Chủ Nhật, 27 tháng 12, 2020

Hướng dẫn giải quyết tranh chấp quyền giám hộ

GIÁM HỘ là việc chăm sóc, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhân thức, làm chủ hành vi. Việc giám hộ phải tuân theo quy định của pháp luật. Nếu xảy ra tranh chấp quyền giám hộ thì bạn sẽ làm như thế nào để giải quyết? Mời bạn theo dõi bài viết hướng dẫn dưới đây để tìm ra câu trả lời.

Giải quyết tranh chấp quyền bảo hộ

Người giám hộ bảo vệ và chăm sóc người được giám hộ

Quy định của pháp luật về giám hộ

Điều kiện của cá nhân làm người giám hộ

Điều 49 Bộ luật dân sự 2015 quy định điều kiện của cá nhân làm người giám hộ như sau:

  • Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ.
  • Có tư cách đạo đức tốt và các điều kiện cần thiết để thực hiện quyền, nghĩa vụ của người giám hộ.
  • Không phải là người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc người bị kết án nhưng chưa được xoá án tích về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản của người khác.
  • Không phải là người bị Tòa án tuyên bố hạn chế quyền đối với con chưa thành niên.

Điều kiện của pháp nhân làm người giám hộ

Theo quy định tại Điều 50 Bộ luật dân sự 2015 thì pháp nhân làm người giám hộ phải thỏa mãn điều kiện sau:

  • năng lực pháp luật dân sự phù hợp với việc giám hộ;
  • Có điều kiện cần thiết để thực hiện quyền, nghĩa vụ của người giám hộ.

>> Xem thêm: Thủ Tục Khởi Kiện Giành Quyền Giám Hộ Cho Người Thân

Người giám hộ có được thay đổi cho người khác giám hộ không?

Theo khoản 1 Điều 60 Bộ luật dân sự 2015 thì người giám được thay đổi trong các trường hợp sau:

  • Người giám hộ không còn đủ các điều kiện quy định tại Điều 49, Điều 50 của Bộ luật dân sự 2015;
  • Người giám hộ là cá nhân chết hoặc bị Tòa án tuyên bố hạn chế năng lực hành vi dân sự, có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, mất năng lực hành vi dân sự, mất tích; pháp nhân làm giám hộ chấm dứt tồn tại;
  • Người giám hộ vi phạm nghiêm trọng NGHĨA VỤ giám hộ;
  • Người giám hộ đề nghị được thay đổi và có người khác nhận làm giám hộ.

Giải quyết tranh chấp về quyền giám hộ

Tranh chấp người giám hộ của người chưa thành niên

Nhiều trường hợp xảy ra tranh chấp về quyền giám hộ

>> Xem thêm: Thủ Tục Đại Diện Cho Người Khởi Kiện Tại Tòa Án Do Bị Tâm Thần

Tranh chấp về người giám hộ đương nhiên của người chưa thành niên

Theo điểm a, b khoản 1 Điều 47 Bộ luật dân sự 2015 quy định về người chưa thành niên được giám hộ như sau:

  • Người chưa thành niên không còn cha, mẹ hoặc không xác định được cha, mẹ;
  • Người chưa thành niên có cha, mẹ nhưng cha, mẹ đều mất năng lực hành vi dân sự; cha, mẹ đều có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi; cha, mẹ đều bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; cha, mẹ đều bị Tòa án tuyên bố hạn chế quyền đối với con; cha, mẹ đều không có điều kiện chăm sóc, giáo dục con và có yêu cầu người giám hộ;

Căn cứ theo Điều 52 Bộ luật dân sự 2015 quy định về người giám hộ đương nhiên của người chưa thành niên như sau:

  • Anh ruột là anh cả hoặc chị ruột là chị cả là người giám hộ; nếu anh cả hoặc chị cả không có đủ điều kiện làm người giám hộ thì anh ruột hoặc chị ruột tiếp theo là người giám hộ, trừ trường hợp có thỏa thuận anh ruột hoặc chị ruột khác làm người giám hộ.
  • Trường hợp không có người giám hộ quy định tại khoản 1 Điều này thì ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại là người giám hộ hoặc những người này thỏa thuận cử một hoặc một số người trong số họ làm người giám hộ.
  • Trường hợp không có người giám hộ quy định tại hai trường hợp trên thì bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột hoặc dì ruột là người giám hộ.

>>Xem thêm bài viết: MẪU ĐƠN ĐĂNG KÝ CHẤM DỨT GIÁM HỘ

Tranh chấp về người giám hộ đương nhiên của người mất năng lực hành vi dân sự

Theo Điều 53 Bộ luật dân sự 2015 quy định trường hợp không có người giám hộ theo quy định tại khoản 2 Điều 48 của Bộ luật này thì người giám hộ đương nhiên của người mất năng lực hành vi dân sự được xác định như sau:

  • Trường hợp vợ là người mất năng lực hành vi dân sự thì chồng là người giám hộ; nếu chồng là người mất năng lực hành vi dân sự thì vợ là người giám hộ.
  • Trường hợp cha và mẹ đều mất năng lực hành vi dân sự hoặc một người mất năng lực hành vi dân sự, còn người kia không có đủ điều kiện làm người giám hộ thì người con cả là người giám hộ; nếu người con cả không có đủ điều kiện làm người giám hộ thì người con tiếp theo có đủ điều kiện làm người giám hộ là người giám hộ.
  • Trường hợp người thành niên mất năng lực hành vi dân sự chưa có vợ, chồng, con hoặc có mà vợ, chồng, con đều không có đủ điều kiện làm người giám hộ thì cha, mẹ là người giám hộ.

Tranh chấp về việc Tòa án chỉ định người giám hộ

Theo Điều 54 Bộ luật dân sự 2015 quy định về việc chỉ định người giám hộ như sau:

  • Trường hợp có tranh chấp giữa những người giám hộ quy định tại Điều 52 và Điều 53 của Bộ luật này về người giám hộ hoặc tranh chấp về việc cử người giám hộ thì Tòa án chỉ định người giám hộ.
  • Trường hợp cử, chỉ định người giám hộ cho người chưa thành niên từ đủ sáu tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của người này.
  • Việc cử người giám hộ phải được sự đồng ý của người được cử làm người giám hộ.
  • Việc cử người giám hộ phải được lập thành văn bản, trong đó ghi rõ lý do cử người giám hộ, quyền, nghĩa vụ cụ thể của người giám hộ, tình trạng tài sản của người được giám hộ.
  • Trừ trường hợp áp dụng quy định tại khoản 2 Điều 48 của Bộ luật này, người giám hộ của người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi do Tòa án chỉ định trong số những người giám hộ quy định tại Điều 53 của Bộ luật này. Trường hợp không có người giám hộ theo quy định trên, Tòa án chỉ định người giám hộ hoặc đề nghị một pháp nhân thực hiện việc giám hộ.

Luật sư tư vấn giải quyết các tranh chấp về quyền giám hộ

Luật sư tư vấn tranh chấp quyền giam hộ

Luật sư giải quyết tranh chấp về quyền giám hộ

Tranh chấp về quyền giám hộ xảy ra phổ biến trong xã hội, người giám hộ có nghĩa vụ chăm sóc, bảo vệ quyền và lợi ích cho người được giám hộ, bên cạnh đó họ còn có các quyền lợi kèm theo được quy định trong Bộ luật dân sự 2015. Nếu như xảy ra tranh chấp này, bạn nên tìm đến Luật sư để giải quyết. Với những kinh nghiệm có được và vốn hiểu biết sâu sắc pháp luật Việt Nam, Luật sư sẽ không làm bạn thất vọng. Đối với vụ việc này, Luật sư sẽ giải quyết các vấn đề như sau:

  • Tư vấn pháp luật liên quan đến quyền giám hộ;
  • Tư vấn về hậu quả sẽ xảy ra khi chấm dứt việc giám hộ, và được chấm dứt trong trường hợp nào;
  • Tư vấn quy định pháp luật về quản lý tài sản của người được giám hộ;
  • Tư vấn soạn mẫu đơn đăng ký giám hộ;
  • Luật sư tham gia tố tụng nếu như có xảy ra tranh chấp tại Tòa.

>>Xem thêm bài viết: MẪU ĐƠN ĐĂNG KÝ GIÁM HỘ

Như vậy, qua bài hướng dẫn giải quyết tranh chấp quyền giám hộ trên đã cung cấp thông tin cần thiết và hữu ích cho bạn. Nếu như bạn còn thắc mắc, gặp khó khăn về quyền giám hộ hay có nhu cầu tư vấn luật dân sự hãy liên hệ với chúng tôi qua hotline 1900.63.63.87 để được tư vấn. Xin cảm ơn.

December 28, 2020 at 10:46AM



Nguồn: WordPress https://vuvietnang.wordpress.com/2020/12/28/huong-dan-giai-quyet-tranh-chap-quyen-giam-ho/

Thứ Ba, 22 tháng 12, 2020

Vợ không tham gia bảo hiểm, chồng có được hưởng chế độ thai sản không?

Những người vợ không tham gia đóng bảo hiểm xã hội thường có trăn trở về trợ cấp thai sản khi họ quyết định sinh con. Bài viết dưới đây sẽ giải đáp các thắc mắc thường gặp về vấn đề này. Bên cạnh đó, chúng tôi sẽ cung cấp thêm cho quý bạn đọc một số thông tin hữu ích về quy định về trợ cấp thai sản cho nam theo quy định của pháp luạt hiện hành.

Trợ cấp thai sản cho nam

Người vợ không BHXH, chồng có được hưởng chế độ thai sản cho nam?

Căn cứ theo Khoản 1 Điều 31 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, người lao động được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

  • Lao động nữ mang thai;
  • Lao động nữ sinh con;
  • Lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ;
  • Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi;
  • Lao động nữ đặt vòng tránh thai, người lao động thực hiện biện pháp triệt sản;
  • Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội có vợ sinh con.

Như vậy, khi người vợ không tham gia bảo hiểm xã hội mà người chồng có tham gia bảo hiểm xã hội thì người chồng được hưởng hưởng chế độ thai sản cho nam theo quy định của pháp luật.

Quy định về chế độ thai sản

Thời gian hưởng chế độ thai sản

thời gian nam được hưởng chế độ thai sản

Thời gian hưởng chế độ thai sản cho nam

Căn cứ theo Khoản 2 Điều 34 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, người chồng đang đóng bảo hiểm xã hội khi vợ sinh con được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản 05 ngày làm việc. Tuy nhiên, tùy thuộc vào một só trường hợp đặc biệt, thời gian nghỉ thai sản cho nam có thể dài hơn, cụ thể:

  • Khi vợ sinh con phải phẫu thuật, sinh con dưới 32 tuần tuổi người cha được nghỉ 07 ngày làm việc;
  • Trường hợp vợ sinh đôi thì được nghỉ 10 ngày làm việc, từ sinh ba trở lên thì cứ thêm mỗi con được nghỉ thêm 03 ngày làm việc;
  • Trường hợp vợ sinh đôi trở lên mà phải phẫu thuật thì được nghỉ 14 ngày làm việc.

Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản được tính trong khoảng thời gian 30 ngày đầu kể từ ngày vợ sinh con.

Trợ cấp thai sản một lần

Người chồng được hưởng chế độ trợ cấp thai sản một lần khi thỏa mãn điều kiện:

  • Là lao động nam có vợ không đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản (không đóng hoặc đóng không đủ điều kiện) căn cứ theo điểm c Khoản 2 Công văn số 3432/LĐTBXH-BHXH ngày 8/9/2016 của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội;
  • Người chồng phải đóng BHXH từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi vợ sinh;
  • Người chồng của người mẹ nhờ mang thai hộ phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng tính đến thời điểm nhận con.

>> Xem thêm: MẪU ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP LẠI BẢO HIỂM XÃ HỘI

Lưu ý khi nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thai sản

Thời gian nộp hồ sơ

Người chồng phải nộp hồ sơ hưởng chế độ thai sản trong thời hạn 45 ngày, kể từ ngày trở lại làm việc người lao động phải nộp hồ sơ cho doanh nghiệp. Doanh nghiệp/ người sử dụng lao động trong thời hạn 10 ngày (kể từ ngày nhận đủ hồ sơ của người chồng – người lao động nam) phải nộp cho cơ quan bảo hiểm.

Giấy tờ cần thiết trong hồ sơ hưởng trợ cấp thai sản

Giấy tờ, tài liệu cần thiết trong hồ sơ hưởng trợ cấp thai sản gồm:

  • Sổ bảo hiểm xã hội;
  • Giấy khai sinh có họ tên cha; hoặc Giấy chứng sinh + Sổ hộ khẩu;

Trường hợp con chết: Giấy chứng tử hoặc trích lục khai tử của con hoặc trích sao hồ sơ bệnh án hoặc giấy ra viện của mẹ nếu con chết sau khi sinh mà chưa được cấp giấy chứng sinh (nếu có);

Trong trường hợp sinh con dưới 32 tuần tuổi hoặc sinh con phải phẫu thuật thì phải có Giấy xác nhận của cơ sở y tế.

>> Xem thêm: THỦ TỤC LÃNH BẢO HIỂM XÃ HỘI MỘT LẦN CẦN NHỮNG GIẤY TỜ GÌ ?

Luật sư tư vấn về trợ cấp xã hội

luật sư tư vấn về thủ tục hường trợ cấp xã hôi

Luật sư tư vấn về trợ cấp xã hội

Chế độ thai sản theo quy định mới nhất của pháp luật cho phép người chồng được hưởng chế độ thai sản dành cho nam với mức trợ cấp là hai lần tháng lương cơ sở. Đây là khoản trợ cấp với mong muốn hỗ trợ các gia đình phần nào trong việc chào đón thành viên mới. Tuy nhiên, không phải ai cũng có điều kiện để tìm hiểu về vấn đề này cũng như các khoản trợ cấp liên quan khác.

Đáp ứng những nhu cầu tìm hiểu về trợ cấp xã hội của quý khách hàng, Long Phan PMT chúng tôi cung cấp các dịch vụ pháp lý phù hợp với từng trường hợp cụ thể như:

  • Tư vấn về các quy định bảo hiểm xã hội;
  • Tư vấn hoàn tất hồ sơ;
  • Tư vấn về thủ tục hưởng trợ cấp một lần.

Trên đây là bài viết tư vấn, giải đáp thắc mắc về chế độ thai sản cho nam theo Luật Bảo hiểm xã hội hiện hành. Nếu quý bạn đọc còn có bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến các quy định về trợ cấp thai sản hoặc cần tư vấn luật dân sự về các loại trợ cấp khác xin vui lòng liên hệ qua tổng đài 1900.63.63.87 để được tư vấn miễn phí.

December 23, 2020 at 07:15AM



Nguồn: WordPress https://vuvietnang.wordpress.com/2020/12/23/vo-khong-tham-gia-bao-hiem-chong-co-duoc-huong-che-do-thai-san-khong/

Thứ Hai, 21 tháng 12, 2020

Giấy mượn tiền viết tay có hợp pháp không?

Giấy mượn tiền viết tay là loại giấy tờ được sử dụng phổ biến hiện nay dùng để xác nhận giao dịch vay tiền và để chứng minh cho khoản nợ giữa các bên. Nhưng liệu loại giấy tờ này có được xem là hợp pháp hay không? Có giá trị pháp lý hay không? Bài viết sau đây sẽ giúp bạn đọc giải đáp vướng mắc trên.

giấy mượn tiền viết tay

Giấy mượn tiền viết tay có hợp pháp không?

Hợp đồng vay tài sản

Theo quy định tại Điều 463 Bộ luật dân sự 2015 thì hợp đồng vay tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.

Hình thức của hợp đồng vay tài sản

Về hình thức của hợp đồng vay tài sản, pháp luật hiện hành chưa có quy định cụ thể về hình thức của loại hợp đồng này, tuy nhiên, hợp đồng vay tài sản và giấy mượn tiền viết tay cũng là một hình thức giao dịch dân sự được pháp luật thừa nhận. Do đó, căn cứ theo Điều 119 Bộ luật dân sự 2015 thì hợp đồng vay tài sản có thể được giao kết bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể.

>> Xem thêm: Mẫu hợp đồng vay tiền

Điều kiện có hiệu lực của hợp đồng vay tài sản

Hợp đồng vay tài sản được coi là hợp pháp khi đáp ứng đầy đủ các quy định về điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự được quy định tại Điều 117 Bộ luật dân sự 2015 bao gồm:

  • Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập:
  • Cá nhân có thể tham gia xác lập, thực hiện hợp đồng vay tài sản là người từ đủ 18 tuổi trở lên, không bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, không bị mất năng lực hành vi dân sự.
  • Ngoài ra, theo quy định tại khoản 3, khoản 4 Điều 21 Bộ luật dân sự 2015 thì Người từ đủ 6 tuổi đến chưa đủ 15 tuổi khi xác lập, thực hiện giao dịch dân sự phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý, trừ giao dịch dân sự phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày phù hợp với lứa tuổi.
  • Người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi có tài sản riêng bảo đảm thực hiện nghĩa vụ cũng có thể tự mình xác lập, thực hiện giao dịch dân sự, trừ giao dịch dân sự khác theo quy định của luật phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý.
  • Chủ thể tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn tự nguyện.
  • Mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.
  • Đáp ứng các điều kiện về hình thức của giao dịch dân sự trong trường hợp luật có quy định.

>> Xem thêm: Hợp Đồng Mua Bán Nhà Đất Bằng Giấy Tay Có Giá Trị Không?

điều kiện có hiệu lực của giấy mượn tiền viết tay

Điều kiện có hiệu lực của hợp đồng vay tài sản

Hợp đồng vay tài sản và giấy mượn tiền viết tay có gì khác nhau?

Giấy mượn tiền viết tay không vi phạm quy định của pháp luật về hình thức của hợp đồng vay tài sản. Tuy nhiên, thỏa thuận vay tiền chỉ hợp pháp khi nó đáp ứng đầy đủ các quy định về điều kiện nêu trên.

Giấy vay tiền viết tay vẫn được coi là một hợp đồng dân sự bằng văn bản và vẫn có giá trị pháp lý bắt buộc, do đó giấy mượn tiền viết tay có thể dùng làm chứng cứ đòi lại khoản tiền đã cho vay. Nếu phía bên vay tiền không trả bạn có thể gửi đơn KHỞI KIỆN ra Tòa án để yêu cầu bên vay thực hiện nghĩa vụ trả nợ.

>> Xem thêm: Cho Vay Tiền Không Có Giấy Tờ Có Đòi Được Không?

Nghĩa vụ của các bên

khác nhau giữa hợp đồng vay tài sản và giấy mượn tiền

Nghĩa vụ của các bên khi xác lập hợp đồng vay tiền

Nghĩa vụ của bên cho vay

Bên cho vay có các nghĩa vụ sau đây:

  • Giao tài sản cho bên vay đầy đủ, đúng chất lượng, số lượng vào thời điểm và địa điểm đã thỏa thuận.
  • Bồi thường thiệt hại cho bên vay, nếu bên cho vay biết tài sản không bảo đảm chất lượng mà không báo cho bên vay biết, trừ trường hợp bên vay biết mà vẫn nhận tài sản đó.
  • Không được yêu cầu bên vay trả lại tài sản trước thời hạn, trừ hợp đồng vay có kỳ hạn quy định tại Điều 470 Bộ Luật dân sự 2015 hoặc luật khác có liên quan quy định khác.

Nghĩa vụ của bên vay

  • Bên vay tài sản là tiền thì phải trả đủ tiền khi đến hạn trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
  • Trường hợp bên vay không thể trả vật thì có thể trả bằng tiền theo trị giá của vật đã vay tại địa điểm và thời điểm trả nợ và ngược lại, nếu được bên cho vay đồng ý.
  • Địa điểm trả nợ là nơi cư trú hoặc nơi đặt trụ sở của bên cho vay, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
  • Trường hợp vay không có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả nợ hoặc trả không đầy đủ thì bên cho vay có quyền yêu cầu trả tiền lãi với mức lãi suất theo quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật dân sự 2015 trên số tiền chậm trả tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.
  • Trường hợp vay có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả hoặc trả không đầy đủ thì bên vay phải trả lãi như sau:
    • Lãi trên nợ gốc theo lãi suất thỏa thuận trong hợp đồng tương ứng với thời hạn vay mà đến hạn chưa trả; trường hợp chậm trả thì còn phải trả lãi theo mức lãi suất quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật dân sự 2015;
    • Lãi trên nợ gốc quá hạn chưa trả bằng 150% lãi suất vay theo hợp đồng tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

>> Xem thêm: Khi xảy ra tranh chấp, cần giải quyết như thế nào?

Luật sư tư vấn về tính hợp pháp của giấy mượn tiền viết tay

Đội ngũ luật sư của chúng tôi sẽ cung cấp đến quý khách hàng những dịch vụ tốt nhất về những vấn đề có liên quan đến bài viết. Cụ thể:

  • Tư vấn các thủ tục cần tiến hành để thực hiện hợp đồng vay tài sản theo đúng quy định pháp luật.
  • Tư vấn các vấn đề pháp lý có liên quan đến giấy mượn tiền viết tay.
  • Trực tiếp soạn thảo hợp đồng vay tài sản.
  • Hỗ trợ giải quyết tranh chấp liên quan đến giấy mượn tiền viết tay.
  • Tham gia vào quá trình tố tụng khi các bên có xảy ra tranh chấp.

Trên đây là bài viết của chúng tôi về giá trị pháp lý của giấy mượn tiền viết tay. Trong trường hợp quý khách hàng gặp khó khăn, còn thắc mắc hay cần được tư vấn luật dân sự về các vấn đề khác liên quan đừng ngần ngại hãy liên hệ với CÔNG TY LUẬT LONG PHAN PMT qua Dịch vụ luật sư dân sự hoặc qua HOTLINE 1900.63.63.87 để được hỗ trợ tư vấn miễn phí. Xin cảm ơn.

December 22, 2020 at 10:42AM



Nguồn: WordPress https://vuvietnang.wordpress.com/2020/12/22/giay-muon-tien-viet-tay-co-hop-phap-khong/

Chủ Nhật, 20 tháng 12, 2020

Di chúc không có người làm chứng có hiệu lực pháp luật không

Di chúc không có người làm chứng có hiệu lực pháp luật không” là một trong những nỗi băn khoăn của rất nhiều người về vấn đề liệu người làm di chúc khi không có người làm chứng thì bản di chúc đó có hiệu lực không hoặc liệu có phù hợp với quy định của pháp luật không. Bài viết này sẽ trình bày khi nào di chúc không có người làm chứng thì không hiệu lực pháp luật và trường hợp có hiệu lực pháp luật cũng như giúp người thừa kế bảo vệ tối đa quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

di chúc không có người làm chứng

Di chúc không có người làm chứng có hiệu lực pháp luật không

Quy định pháp luật về điều kiện của người lập di chúc

Căn cứ theo điểm a khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều 630 Bộ luật Dân sự 2015 thì điều kiện để người lập di chúc hợp pháp phải thỏa các quy định sau đây:

  • Người lập di chúc phải minh mẫn, sáng suốt và không bị đe dọa, lừa dối hay cưỡng ép trong khi lập di chúc;
  • Đối với người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi khi muốn lập di chúc thì di chúc đó phải được lập thành văn bản và phải có sự đồng ý của cha, mẹ hoặc người giám hộ về việc lập di chúc;
  • Đối với người bị hạn chế về thể chất hoặc không người không biết chữ thì di chúc phải được lập thành văn bản và phải có công chứng, chứng thực.

>> Xem thêm: Tư vấn pháp luật dân sự

Quy định pháp luật về điều kiện có hiệu lực của di chúc
Di chúc bằng văn bản

Tại điểm b khoản 1 và khoản 4 Điều 630 Bộ luật Dân sự 2015 quy định rằng dù pháp luật tôn trọng và đề cao mong muốn của người lập di chúc nhưng nội dung di chúc không được trái với quy định của pháp luật cũng như không vi phạm đạo đức xã hội.

Ngoài ra, đối với di chúc bằng văn bản phải được công chứng, chứng thực và nếu không có công chứng, chứng thực thì chỉ được coi là hợp pháp khi thỏa mãn điều kiện về ý chí của chủ thể cũng như nội dung của di chúc.

Điều 631 Bộ luật này quy định nội dung chủ yếu cần có của di chúc như sau:

  • Ngày, tháng, năm lập di chúc;
  • Họ, tên và nơi cư trú của người lập di chúc;
  • Họ, tên người, cơ quan, tổ chức được hưởng di sản;
  • Di sản để lại và nơi có di sản;
  • Các nội dung khác;
  • Di chúc không được viết tắt hoặc ký hiệu, nếu di chúc có nhiều trang thì phải ghi số thứ tự ở mỗi trang và phải có chữ ký hoặc điểm chỉ của người lập di chúc;
  • Nếu có tẩy xóa, sửa chữa thì người lập di chúc hoặc người làm chứng di chúc phải ký tên bên cạnh chỗ tẩy xóa, sửa chữa;
  • Mẫu di chúc có thể tham khảo bên dưới.

hiệu lực của di chúc bằng văn bản

Quy định pháp luật về điều kiện có hiệu lực của di chúc bằng văn bản

Xem thêm: Mẫu di chúc

Di chúc miệng

Khoản 1 Điều 629 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về di chúc miệng sẽ được lập khi người đó đang trong trường hợp tính mạng bị cái chết đe dọa và không thể lập di chúc bằng văn bản thì có thể lập di chúc miệng.

Ngoài ra, để di chúc miệng đó có hiệu lực pháp luật phải tuân theo quy định tại khoản 5 Điều 630 Bộ luật này đó là phải có ít nhất hai người làm chứng khi người lập di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng của mình, người làm chứng ghi chép lại và cùng nhau ký tên hoặc điểm chỉ. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày người lập di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng thì di chúc được người làm chứng ghi chép lại phải được công chứng viên hoặc cơ quan có thẩm quyền chứng thực xác nhận chữ ký hoặc điểm chỉ của người làm chứng.

Người làm chứng không được là người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật của người lập di chúc; Người có quyền lợi, nghĩa vụ tài sản liên quan đến nội dung di chúc; Người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi theo quy định tại Điều 632 Bộ luật này.

Tuy nhiên, nếu sau 03 tháng, kể từ thời điểm lập di chúc miệng mà người đó còn sống, minh mẫn, sáng suốt thì di chúc miệng sẽ mặc nhiên bị hủy bỏ.

hiệu lực của di chúc bằng miệng

Quy định pháp luật về điều kiện có hiệu lực của di chúc miệng

Xem thêm: Hướng dẫn xử lý khi di chúc bị thất lạc

Di chúc không có người làm chứng có hiệu lực khi nào

Qua các quy định trên, có thể thấy di chúc miệng nếu không có người làm chứng hoặc người làm chứng thuộc một trong các trường hợp pháp luật không cho phép được làm người làm chứng thì di chúc miệng sẽ không có hiệu lực. Từ đó dẫn đến tài sản sẽ được chia theo quy định của pháp luật cho các người thừa kế theo quy định của pháp luật.

Còn đối với di chúc được lập thành văn bản thì căn cứ theo Điều 633 Bộ luật Dân sự, di chúc bằng văn bản không có người làm chứng sẽ có hiệu lực khi thỏa mãn hai tiêu chí sau:

  • Người lập di chúc phải tự viết tay hoặc đánh máy và ký vào bản di chúc;
  • Nội dung của di chúc phải phù hợp với quy định tại Điều 631 như ngày, tháng, năm lập di chúc; Họ, tên người lập di chúc; Họ tên, cơ quan được hưởng di sản,…

Qua đó, có thể thấy di chúc không có người làm chứng sẽ có hiệu lực khi di chúc đó được lập thành văn bản và thể hiện rõ ý chí của người lập di chúc cũng như nội dung di chúc phải phù hợp với quy định pháp luật. Việc công chứng, chứng thực là không bắt buộc nhưng người lập di chúc khi không có người làm chứng nên thực hiện thủ tục công chứng, chứng thực nhằm hạn chế tranh chấp về thừa kế có thể xảy ra trong tương lai.

Xem thêm: Trường hợp không có tên trong di chúc nhưng vẫn được thừa kế

Luật sư hỗ trợ các vấn đề liên quan đến di chúc

Tư vấn về hiệu lực pháp luật của di chúc khi không có người làm chứng là dịch vụ tư vấn được thực hiện bởi đội ngũ luật sư giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực dân sự thông qua tổng đài trực tuyến miễn phí 24/7 1900.63.63.87 hoặc quý khách hàng có thể lựa chọn một trong các hình thức sau:

  • Tư vấn về dân sự bằng văn bản nhanh, chi tiết, miễn phí qua EMAIL: pmt@luatlongphan.vn
  • Tư vấn luật dân sự “ONLINE” qua FACEBOOK: Fanpage Luật Long Phan
  • Tư vấn luật qua ZALO: 1900. 63.63.87

Ngoài những hình thức hỗ trợ trực tuyến như trên, quý khách hàng có thể sử dụng dịch vụ tư vấn về việc di chúc không có người làm chứng liệu có hiệu lực pháp luật không cũng như cần hỗ trợ các vấn đề pháp lý về dân sự có thể đến trực tiếp một trong các địa chỉ sau:

  • TRỤ SỞ CÔNG TY: Tầng 14 Tòa nhà HM Town, 412 Nguyễn Thị Minh Khai, Phường 5, quận 3, TP. HCM
  • Quận Bình Thạnh: 277/45 Xô Viết Nghệ Tĩnh, Phường 15, Bình Thạnh, HCM
  • Quận 7: Căn hộ Officetel 3.34, Tầng 3, Lô OT-X2, toà nhà Sunrise City North, 27 Nguyễn Hữu Thọ, phường Tân Hưng, quận 7, Tp.HCM.

Công ty Luật Long Phan PMT đảm bảo cung cấp dịch vụ nhanh chóng, chính xác và hiệu quả nhất nhằm đảm bảo tối đa quyền và lợi ích hợp pháp của quý khách hàng.

Trên đây là bài viết về tư vấn trường hợp hiệu lực pháp luật của di chúc không có người làm chứng, nếu quý khách hàng còn bất kỳ thắc mắc nào về vấn đề liên quan đến hiệu lực của di chúc hoặc các quy định pháp luật liên quan đến lĩnh vực dân sự có thể liên hệ thể liên hệ đến số tổng đài 1900.63.63.87 để được tư vấn luật dân sự chi tiết hơn.

December 21, 2020 at 07:52AM



Nguồn: WordPress https://vuvietnang.wordpress.com/2020/12/21/di-chuc-khong-co-nguoi-lam-chung-co-hieu-luc-phap-luat-khong/

Thứ Bảy, 19 tháng 12, 2020

Có được chuyển nhượng nhà khi hợp đồng cho thuê nhà còn thời hạn?

Chuyển nhượng nhà khi hợp đồng cho thuê nhà còn thời hạn sẽ gây ảnh hưởng đến quyềnlợi ích hợp pháp của bên thuê nhà được pháp luật bảo vệ. Như vậy, chủ sở hữu nhà cho thuê  muốn chuyển nhượng nhà khi hợp đồng cho thuê nhà còn thời hạn cần đáp ứng một số điều kiện luật định. Bài viết sau đây sẽ trả lời cho câu hỏi có được chuyển nhượng nhà khi hợp đồng cho thuê nhà còn thời hạn không?

chuyển nhượng nhà khi hợp đồng cho thuê nhà

Chuyển nhượng nhà khi hợp đồng cho thuê nhà còn thời hạn

Quyền sở hữu của chủ sở hữu nhà cho thuê

Điều 158 Bộ luật dân sự 2015 quy định quyền sở hữu của chủ sở hữu bao gồm:

  • Quyền chiếm hữu tài sản
  • Quyền sử dụng tài sản
  • Quyền định đoạt tài sản

Thời hạn cho thuê nhà

Thời hạn thuê do các bên thỏa thuận, nếu không có thỏa thuận thì được xác định theo mục đích thuê. Trường hợp các bên không thỏa thuận về thời hạn thuê và thời hạn thuê không thể xác định được theo mục đích thuê thì mỗi bên có quyền chấm dứt hợp đồng bất cứ lúc nào, nhưng phải thông báo cho bên kia trước một thời gian hợp lý.

thời hạn cho thuê nhà

Thời hạn cho thuê nhà do các bên thỏa thuận

Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng thuê nhà

Tại khoản 2 Điều 132 Luật Nhà ở 2014 có quy định bên cho thuê nhà ở có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng thuê nhà và thu hồi nhà ở đang cho thuê khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

  • Bên cho thuê nhà ở thuộc sở hữu nhà nước, nhà ở xã hội cho thuê không đúng thẩm quyền, không đúng đối tượng, không đúng điều kiện theo quy định của Luật nhà ở.
  • Bên thuê không trả tiền thuê nhà ở theo thỏa thuận từ 03 tháng trở lên mà không có lý do chính đáng.
  • Bên thuê sử dụng nhà ở không đúng mục đích như đã thỏa thuận trong hợp đồng.
  • Bên thuê tự ý đục phá, cơi nới, cải tạo, phá dỡ nhà ở đang thuê.
  • Bên thuê chuyển đổi, cho mượn, cho thuê lại nhà ở đang thuê mà không có sự đồng ý của bên cho thuê.
  • Bên thuê làm mất trật tự, vệ sinh môi trường, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh hoạt của những người xung quanh đã được bên cho thuê nhà ở hoặc tổ trưởng tổ dân phố, trưởng thôn, làng, ấp, bản, buôn, phum, sóc lập biên bản đến lần thứ ba mà vẫn không khắc phục.
  • Trường hợp chưa hết hạn hợp đồng thuê nhà ở mà bên cho thuê thực hiện cải tạo nhà ở và được bên thuê đồng ý thì bên cho thuê được quyền điều chỉnh giá thuê nhà ở. Giá thuê nhà ở mới do các bên thỏa thuận; trường hợp không thỏa thuận được thì bên cho thuê có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng thuê nhà ở và phải BỒI THƯỜNG cho bên thuê theo quy định của pháp luật.

Ngoài ra, còn có thể căn cứ vào điều khoản về việc đơn phương chấm dứt hợp đồng mà các bên đã thỏa thuận trong hợp đồng thuê nhà (nếu có) đã ký để xác định các trường hợp khác được đơn phương chấm dứt hợp đồng.

>>> Xem thêm: Mẫu đơn chấm dứt hợp đồng thuê nhà

Chuyển nhượng nhà ở đang cho thuê

chuyển nhượng nhà ở đang cho thuê

Chuyển nhượng nhà ở đang cho thuê

Chuyển nhượng nhà đang cho thuê có cần sự đồng ý của người thuê không?

Căn cứ theo Điều 127 Luật nhà ở 2014 quy định trường hợp mua bán nhà ở đang cho thuê như sau:

  • Trường hợp chủ sở hữu bán nhà ở đang cho thuê thì phải thông báo bằng văn bản cho bên thuê nhà ở biết về việc bán và các điều kiện bán nhà ở.
  • Bên thuê nhà ở được quyền ưu tiên mua nếu đã thanh toán đầy đủ tiền thuê nhà cho bên cho thuê tính đến thời điểm bên cho thuê có thông báo về việc bán nhà cho thuê, trừ trường hợp nhà ở thuộc sở hữu chung.
  • Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày bên thuê nhà ở nhận được thông báo mà không mua thì chủ sở hữu nhà ở ĐƯỢC QUYỀN bán nhà ở đó cho người khác, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác về thời hạn.

Như vậy, chuyển nhượng nhà đang cho thuê không cần sự đồng ý của người thuê, nhưng chủ sở hữu nhà cho thuê phải thông báo cho bên thuê biết và ưu tiên bán cho bên thuê.

>>>Xem thêm: Thủ tục đòi lại nhà cho thuê do người thuê không trả

Quyền và nghĩa vụ của bên nhận chuyển nhượng nhà cho thuê

Căn cứ khoản 2 Điều 133 Luật nhà ở 2014 quy định như sau:

Trường hợp chủ sở hữu nhà ở chuyển quyền sở hữu nhà ở đang cho thuê cho người khác mà thời hạn thuê nhà ở vẫn còn thì bên thuê nhà ở được tiếp tục thuê đến hết hạn hợp đồng; chủ sở hữu nhà ở mới có trách nhiệm tiếp tục thực hiện hợp đồng thuê nhà ở đã ký kết trước đó, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác

Nếu nhận thấy hành vi của chủ sở hữu nhà đang thuê xâm phạm đến quyền lợi của mình, bên thuê có thể KHỞI KIỆN tại Tòa án nhân dân cấp huyện nơi chủ nhà trọ cư trú yêu cầu giải quyết, bởi lẽ đây là tranh chấp về hợp đồng dân sự nên theo Điều 26 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 sẽ thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án.

Luật sư tư vấn chuyển nhượng nhà khi hợp đồng thuê nhà còn thời hạn

Đội ngũ luật sư tận tâm và giàu kinh nghiệm của CÔNG TY LUẬT LONG PHAN PMT sẽ được cung cấp cho quý khách hàng những dịch vụ liên quan đến vấn đề chuyển nhượng nhà khi hợp đồng cho thuê còn thời hạn:

  • Tư vấn các thủ tục cần tiến hành để chuyển nhượng nhà khi hợp đồng cho thuê còn thời hạn theo đúng quy định pháp luật.
  • Tư vấn các vấn đề pháp lý khi chủ sở hữu đơn phương chấm dứt hợp đồng thuê nhà.
  • Soạn thảo hợp đồng chuyển nhượng nhà ở đang cho thuê.
  • Giải quyết các vấn đề pháp lý phát sinh sau khi ký hợp đồng chuyển nhượng.
  • Tham gia tố tụng tại Tòa án trong trường hợp xảy ra tranh chấp.

Trên đây là bài viết hướng dẫn của chúng tôi về vấn đề chuyển nhượng nhà khi hợp đồng cho thuê còn thời hạn. Tuy nhiên, nếu quý khách hàng còn thắc mắc về vấn đề được đề cập hay cần được tư vấn luật dân sự đừng ngần ngại hãy liên hệ với chúng tôi quaqua HOTLINE 1900.63.63.87 để được hỗ trợ tư vấn MIỄN PHÍ. Xin cảm ơn.

December 20, 2020 at 10:42AM



Nguồn: WordPress https://vuvietnang.wordpress.com/2020/12/20/co-duoc-chuyen-nhuong-nha-khi-hop-dong-cho-thue-nha-con-thoi-han/

Thứ Sáu, 18 tháng 12, 2020

Tư vấn tranh chấp đất có di chúc

Tư vấn tranh chấp đất có di chúc là dịch vụ tư vấn thường gặp tại Công ty Luật Long Phan PMT, chủ yếu liên quan đến các vấn đề như tính hợp pháp của DI CHÚC, quyền và lợi ích hợp pháp của người thừa kế cũng như vướng mắc pháp lý liên quan đến đất đai được thừa kế đó. Bài viết này sẽ hướng dẫn trình tự thủ tục và hồ sơ cần thiết nhằm giải quyết tranh chấp đất có di chúc.

tranh chấp đất có di chúc

Tư vấn tranh chấp đất có di chúc

Quy định pháp luật về tính hợp pháp của di chúc

Căn cứ theo Điều 630 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về tính hợp pháp của di chúc như sau:

  • Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong lúc lập và nội dung không trái pháp luật và đạo đức xã hội;
  • Nếu người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi lập di chúc phải được lập thành văn bản và phải được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý về việc lập di chúc;
  • Di chúc của người bị hạn chế về thể chất hoặc của người không biết chữ phải được người làm chứng lập thành văn bản và có công chứng hoặc chứng thực;
  • Di chúc bằng văn bản không có công chứng, chứng thực chỉ được coi là hợp pháp, nếu có đủ các điều kiện về mặt ý chí của người lập di chúc và không phạm các điều cấm của luật hoặc trái đạo đức xã hội;
  • Di chúc miệng phải được thể hiện ý chí cuối cùng trước mặt ít nhất hai người làm chứng và được người làm chứng ghi chép lại, cùng ký tên hoặc điểm chỉ. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng thì di chúc phải được công chứng viên hoặc cơ quan có thẩm quyền chứng thực xác nhận chữ ký hoặc điểm chỉ của người làm chứng. Tuy nhiên sau 03 tháng, kể từ thời điểm lập di chúc miệng mà người lập di chúc còn sống, minh mẫn, sáng suốt thì di chúc miệng mặc nhiên bị hủy bỏ.

tính hợp pháp của di chúc

Quy định pháp luật về tính hợp pháp của di chúc

>> Xem thêm: Tranh chấp hiệu lực di chúc giải quyết như thế nào

Quy định pháp luật về thừa kế

Theo quy định hiện hành của Bộ luật Dân sự 2015, thừa kế được chia làm hai trường hợp đó là thừa kế theo di chúc và thừa kế theo pháp luật.

Thừa kế theo di chúc được quy định tại Bộ luật này như sau:

  • Theo Điều 626 người lập di chúc có quyền chỉ định, truất quyền hưởng di sản, phân định phần di sản, giao nghĩa vụ cho từng người thừa kế, dành một phần tài sản trong khối di sản để thờ cúng, di tặng, chỉ định người giữ di chúc, người quản lý di sản, người phân chia di sản cho bất kỳ ai;
  • Người thừa kế là cá nhân phải là người còn sống vào thời điểm mở thừa kế hoặc sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người để lại di sản chết. Trường hợp người thừa kế theo di chúc không là cá nhân thì phải tồn tại vào thời điểm mở thừa kế;
  • Người nhận di sản sẽ được nhận đúng như những gì được lập trong di chúc;
  • Người thừa kế theo di chúc có quyền từ chối nhận di sản, trừ trường hợp việc từ chối nhằm trốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ tài sản của mình đối với người khác;
  • Những người không được hưởng di sản theo Điều 621 Bộ luật dân sự 2015 vẫn được hưởng di sản, nếu người để lại di sản đã biết hành vi của những người đó, nhưng vẫn cho họ hưởng di sản theo di chúc.

Tuy nhiên dù pháp luật tôn trọng ý chí cuối cùng của người lập di chúc, nhưng những người thừa kế vẫn được hưởng hai phần ba suất nếu như họ đáng lẽ được hưởng nhưng không cho hưởng hoặc hưởng ít hơn hai phần ba suất đó: Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng; Con thành niên mà không có khả năng lao động.

Theo căn cứ pháp lý tại Điều 652 quy định một trường hợp trong phần thừa kế theo pháp luật đó là thừa kế thế vị khi cha mẹ mất cùng lúc hoặc trước ông bà thì cháu sẽ được hưởng một phần tương tự như cha mẹ lúc còn sống; nếu cháu mất thì chắt sẽ được hưởng tương tự như vậy.

Thời hiệu khởi kiện tranh chấp đất có di chúc là 30 năm kể từ thời điểm mở thừa kế.

Thủ tục giải quyết tranh chấp đất có di chúc

Thủ tục giải quyết tranh chấp đất có di chúc

Luật Đất đai 2013 quy định, có thể thực hiện hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất đang bị tranh giành. Nếu không thành căn cứ theo điểm c khoản 1 Điều 39 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 thì Tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ việc này là Tòa án nơi có đất tranh chấp.

Việc giải quyết tại Tòa án sẽ thực hiện theo các bước sau:

Bước 1: Cá nhân có quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm thực hiện khởi kiện tại Tòa án nơi có đất tranh chấp;

Bước 2: Tòa án xem xét và tiến hành thụ lý, chuyển sang giai đoạn hòa giải;

Bước 3: Nếu hòa giải không thành, Tòa án sẽ tiến hành xét xử sơ thẩm vụ án dân sự;

Bước 4: Tòa án ra quyết định, bản án về vấn đề tranh chấp.

thủ tục giải quyết tranh chấp đất có di chúc

Thủ tục giải quyết tranh chấp đất có di chúc

>> Xem thêm: Giải quyết tranh chấp thừa kế nhà ở theo di chúc

Hồ sơ cần thiết để giải quyết tranh chấp đất có di chúc

Thực hiện hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã, qua đó hồ sơ sẽ gồm có:

  • Đơn đề nghị giải quyết tranh chấp đất đai;
  • Tài liệu kèm theo như bản sao quyết định hành chính, bản sao hộ khẩu, chứng minh nhân dân, các tài liệu chứng minh cho yêu cầu giải quyết tranh chấp,…

Nếu hòa giải không thành và đương sự có GCN hoặc một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 Luật Đất đai thì giải quyết tranh chấp tại Tòa án có thẩm quyền tức là Tòa án nơi có đất xảy ra tranh chấp, thành phần hồ sơ sẽ là:

  • Đơn khởi kiện;
  • Giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất;
  • Biên bản hòa giải có chứng nhận của UBND xã và có chữ ký của các bên tranh chấp;
  • Giấy tờ tùy thân của người khởi kiện;
  • Các giấy tờ liên quan khác nhằm chứng minh thực trạng đất đai liên quan đến vấn đề khởi kiện;
  • Hiện nay, thời gian chuẩn bị xét xử là 06 tháng, sau đó nếu hòa giải không thành tại Tòa án thì vụ án tranh chấp được đưa ra xét xử sơ thẩm theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự.

>> Xem thêm: Tranh Chấp Thừa Kế Di Chúc Viết Tay Giải Quyết Như Thế Nào?

Luật sư tư vấn về việc tranh chấp đất có di chúc

Tư vấn tranh chấp đất có di chúc được thực hiện bởi đội ngũ luật giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực dân sự và đất đai thông qua tổng đài trực tuyến miễn phí 24/7 1900.63.63.87 hoặc quý khách hàng có thể lựa chọn một trong các hình thức sau:

  • Tư vấn về dân sự và đất đai bằng văn bản nhanh, chi tiết, miễn phí qua EMAIL:pmt@luatlongphan.vn
  • Tư vấn luật dân sự và luật đất đai “ONLINE” qua FACEBOOK: Fanpage Luật Long Phan
  • Tư vấn luật qua ZALO: 1900.63.63.87

Ngoài những hình thức hỗ trợ trực tuyến như trên, quý khách hàng có thể sử dụng dịch vụ tư vấn về tranh chấp đất có di chúc cũng như cần hỗ trợ các vấn đề pháp lý về dân sự và đất đai có thể đến trực tiếp một trong các địa chỉ sau:

  • TRỤ SỞ CÔNG TY: Tầng 14 Tòa nhà HM Town, 412 Nguyễn Thị Minh Khai, Phường 5, quận 3, TP. HCM
  • Quận Bình Thạnh: 277/45 Xô Viết Nghệ Tĩnh, Phường 15, Bình Thạnh, HCM
  • Quận 7: Căn hộ Officetel 3.34, Tầng 3, Lô OT-X2, toà nhà Sunrise City North, 27 Nguyễn Hữu Thọ, phường Tân Hưng, quận 7, Tp.HCM.

Công ty Luật Long Phan PMT đảm bảo cung cấp dịch vụ nhanh chóng, chính xác và hiệu quả nhất nhằm đảm bảo tối đa quyền và lợi ích hợp pháp của quý khách hàng.

Trên đây là bài viết về tư vấn tranh chấp đất có di chúc, nếu quý khách hàng còn bất kỳ vướng mắc nào về thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai lliên hệ đến số tổng đài 1900.63.63.87 để được TƯ VẤN LUẬT SƯ DÂN SỰ giải đáp thắc mắc.

December 19, 2020 at 10:12AM



Nguồn: WordPress https://vuvietnang.wordpress.com/2020/12/19/tu-van-tranh-chap-dat-co-di-chuc/

Thứ Tư, 16 tháng 12, 2020

Tư vấn tranh chấp đất thừa kế đã có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

Tranh chấp đất thừa kế đã có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là vấn đề mà bạn gặp phải khi chia THỪA KẾ. Việc xác định thẩm quyền xác nhận, chứng thực giấy chứng nhận quyền sử dụng đất như thế nào? Bạn đọc hãy theo dõi bài tư vấn này của chúng tôi để hiểu rõ thêm về vấn đề này.

thừa kế đất đã có giấy chứng nhận

Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất?

Tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất có các dạng cụ thể như sau:

  • Tranh chấp thừa quyền sử dụng đất trong đó buộc người thừa kế thực hiện nghĩa vụ về tài sản do người chết để lại;
  • Tranh chấp thừa quyền sử dụng đất trong đó Yêu cầu chia di sản thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật
  • Xác nhận quyền thừa kế của mình hoặc bác bỏ quyền thừa kế của người khác…

>>> Xem thêm: Cha mẹ mất không để lại di chúc thì đất đai được chia như thế nào

Thời hiệu khởi kiện về quyền thừa kế đã có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

thời hiệu khởi kiện về quyền thừa kế đất đai

Thời hiệu khởi kiện tranh chấp đất đai.

Thời hiệu khởi kiện về quyền thừa kế

Căn cứ theo khoản 3 Điều 150 Bộ luật dân sự 2015 thì thời hiệu khởi kiện là thời hạn mà chủ thể được quyền khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết> vụ án dân sự bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm; nếu thời hạn đó kết thúc thì mất quyền khởi kiện.

Theo Điều 151 Bộ luật dân sự 2015 thời hiệu khởi kiện được tính từ thời điểm bắt đầu ngày đầu tiên của thời hiệu và chấm dứt tại thời điểm kết thúc ngày cuối cùng của thời hiệu.

Thời hiệu khởi kiện yêu cầu người thừa kế thực hiện nghĩa vụ về tài sản

Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu chia di sản là 30 năm đối với bất động sản, 10 năm đối với động sản, kể từ thời điểm mở thừa kế. Hết thời hạn này thì di sản thuộc về người thừa kế đang quản lý di sản đó. Trường hợp không có người thừa kế đang quản lý di sản thì di sản được giải quyết như sau:

  • Di sản thuộc quyền sở hữu của người đang chiếm hữu theo quy định tại Điều 236 của Bộ luật này;
  • Di sản thuộc về Nhà nước, nếu không có người chiếm hữu quy định tại điểm a khoản này.

Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu xác nhận quyền thừa kế của mình hoặc bác bỏ quyền thừa kế của người khác là 10 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế.

Thời hiệu yêu cầu người thừa kế thực hiện nghĩa vụ về tài sản của người chết để lại là 03 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế.

Như vậy, thời hiệu khởi kiện đối với bất động sản là 30 năm kể từ thời điểm thừa kế, 10 năm đối với động sản kể từ thời điểm thừa kế.

Không áp dụng thời hiệu khởi kiện về quyền thừa kế

Căn cứ theo Điều 155 Bộ luật dân sự 2015 quy định về không áp dụng thời hiệu khởi kiện như sau:

  • Yêu cầu bảo vệ quyền nhân thân không gắn với tài sản.
  • Yêu cầu bảo vệ quyền sở hữu, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác.
  • Tranh chấp về quyền sử dụng đất theo quy định của Luật đất đai.

Theo đó, trường hợp kiện về tranh chấp quyền sử dụng đất theo Luật đất đai thì không áp dụng thời hiệu khởi kiện. Nói cách khác, chủ sở hữu, chủ sử dụng tài sản có quyền khởi kiện bất cứ lúc nào mà không bị hạn chế về thời hạn.

Trình tự giải quyết tranh chấp thừa kế đã có quyền sử dụng đất

Theo quy định tại Điều 26 Luật Tố tụng dân sự 2015 thì Tranh chấp về thừa kế tài sản sẽ thuộc thẩm quyền giải quyết của tòa án nhân dân. Đối với các tranh chấp thừa kế về quyền sử dụng đất tòa án có thẩm quyền giải quyết sẽ là tòa án nơi có quyền sử dụng đất theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 39 Luật Tố tụng dân sự 2015.

Các bước tiến hành:

  1. Quý khách nộp hồ sơ khởi kiện tại TAND quận/huyện nơi có quyền sử dụng đất tranh chấp;

>>> Xem thêm: Tranh chấp đất nên khởi kiện hay nộp đơn ở Ủy ban.

>>> Bạn đọc cũng có thể tham khảo về mẫu đơn trong hồ sơ khởi kiện: Mẫu đơn yêu cầu hủy giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

  1. Sau khi nhận đơn khởi kiện cùng hồ sơ hợp lệ Tòa án sẽ ra thông báo nộp tiền tạm ứng án phí cho Quý khách;
  2. Quý khách nộp tiền tạm ứng án phí dân sự sơ thẩm tại Chi cục thi hành án quận/huyện và nộp lại biên lai tiền tạm ứng án phí cho Tòa án;
  3. Tòa án thụ lý vụ án, tiến hành giải quyết vụ án theo thủ tục chung và ra Bản án hoặc quyết định giải quyết vụ án.

>>> Tham khảo thêm: Giải quyết tranh chấp về thừa kế quyền sử dụng đất.

Luật sư tư vấn tranh chấp thừa kế về đất đai

giải quyết tranh chấp quyền thừa kế đất đai

Dịch vụ luật sư tư vấn.

Đội ngũ luật sư giàu kinh nghiệm, am hiểu pháp luật của chúng tôi sẽ giúp quý khách những vấn đề sau:

  • Tư vấn về thời hiệu khởi kiện về tranh chấp thừa kế đã có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
  • Trường hợp không áp dụng thời hiệu khởi kiện tranh chấp thừa kế đã có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
  • Thời gian không tính vào thời hiệu khởi kiện tranh chấp thừa kế đã có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
  • Giúp khách hàng soạn thảo đơn khởi kiện và chuẩn bị các tài liệu liên quan, cần thiết.
  • Luật sư thay mặt khách hàng tham gia tố tụng với tư cách là người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng.
  • Với kiến thức chuyên môn sâu và nhiều năm kinh nghiệm của mình, Luật sư sẽ hỗ trợ khách hàng một cách hiệu quả nhất.

Trên đây là bài viết tư vấn tranh chấp đất thừa kế đã có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Nếu bạn đọc còn thắc mắc thêm về tranh chấp đất thừa kế đã có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua hotline 1900.36.36.87 hoặc qua tư vấn luật dân sự miễn phí để được hỗ trợ pháp lý nhanh chóng, hiệu quả.

December 17, 2020 at 10:58AM



Nguồn: WordPress https://vuvietnang.wordpress.com/2020/12/17/tu-van-tranh-chap-dat-thua-ke-da-co-giay-chung-nhan-quyen-su-dung-dat/

Thứ Ba, 15 tháng 12, 2020

Điều kiện để di chúc có hiệu lực

Điều kiện để di chúc có hiệu lực được pháp luật quy định như thế nào? Bởi DI CHÚC là sự thể hiện mong muốn của cá nhân về việc phân chia tài sản của mình sau khi chết. Điều kiện để di chúc có HIỆU LỰC là yếu tố rất quan trọng quyết định bản di chúc có thể thực thi được hay không, có được pháp luật bảo vệ hay không. Do đó, phạm vi bài viết dưới đây sẽ giúp quý bạn đọc hiểu rõ hơn về vấn đề nêu trên.

di chúc có hiệu lực

Điều kiện di chúc có hiệu lực.

Điều kiện có hiệu lực của di chúc

Trên thực tế, có rất nhiều bản di chúc không có hiệu lực mặc dù thể hiện ý chí mong muốn của cá nhân về việc định đoạt tài sản. Do đó mà người lập di chúc cần đặc biệt lưu ý đến các điều kiện để di chúc có hiệu lực.

Theo quy định của pháp luật, căn cứ vào Điều 625 Điều 630 Bộ luật dân sự 2015 thì để di chúc hợp pháp phải có đủ các điều kiện về năng lực của chủ thể, ý chí của chủ thể, nội dung , hình thức.

>> Xem thêm: Tranh Chấp Hiệu Lực Di Chúc Giải Quyết Như Thế Nào?

Năng lực của chủ thể

Người lập di chúc phải đủ 18 tuổi và có đầy đủ năng lực hành vi dân sự. Cá nhân chỉ có thể lập di chúc thể hiện ý chí của mình khi chính cá nhân đó có khả năng định đoạt được tài sản của mình.

Người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi thì khi lập di chúc phải có sự đồng ý từ phía cha, mẹ, người giám hộ.

Ý chí của người lập di chúc

Khi lập di chúc, người lập di chúc phải thể hiện đúng ý chí, mong muốn của mình. Người lập di chúc phải tự nguyện khi lập di chúc, người đó không bị lừa dối, bị đe dọa hay cưỡng ép.

Người lập di chúc có thể bị lừa dối bằng các thủ đoạn như: làm giả tài liệu, giả danh… hay bị cưỡng ép về thể chất và tinh thần như: đánh đập, giam giữ, đe dọa làm mất danh dự, nhân phẩm,…

Người lập di chúc phải minh mẫn, sáng suốt trong thời gian lập di chúc.

Nội dung

Nội dung của di chúc là toàn bộ những quyết định, mong muốn thể hiện ý chí của người lập di chúc trong việc định đoạt tài sản của họ.

Di chúc được coi là một giao dịch dân sự vì người lập di chúc sẽ chỉ định người thừa kế, giao nghĩa vụ cho người thừa kế, phân định di sản và đưa ra các điều kiện để chia tài sản thừa kế. Những quyết định này phải phù hợp với quy chuẩn đạo đức, xã hội, quy định của pháp luật và phải tuân thủ các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự.

Hình thức

Về mặt hình thức, di chúc được thể hiện dưới hai dạng là di chúc bằng văn bản và di chúc bằng miệng.

Di chúc bằng văn bản là loại di chúc được thể hiện bằng chữ viết có thể là viết tay hoặc đánh máy.

Di chúc bằng miệng là toàn bộ quyết định của người lập di chúc được thể hiện bằng lời nói.

Di chúc của người từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi phải được lập thành văn bản và bên phía cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý.

Ngoài ra, di chúc của người bị hạn chế về thể chất hoặc không biết chữ phải được người làm chứng lập thành văn bản và phải có công chứng, chứng thực.

Công nhận di chúc bằng miệng

Di chúc bằng miệng được coi là hợp pháp có hiệu lực nếu người lập di chúc thể. Hiện ý chí cuối cùng của họ trước mặt ít nhất hai người làm chứng và được hai người này ghi chép lại, cùng ký tên hoặc điểm chỉ ngay sau đó.

Di chúc này phải được công chứng viên, cơ quan có thẩm quyền chứng thực xác nhận chữ ký hoặc điểm chỉ của người làm chứng trong thời hạn 5 ngày làm việc.

Di chúc này sẽ được hủy bỏ sau 3 tháng bắt đầu từ thời điểm di chúc miệng mà người lập di chúc còn sống, minh mẫn, sáng suốt.

>> Xem thêm: Hướng Dẫn Giải Quyết Tranh Chấp Hủy Bỏ Di Chúc

di chúc có hiệu lực khi nào

Di chúc miệng

Thủ tục lập di chúc

Để lập một di chúc bằng văn bản một cách hợp pháp cần thực hiện những thủ tục pháp lý sau:

Hồ sơ cần chuẩn bị

  • Phiếu yêu cầu công chứng;
  • Bản sao giấy tờ tùy thân của người lập di chúc như chứng minh nhân dân; sổ hộ khẩu;
  • Các giấy tờ về tài sản như giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; đăng ký xe…

>> Xem thêm: Quy Trình Soạn Thảo Di Chúc Đúng Quy Định Của Pháp Luật.

Thủ tục công chứng di chúc

Người lập di chúc có thể tự mình lập di chúc hoặc lập di chúc tại tổ chức hành nghề công chứng hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã. Nếu người lập di chúc lập di chúc tại tổ chức hành nghề công chứng hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã thì phải tuân thủ theo thủ tục được quy định tại Điều 636 Bộ luật dân sự 2015.

Di chúc lập bằng văn bản có công chứng, chứng thực thì sẽ thực hiện theo các bước sau:

  • Bước 1. Chuẩn bị hồ sơ.
  • Bước 2. Nộp hồ sơ. Phòng công chứng hoặc văn phòng công chứng là cơ quan có thẩm quyền công chứng. Ủy ban nhân dân cấp xã là cơ quan có thẩm quyền chứng thực.

Trường hợp nếu di chúc có liên quan đến bất động sản thì người lập di chúc cũng không nhất thiết phải đến văn phòng công chứng nơi có đất để thực hiện.

  • Bước 3. Thực hiện công chứng, chứng thực di chúc.
  • Bước 4. Nộp lệ phí, phí công chứng và thù lao công chứng.

di chúc có cần công chứng không

Di chúc bằng văn bản.

Vai trò của Luật sư tư vấn khi lập di chúc

Để hỗ trợ và tư vấn cho quý khách hàng về điều kiện, thủ tục để di chúc có hiệu lực pháp luật, Luật sư sẽ thực hiện những công việc sau:

  • Giải đáp về các điều kiện để lập di chúc;
  • Tư vấn về soạn thảo di chúc bằng văn bản và xác lập di chúc bằng miệng hợp pháp;
  • Hỗ trợ soạn thảo nội dung di chúc;
  • Tư vấn quy định của pháp luật về người làm chứng;
  • Tư vấn xác lập di chúc tại các tổ chức hành nghề công chứng hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã;
  • Tư vấn về sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ di chúc đã lập.

Trên đây là những vấn đề liên quan đến điều kiện để di chúc có hiệu lực mà chúng tôi gửi đến bạn đọc. Nếu còn vấn đề nào thắc mắc mà bạn đọc chưa hiểu rõ về vấn đề này cần tư vấn luật dân sự thì hãy liên hệ với chúng tôi theo hotline: 1900.63.63.87 chúng tôi sẽ giải đáp chi tiết mọi thắc mắc của bạn đọc giúp bạn đọc nắm rõ hơn quy định pháp luật hiện hành về vấn đề này.

December 16, 2020 at 01:47PM



Nguồn: WordPress https://vuvietnang.wordpress.com/2020/12/16/dieu-kien-de-di-chuc-co-hieu-luc/

Chủ Nhật, 13 tháng 12, 2020

Quy trình xử lý tài sản bảo đảm để thu hồi nợ của Ngân hàng

Quy trình xử lý tài sản bảo đảm để thu hồi nợ được diễn ra khi người vay ngân hàng không còn khả năng thanh toán và ngân hàng sẽ thu hồi số nợ không thanh toán được bằng cách xử lý tài sản đảm bảo mà người đó dùng để bảo đảm khi vay. Bài viết sau đây sẽ cung cấp cho người đọc thông tin về quy trình xử lý TÀI SẢN BẢO ĐẢM để thu hồi nợ của Ngân hàng để giúp người đọc hiểu rõ hơn về vấn đề này.

quá trình xử lý tài sản bảo đảm

Xử lý tài sản bảo đảm để thu hồi nợ

Các trường hợp xử lý tài sản bảo đảm

Điều 299 BLDS 2015 và Điều 56 Nghị định 163/2006/NĐ-CP quy định các trường hợp “xử lý tài sản bảo đảm” như sau:

  • Đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm mà bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ.
  • Bên có nghĩa vụ phải thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm trước thời hạn do vi phạm nghĩa vụ theo thỏa thuận hoặc theo quy định của luật. Bên có nghĩa vụ vi phạm điều kiện thỏa thuận thì bên có quyền yêu cầu bên có nghĩa vụ thực hiện nghĩa vụ trước thời hạn, nếu bên có nghĩa vụ không thực hiện thì bên có quyền được xử lý tài sản.
  • Pháp luật quy định tài sản bảo đảm phải được xử lý để bên bảo đảm thực hiện nghĩa vụ khác.
  • Các trường hợp khác do các bên thỏa thuận hoặc pháp luật quy định.

Quy trình thu hồi tài sản bảo đảm

ngân hàng thu hồi tài sản đảm bảo

Thu hồi tài sản bảo đảm

>> Xem thêm: Cách Thu Hồi Công Nợ Khi Đối Tác Bị Vỡ Nợ

Thông báo về việc xử lý tài sản bảo đảm

Trước khi xử lý tài sản bảo đảm, bên nhận bảo đảm phải thông báo bằng văn bản trong một thời hạn hợp lý về việc xử lý tài sản bảo đảm cho bên bảo đảm và các bên cùng nhận bảo đảm khác.

Đối với tài sản bảo đảm có nguy cơ bị hư hỏng dẫn đến bị giảm sút giá trị hoặc mất toàn bộ giá trị thì bên nhận bảo đảm có quyền xử lý ngay, đồng thời phải thông báo cho bên bảo đảm và các bên nhận bảo đảm khác về việc xử lý tài sản đó.

Trường hợp bên nhận bảo đảm không thông báo về việc xử lý tài sản bảo đảm theo quy định mà gây thiệt hại thì phải bồi thường cho bên bảo đảm, các bên cùng nhận bảo đảm khác.

Văn bản thông báo về việc xử lý tài sản bảo đảm có nội dung chủ yếu như sau:

  • Lý do xử lý tài sản.
  • Nghĩa vụ được bảo đảm.
  • Mô tả tài sản.
  • Phương thức, thời gian, địa điểm xử lý tài sản bảo đảm.

Giao tài sản bảo đảm để xử lý

Người đang giữ tài sản bảo đảm có nghĩa vụ giao tài sản bảo đảm cho bên nhận bảo đảm để xử lý khi thuộc một trong các trường hợp xử lý tải sản bảo đảm tại Điều 299 BLDS 2015.

Trường hợp người đang giữ tài sản không giao tài sản thì bên nhận bảo đảm có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết, trừ trường hợp luật liên quan có quy định khác.

Xử lý tài sản bảo đảm

Tài sản bảo đảm được xử lý theo quy định của Điều 303 như sau:

Bên bảo đảm và bên nhận bảo đảm có quyền thỏa thuận một trong các phương thức xử lý tài sản sau đây:

  • Bán đấu giá tài sản;
  • Bên nhận bảo đảm tự bán tài sản;
  • Bên nhận bảo đảm nhận chính tài sản để thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ của bên bảo đảm;
  • Phương thức khác.

Trường hợp không có thỏa thuận về phương thức xử lý tài sản bảo đảm theo quy định tại khoản 1 Điều này thì tài sản được bán đấu giá, trừ trường hợp luật có quy định khác.

Thanh toán số tiền có được từ việc xử lý tài sản bảo đảm

Điều 307 BLDS 2015 quy định về việc thanh toán số tiền có được từ việc xử lý tài sản bảo đảm như sau:

  • Số tiền có được từ việc xử lý tài sản cầm cố, thế chấp sau khi thanh toán chi phí bảo quản, thu giữ và xử lý tài sản cầm cố, thế chấp được thanh toán theo thứ tự ưu tiên quy định tại Điều 308 của Bộ luật này.
  • Trường hợp số tiền có được từ việc xử lý tài sản cầm cố, thế chấp sau khi thanh toán chi phí bảo quản, thu giữ và xử lý tài sản cầm cố, thế chấp lớn hơn giá trị nghĩa vụ được bảo đảm thì số tiền chênh lệch phải được trả cho bên bảo đảm.
  • Trường hợp số tiền có được từ việc xử lý tài sản cầm cố, thế chấp sau khi thanh toán chi phí bảo quản, thu giữ và xử lý tài sản cầm cố, thế chấp nhỏ hơn giá trị nghĩa vụ được bảo đảm thì phần nghĩa vụ chưa được thanh toán được xác định là nghĩa vụ không có bảo đảm, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận bổ sung tài sản bảo đảm. Bên nhận bảo đảm có quyền yêu cầu bên có nghĩa vụ được bảo đảm phải thực hiện phần nghĩa vụ chưa được thanh toán.

>> Xem thêm: Giải quyết tranh chấp hợp đồng thế chấp tài sản với ngân hàng

Vai trò của Luật sư hỗ trợ trường hợp không trả nợ ngân hàng khi đến hạn

  • Tư vấn trình tự thủ tục xử lý và thu hồi nợ.
  • Xác định phương án giải quyết tối ưu nhất với khoản nợ hiện thời.
  • Hỗ trợ soạn thảo giấy tờ cần thiết để trình gửi đến các bên có liên quan.
  • Trợ giúp chuẩn bị hồ sơ soạn thảo giấy tờ cần thiết để trình gửi đến các bên có liên quan.
  • Trợ giúp chuẩn bị hồ sơ, tài liệu chứng minh năng lực trả nợ.
  • Giúp đỡ đàm phán, thương lượng nhằm gia hạn nợ.
  • Giám sát, đảm bảo việc phát mãi tài sản thế chấp diễn ra đúng luật định.

>> Xem thêm: Thủ Tục Nhờ Luật Sư Bảo Vệ Quyền Lợi Khi Bị Ngân Hàng Khởi Kiện Đòi Phát Mãi Tài Sản Thế Chấp

Trên đây là vài viết của chúng tôi về vấn đề “Quy trình xử lý tài sản bảo đảm để thu hồi nợ của Ngân hàng”. Nếu còn thắc mắc về vấn đề này hoặc có các câu hỏi liên quan cần được giải đáp, vui lòng gọi đến HOTLINE 1900.63.63.87 để được tư vấn luật dân sự miễn phí và hỗ trợ tốt nhất. Xin chân thành cảm ơn.

December 14, 2020 at 07:38AM



Nguồn: WordPress https://vuvietnang.wordpress.com/2020/12/14/quy-trinh-xu-ly-tai-san-bao-dam-de-thu-hoi-no-cua-ngan-hang/

Thứ Sáu, 11 tháng 12, 2020

Không thanh toán nợ ngân hàng thì tài sản bảo lãnh xử lý như thế nào?

Không thanh toán nợ ngân hàng thì tài sản bão lãnh xử lý thế nào là vấn đề được nhiều quan tâm vì đây là trường hợp nhiều người gặp phải khi VAY TIỀN ngân hàng nhưng sau đó không có khả năng thanh toán nợ. Cách xử lý cũng như trách nhiệm giữa hai bên bảo lãnhnhận bảo lãnh được thực hiện ra sao thì bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn đọc những quy định về bảo lãnh và xử lý TÀI SẢN của ngân hàng.

tài sản bảo lãnh ngân hàng

Tài sản bảo lãnh

Quy định về bảo lãnh

Bảo đảm bằng tài sản của bên thứ ba

Bảo đảm bằng tài sản của bên thứ ba là biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bằng tài sản của bên thứ ba. Theo đó, bên thứ ba (gọi là bên bảo lãnh) cam kết với bên có quyền (bên nhận bảo lãnh) sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho bên có nghĩa vụ (bên được bảo lãnh), nếu khi đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ mà bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ.

Ví dụ: A cho B vay một khoản tiền, tài sản bảo đảm là căn nhà của C. Vậy ở đây, C là bên thứ ba – bên bảo lãnh, A là bên có quyền – bên nhận bảo lãnh và B là bên có nghĩa vụ – bên được bảo lãnh.

Vậy trong trường hợp này, ngân hàng đóng vai trò là bên có quyền (tức bên nhận bảo lãnh) và người vay nợ là bên được bảo lãnh.

Quan hệ giữa bên bảo lãnh và bên nhận bảo lãnh

Theo quy định của Điều 339 BLDS 2015 thì quan hệ giữa bên bảo lãnh và bên nhận bảo lãnh trong trường hợp này là:

  • Trường hợp bên vay không thanh toán nợ cho ngân hàng thì ngân hàng có quyền yêu cầu bên bảo lãnh phải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận bên bảo lãnh chỉ phải thực hiện nghĩa vụ thay cho bên đi vay trong trường hợp người vay không có khả năng trả nợ cho ngân hàng.
  • Ngân hàng không được yêu cầu bên bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ thay cho bên vay khi nghĩa vụ thanh toán chưa đến hạn.
  • Bên bảo lãnh không phải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh trong trường hợp ngân hàng có thể bù trừ nghĩa vụ với bên vay.

quan hệ giữa bên bảo lãnh và bên nhận bảo lãnh

Không thanh toán nợ ngân hàng

Trách nhiệm dân sự của bên bảo lãnh

  • Trường hợp bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ thì bên bảo lãnh phải thực hiện nghĩa vụ đó.
  • Trường hợp bên bảo lãnh không thực hiện đúng nghĩa vụ bảo lãnh thì bên nhận bảo lãnh có quyền yêu cầu bên bảo lãnh thanh toán giá trị nghĩa vụ vi phạm và bồi thường thiệt hại.

Xử lý tài sản bảo lãnh khi không thanh toán nợ ngân hàng

Các trường hợp xử lý tài sản đảm bảo

Điều 299 BLDS 2015 và Điều 56 Nghị định 163/2006/NĐ-CP quy định các trường hợp xử lý tài sản bảo đảm như sau:

  • Đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm mà bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ.
  • Bên có nghĩa vụ phải thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm trước thời hạn do vi phạm nghĩa vụ theo thỏa thuận hoặc theo quy định của luật. Bên có nghĩa vụ vi phạm điều kiện thỏa thuận thì bên có quyền yêu cầu bên có nghĩa vụ thực hiện nghĩa vụ trước thời hạn, nếu bên có nghĩa vụ không thực hiện thì bên có quyền được xử lý tài sản.
  • Pháp luật quy định tài sản bảo đảm phải được xử lý để bên bảo đảm thực hiện nghĩa vụ khác.
  • Các trường hợp khác do các bên thỏa thuận hoặc pháp luật quy định.

>> Xem thêm: MƯỢN NHÀ THẾ CHẤP VAY TIỀN KHÔNG CÓ KHẢ NĂNG TRẢ CÓ BỊ TRUY CỨU HÌNH SỰ KHÔNG?

Trách nhiệm, cách xử lý tài sản bảo lãnh

Trách nhiệm, cách xử lý “tài sản bảo lãnh” được quy định như sau:

  • Người đang giữ tài sản bảo đảm có nghĩa vụ giao tài sản bảo đảm cho ngân hàng để xử lý khi thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 299 của Bộ luật này.
  • Trường hợp người đang giữ tài sản không giao tài sản thì ngân hàng có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết, trừ trường hợp luật liên quan có quy định khác.
  • Nếu các bên có thỏa thuận sử dụng biện pháp bảo đảm bằng tài sản (thế chấp, cầm cố) để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh thì xử lý tài sản bảo đảm theo quy định tại Điều 303 như: bán đấu giá tài sản bảo đảm, bên nhận bảo đảm tự bán tài sản, bên nhận bảo đảm nhận chính tài sản để thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ của bên bảo đảm.
  • Hoặc phương thức khác theo thỏa thuận của các bên.

Quy định cụ thể về cách thức xử lý tài sản bảo lãnh

Điều 47 Nghị định 163/2006/NĐ-CP được sửa đổi bổ sung tại khoản 13 Điều 1 Nghị định 11/2012/NĐ-CP quy định về cách thức xử lý tài sản bảo đảm của bên bảo lãnh như sau:

  • Trong trường hợp các bên có thỏa thuận về việc cầm cố, thế chấp tài sản để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh thì tài sản cầm cố, thế chấp được xử lý theo quy định tại chương IV (về xử lý tài sản bảo đảm trong cầm cố, thế chấp) của Nghị định 163/2006/NĐ-CP.
  • Trong trường hợp các bên không có thỏa thuận về việc cầm cố, thế chấp tài sản để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh thì bên bảo lãnh phải giao tài sản thuộc sở hữu của mình cho bên nhận bảo lãnh xử lý theo yêu cầu của bên nhận bảo lãnh, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. Nếu bên bảo lãnh không giao tài sản thì bên nhận bảo lãnh có quyền khởi kiện theo quy định của pháp luật.
  • Tại thời điểm xử lý tài sản của bên bảo lãnh nếu bên bảo lãnh không có tài sản để xử lý hoặc khoản tiền thu được từ việc xử lý tài sản không đủ thanh toán nghĩa vụ được bảo lãnh thì trong phạm vi nghĩa vụ được bảo lãnh, bên nhận bảo lãnh có quyền yêu cầu bên bảo lãnh phải giao tài sản có được sau thời điểm xử lý cho mình để tiếp tục xử lý.

>> Xem thêm: GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP HỢP ĐỒNG THẾ CHẤP TÀI SẢN VỚI NGÂN HÀNG

Vai trò của Luật sư hỗ trợ trường hợp không trả nợ ngân hàng khi đến hạn

  • Tư vấn trình tự thủ tục xử lý và thu hồi nợ.
  • Xác định phương án giải quyết tối ưu nhất với khoản nợ hiện thời.
  • Hỗ trợ soạn thảo giấy tờ cần thiết để trình gửi đến các bên có liên quan.
  • Trợ giúp chuẩn bị hồ sơ soạn thảo giấy tờ cần thiết để trình gửi đến các bên có liên quan.
  • Trợ giúp chuẩn bị hồ sơ, tài liệu chứng minh năng lực trả nợ.
  • Giúp đỡ đàm phán, thương lượng nhằm gia hạn nợ.
  • Giám sát, đảm bảo việc phát mãi tài sản thế chấp diễn ra đúng luật định.

Trên đây là bài viết của chúng tôi về vấn đề “Không thanh toán nợ ngân hàng thì tài sản bảo lãnh xử lý như thế nào?”. Nếu cần được giải đáp thắc mắc thêm về vấn đề này cần gặp luật sư để tư vấn luật dân sự, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua HOTLINE 1900.63.63.87 để được tư vấn miễn phí và nhận sự hỗ trợ tốt nhất. Xin cảm ơn!

December 12, 2020 at 10:49AM



Nguồn: WordPress https://vuvietnang.wordpress.com/2020/12/12/khong-thanh-toan-no-ngan-hang-thi-tai-san-bao-lanh-xu-ly-nhu-the-nao/

Thứ Năm, 10 tháng 12, 2020

Di sản thừa kế dùng vào việc thờ cúng được quy định như thế nào?

Di sản dùng vào việc thờ cúng được để lại theo ý nguyện của người lập di chúc, di sản này không chia mà được giao cho một người quản lí. Vậy đối với di sản dùng vào việc thờ cúng này có được THỪA KẾ không và được pháp luật quy định như thế nào? Mời bạn đọc theo dõi bài viết dưới đây nhé.

di sản thừa kế

Di sản dùng vào thờ cúng là di sản không phân chia và giao cho người được chỉ định trong di chúc

Di sản thừa kế là gì?

Di sản thừa kế là tài sản của người chết để lại cho những người còn sống.

Điều 612 Bộ luật dân sự 2015 quy định: Di sản bao gồm tài sản riêng của người chết, phần tài sản của người chết trong tài sản chung với người khác

Như vậy, di sản thừa kế là toàn bộ tài sản thuộc quyền sở hữu hợp pháp của người đã chết, quyền về tài sản của người đó.

Quyền sở hữu TÀI SẢN là một trong những quyền cơ bản của công dân được nhà nước bảo hộ. Điều 32 Hiến pháp 2013 quy định:

  • Mọi người có quyền sở hữu về thu nhập hợp pháp, của cải để dành, nhà ở, tư liệu sinh hoạt, tư liệu sản xuất, phần vốn góp trong doanh nghiệp hoặc trong các tổ chức kinh tế khác.
  • Quyền sở hữu tư nhân và quyền thừa kế được pháp luật bảo hộ.
  • Tất cả tài sản thuộc quyền sở hữu của người để lại thừa kế theo quy định của Hiến pháp đều là di sản. Di sản thừa kế bao gồm: tài sản riêng của người chết, phần tài sản của người chết trong khối tài sản chung với người khác, quyền về tài sản do người chết để lại.

>> Xem thêm: Thủ Tục Khai Di Sản Thừa Kế Theo Di Chúc, Theo Pháp Luật

Quy định chung của pháp luật về di sản dùng vào việc thờ cúng

di sản dùng vào việc thờ cúng

Người quản lý di sản thờ cúng không được sử dụng vào mục đích riêng của mình

>> Xem thêm: Quy Định Pháp Luật Về Thừa Kế Quyền Sử Dụng Đất Hiện Hành

Phân chia di sản thừa kế theo pháp luật

Theo quy định tại Điều 651 Bộ luật dân sự 2015 quy định về những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:

  • Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
  • Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
  • Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần DI SẢN bằng nhau.

Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.

Các trường hợp di sản dùng vào việc thờ cúng

Điều 645 Bộ luật dân sự 2015 QUY ĐỊNH về di sản dùng vào việc thờ cúng như sau:

  • Trường hợp người lập di chúc để lại một phần di sản dùng vào việc thờ cúng thì phần di sản đó không được chia thừa kế và được giao cho người đã được chỉ định trong di chúc quản lý để thực hiện việc thờ cúng; nếu người được chỉ định không thực hiện đúng di chúc hoặc không theo thỏa thuận của những người thừa kế thì những người thừa kế có quyền giao phần di sản dùng vào việc thờ cúng cho người khác quản lý để thờ cúng.
  • Trường hợp người để lại di sản không chỉ định người quản lý di sản thờ cúng thì những người thừa kế cử người quản lý di sản thờ cúng.
  • Trường hợp tất cả những người thừa kế theo di chúc đều đã chết thì phần di sản dùng để thờ cúng thuộc về người đang quản lý hợp pháp di sản đó trong số những người thuộc diện thừa kế theo pháp luật.
  • Trường hợp toàn bộ di sản của người chết không đủ để thanh toán nghĩa vụ tài sản của người đó thì không được dành một phần di sản dùng vào việc thờ cúng.

Di sản dùng vào việc thờ cúng được sử dụng như thế nào?

  • THỜ CÚNG là việc thực hiện một lễ nghi nhất định để tôn kính thần thánh, vật thiêng hoặc linh hồn người chết.
  • Theo quy định tại Khoản 3 Điều 626 của Bộ luật Dân sự năm 2015 về Quyền của người lập di chúc thì người lập di chúc có quyền dành một phần tài sản trong khối di sản để di tặng, thờ cúng
  • Người quản lý di sản thờ cúng sẽ thực hiện việc thờ cúng người có tài sản chết vào ngày giỗ, tết. Việc thờ cúng này được thực hiện theo tập quán của từng địa phương, pháp luật không quy định cụ thể về người thực hiện việc thờ cúng và người quản lí di sản dùng vào việc thờ cúng. 

>> Xem thêm: : TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI DÒNG HỌ ĐỂ LẠI CẦN NHỮNG THỦ TỤC GÌ?

Thẩm quyền giải quyết tranh chấp về di sản thờ cúng

  • Theo khoản 5 Điều 26 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 thì TRANH CHẤP về thừa kế tài sản thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án.
  • Di sản thờ cúng là sự việc phát sinh từ thừa kế nên thuộc các việc về thừa kế
  • Nếu có tranh chấp về di sản dùng vào việc thờ cúng xảy ra thì Tòa án đương nhiên có thẩm quyền giải quyếttheo quy định của pháp luật hiện hành

Luật sư tư vấn di sản thừa kế dùng vào việc thờ cúng

tư vấn di sản thừa kế vào thừa kế

Luật sư giải quyết các vấn đề liên quan đến di sản thừa kế dùng vào việc thờ cúng

Với những kinh nghiệm và sự hiểu biết sâu sắc pháp luật, luật sư sẽ giúp bạn giải quyết vấn đề di sản dùng vào việc thừa kế.

Thông thường, các vấn đề liên quan đến DI SẢN, di chúc sẽ nhờ đến Luật sư để được tư vấn kỹ lưỡng, đúng với quy định của pháp luật.

Ngoài việc tư vấn, Luật sư còn giải quyết các TRANH CHẤP liên quan đến vấn đề này.

Tư vấn soạn mẫu di chúc, phân tích các quy định pháp luật về quyền quản lý di sản dùng vào việc thờ cúng.

>> Xem thêm: HƯỚNG DẪN GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI ĐANG DÙNG THỜ CÚNG

Như vậy, qua bài viết trên, chúng tôi đã giải quyết vấn đề di sản thừa kế dùng vào việc thờ cúng được quy định như thế nào. Nếu như bạn còn thắc mắc, gặp khó khăn  về phân chia di sản hay có nhu cầu cần tư vấn luật dân sự hoặc liên hệ với chúng tôi qua hotline 1900.63.63.87 để được tư vấn miễn phí nhé. Xin cảm ơn.

December 11, 2020 at 10:43AM



Nguồn: WordPress https://vuvietnang.wordpress.com/2020/12/11/di-san-thua-ke-dung-vao-viec-tho-cung-duoc-quy-dinh-nhu-the-nao/

DỊCH VỤ LUẬT SƯ LAO ĐỘNG

DỊCH VỤ LUẬT SƯ LAO ĐỘNG  Trong bối cảnh quan hệ lao động ngày càng phức tạp, dịch vụ luật sư lao động đang trở thành lựa chọn tối ưu cho do...