Quyền ưu tiên mua nhà có phải là di sản thừa kế theo quy định của pháp luật hiện hành? Quyền ưu tiên mua nhà phát sinh trong nhiều trường hợp. Có thể khi bán hóa giá nhà ở thuộc sở hữu của nhà nước, đối tượng ưu tiên mua nhà là những người đang thuê nhà hoàn thành đầy đủ nghĩa vụ trong thời gian thuê nhà.
Quyền ưu tiên mua nhà là gì.
Quyền ưu tiên mua nhà được hiểu đơn giản là việc chủ sở hữu đối với căn nhà được bán phải có nghĩa vụ bán căn nhà đó cho những người có quyền ưu tiên mua nhà trước khi bán cho người khác trong các trường hợp:
- Khi bán nhà thuộc sở hữu chung thì người đồng sở hữu căn nhà sẽ được ưu tiên mua lại phần mà đồng sở hữu khác bán;
- Bên thuê nhà ở thuộc sở hữu của nhà nước được ưu tiên mua nhà khi nhà nước bán hóa giá;
- Khi bên cho thuê nhà có ý định bán nhà thì bên thuê được ưu tiên mua căn nhà đó trước khi bán cho người khác;
- Và các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
Quyền ưu tiên
mua nhà là một trong những quy định của pháp luật nhằm tạo điều kiện cho các
đối tượng có mối liên hệ với căn nhà được bán có quyền được mua chính căn nhà
mà họ đang sử dụng trước các chủ thể khác. Qua đó đảm bảo quyền lợi ích cho
những người có liên quan đặc biệt là khi bán nhà thuộc sở hữu chung.
Quyền ưu tiên mua bán nhà có phải là di sản thừa kế?
Đầu tiên, để xác định quyền ưu tiên mua bán nhà có phải là di sản thừa kế hay không thì chúng ta phải xác định được di sản thừa kế bao gồm những gì. Căn cứ 612 Bộ Luật dân sự 2015 quy định về di sản thừa kế bao gồm:
- Tài sản riêng của người chết;
- Phần tài sản của người chết trong tài sản chung với người
khác.
Theo quy định của pháp
luật dân sự hiện hành, tài sản là:
- Vật, tiền, giấy tờ có
giá và quyền tài sản. - Tài sản bao gồm bất
động sản và động sản. - Bất động sản và động
sản có thể là tài sản hiện có và tài sản hình thành trong tương lai.
Người được ưu tiên mua nhà có thể xác lập quyền sở hữu đối
với tài sản đó thông qua các giao dịch chuyển
nhượng.
Khi người được ưu tiên mua nhà chết mà vẫn chưa thực hiện
xong các thủ tục mua nhà cũng như vẫn còn trong thời hạn vẫn được ưu tiên.
Những người thừa kế theo pháp luật của người chết có thể thừa kế quyền ưu tiên
đó để thực hiện việc mua nhà đảm bảo quyền lợi của họ.
Trong quy định của pháp luật dân sự không có căn cứ rõ ràng
về việc những người thừa kế có được hưởng quyền ưu tiên mua nhà mà người chết
để lại hay không. Nhưng xét về bản chất việc thừa kế quyền ưu tiên cũng là để
đảm bảo quyền và lợi ích cho người để lại di sản mà trước khi chết đáng lẽ họ
được hưởng.
Căn cứ những phân tích trên, quyền ưu tiên mua nhà là quyền
gắn liền với quyền tài sản. Vì vậy, quyền ưu tiên mua nhà cũng được xem là di
sản thừa kế.
Hướng dẫn giải quyết giải quyết khi người được ưu tiên mua nhà chết?
Khi cha mẹ là đối tượng được ưu tiên mua nhà chết mà không để lại di chúc. Những người thừa kế theo pháp luật có quyền thừa kế đối với quyền ưu tiên mua nhà mà cha mẹ chưa thể thực hiện được.
Những người thừa kế có thể thỏa thuận với nhau, ủy quyền cho một người đứng ra thực hiện các thủ tục mua nhà, sang tên theo quy định của pháp luật. Căn nhà mua được được xác định là tài sản chung của những người có quyền thừa kế và được phân chia theo quy định của pháp luật khi có yêu cầu chia di sản của các hàng thừa kế..
Trong thực tế hiện nay có nhiều trường hợp người được ủy quyền đứng ra thực hiện quyền ưu tiên mua nhà lại che giấu những người có quyền và nghĩa vụ liên quan. Thực hiện các thủ tục sang tên, chuyển nhượng mà không hỏi ý kiến những người còn lại.
Nếu có trường hợp đó, những người thừa kế có quyền lợi bị xâm phạm có thể khởi kiện yêu cầu tòa án giải quyết. Tòa án nhân dân cấp Huyện là cơ quan có thẩm quyền tranh chấp quyền sử dụng đất. Trình tự thủ tục được thực hiện như sau:
1. Nộp đơn khởi kiện
2. Tòa án nhận đơn khởi kiện, xem
xét, thụ lý và thực hiện các thủ tục cần thiết để giải quyết vụ án theo quy
định của pháp luật;
3. Tòa án tiến hành xét xử sơ
thẩm;
4. Xét xử phúc thẩm (nếu có).
Trên đây là bài viết của chúng tôi hướng dẫn cách giải
quyết đối với vấn đề thừa kế quyền ưu tiên mua nhà. Quý bạn đọc có nhu cầu tư vấn
pháp luật miễn phí vui lòng liên hệ qua hotline bên dưới để được hỗ trợ. Xin
cảm ơn./.
Có thể bạn quan tâm
Bài viết nói về: Quyền ưu tiên mua nhà có phải là di sản thừa kế không?
Nguồn trích dẫn từ:Luật Long Phan PMT
Tác giả:Vũ Viết Năng
February 26, 2020 at 07:00AM
Nguồn: WordPress https://vuvietnang.wordpress.com/2020/02/26/quyen-uu-tien-mua-nha-co-phai-la-di-san-thua-ke-khong/
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét