
Luật sư tư vấn di sản thừa kế dùng vào việc thờ cúng
Luật sư giải quyết các vấn đề liên quan đến di sản thừa kế dùng vào việc thờ cúng
Với những kinh nghiệm và sự hiểu biết sâu sắc pháp luật, luật sư sẽ giúp bạn giải quyết vấn đề di sản dùng vào việc thừa kế.
Thông thường, các vấn đề liên quan đến DI SẢN, di chúc sẽ nhờ đến Luật sư để được tư vấn kỹ lưỡng, đúng với quy định của pháp luật.
Ngoài việc tư vấn, Luật sư còn giải quyết các TRANH CHẤP liên quan đến vấn đề này.
Tư vấn soạn mẫu di chúc, phân tích các quy định pháp luật về quyền quản lý di sản dùng vào việc thờ cúng.
>> Xem thêm: HƯỚNG DẪN GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI ĐANG DÙNG THỜ CÚNG
Như vậy, qua bài viết trên, chúng tôi đã giải quyết vấn đề di sản thừa kế dùng vào việc thờ cúng được quy định như thế nào. Nếu như bạn còn thắc mắc, gặp khó khăn về phân chia di sản hay có nhu cầu cần tư vấn luật dân sự hoặc liên hệ với chúng tôi qua hotline 1900.63.63.87 để được tư vấn miễn phí nhé. Xin cảm ơn.
December 11, 2020 at 10:43AM
Nguồn: WordPress https://vuvietnang.wordpress.com/2020/12/11/di-san-thua-ke-dung-vao-viec-tho-cung-duoc-quy-dinh-nhu-the-nao/
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét