Thứ Tư, 5 tháng 2, 2020

Ép uống bia rượu như thế nào thì bị phạt hành chính?

Phạt hành chính hành vi ép uống bia rượu sẽ được cơ quan có thẩm quyền tiến hành kể từ ngày 01/01/2020 khi mà Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia bắt đầu có hiệu lực. Theo đó, hành vi ép uống rượu bia tưởng chừng như thói quen hết sức bình thường của mọi người đặc biệt là vào những ngày lễ, tuy nhiên hành vi này không chỉ gây ra hậu nhiều hậu quả khôn lường mà còn là hành vi vi phạm pháp luật.

ep uong ruou bia bi xu ly theo quy dinh phap luat
Ép người khác uống bia là hành vi vi phạm pháp luật

1.  
Thế nào là hành vi ép buộc người khác uống rượu
bia?

Theo quy định tại khoản 1 Điều 5 Luật Phòng chống tác tại của rượu bia năm 2019 quy định cấm hành vi xúi giục, kích động, lôi kéo, ép buộc người khác uống rượu bia.

Việc mời bia được xem như là một văn hóa, lễ nghi khi giao tiếp trong bàn tiệc. Tuy nhiên nhiều trường hợp mời nhậu theo kiểu ép buộc phải uống đến mức không làm chủ được hành vi, thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật và nguy hiểm hơn là nhiều người đã có các hành vi coi thường mạng sống của người khác.

Việc chứng minh hành vi xúi giục người khác uống rượu bia chưa có quy định cụ thể. Nếu muốn xử lý có hay không hành vi xúi giục người khác uống rượu bia thì cần phải có người làm chứng hoặc trích xuất ca-me-ra, những hình ảnh, video trong bàn nhậu thì mới có khả năng có căn cứ để xử lý trách nhiệm.

Kể từ ngày 01/01/2020, “hành vi ép buộc” người khác uống rượu bia là hành vi vi phạm pháp luật.

cach tu choi uong ruou bia
Từ chối các lời mời uống bia

Bên cạnh đó, các hành vi sau đây cũng bị cấm theo quy định của
Luật Phòng chống tác tại của rượu bia năm 2019:

  • Người chưa đủ 18 tuổi uống rượu, bia.
  • Bán, cung cấp, khuyến mại rượu, bia cho người
    chưa đủ 18 tuổi.
  • Sử dụng lao động là người chưa đủ 18 tuổi trực
    tiếp tham gia vào việc sản xuất, mua bán rượu, bia.
  • Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động
    trong các cơ quan, tổ chức, sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, chiến
    sĩ, người làm việc trong lực lượng vũ trang nhân dân, học sinh, sinh viên uống
    rượu, bia ngay trước, trong giờ làm việc, học tập và nghỉ giữa giờ làm việc, học
    tập.
  • Điều khiển phương tiện giao thông mà trong máu
    hoặc hơi thở có nồng độ cồn.
  • Quảng cáo rượu có độ cồn từ 15 độ trở lên.
  • Cung cấp thông tin không chính xác, sai sự thật
    về ảnh hưởng của rượu, bia đối với sức khỏe.
  • Khuyến mại trong hoạt động kinh doanh rượu, bia
    có độ cồn từ 15 độ trở lên; sử dụng rượu, bia có độ cồn từ 15 độ trở lên để
    khuyến mại dưới mọi hình thức.
  • Sử dụng nguyên liệu, phụ gia, chất hỗ trợ chế biến
    không được phép dùng trong thực phẩm; nguyên liệu, phụ gia thực phẩm, chất hỗ
    trợ chế biến thực phẩm không bảo đảm chất lượng và không rõ nguồn gốc, xuất xứ
    để sản xuất, pha chế rượu, bia.
  • Kinh doanh rượu không có giấy phép hoặc không
    đăng ký; bán rượu, bia bằng máy bán hàng tự động.
  • Kinh doanh, tàng trữ, vận chuyển rượu, bia giả,
    nhập lậu, không bảo đảm chất lượng, không rõ nguồn gốc, xuất xứ, nhập lậu rượu,
    bia.
  • Các hành vi bị nghiêm cấm khác liên quan đến rượu,
    bia do luật định.

2.  
Mức xử phạt cho hành vi ép người khác uống rượu
bia

hanh vi ru re uong ruou bia la vi pham phap luat
Hành vi rủ rê, lôi kéo người khác uống rượu bia bị “phạt bao nhiêu”?
  • Dự thảo Nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế sắp được ban hành đã dành 7 điều quy định về mức phạt hành chính đối với các hành vi vi phạm quy định trong luật Phòng chống tác hại rượu bia năm 2019.
  • Theo khoản 2 Điều 30 dự thảo này, hành vi xúi giục, kích động, lôi kéo, “ép buộc” người khác uống rượu bia bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng. Đồng thời, mức phạt này cũng áp dụng với hành vi uống ượu, bia ngay trước, trong giờ làm việc, học tập và nghỉ giữa giờ làm việc, học tập.
  • Hơn nữa đối với hành vi uống rượu, bia trước khi điều khiểu phương tiện giao thông tham gia giao thông bị phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.
  • Trường hợp người điều khiển phương tiện giao thông đang tham gia giao thông có nồng độ cồn trong máu và hơi thở thì thực hiện xử phạt theo quy định của pháp luật về an toàn giao thông.

3.  
Mức xử phạt quán nhậu không nhắc khách không lái
xe sau khi uống rượu bia

co quan chuc nang kiem tra nong do con nguoi tham gia giao thong
Không điều khiển phương tiện giao thông khi đã uống bia
  • Dự thảo đã nhấn mạnh trách nhiệm của các cơ sở
    kinh doanh hàng ăn, hàng uống trong việc hạn chế tai nạn giao thông do bia rượu
    gây ra.
  • Theo điểm b khoản 1 Điều 35 của dự thảo Nghị định
    nếu cơ sở kinh doanh rượu, bia không nhắc nhở hoặc không có hình thức thông tin
    phù hợp cho khách hàng về việc không điều khiển phương tiện giao thông sau khi
    uống rượu bia thì bị phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.
  • Nếu các cơ sở kinh doanh rượu bia sử dụng lao động
    là người chưa đủ 18 tuổi trực tiếp tham gia vào việc mua bán rượu bia; thông
    tin về sản phẩm rượu, bia không đảm bảo chính xác, khoa học sẽ bị xử phạt từ
    15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.

Trên đây là bài tư vấn của chúng tôi, nếu Quý bạn đọc có bất cứ thắc mắc hoặc cần giải đáp thêm thông tin về vấn đề trên, hãy liên hệ Công ty Luật Long Phan PMT qua hotline bên dưới để được hỗ trợ miễn phí. Trân trọng!

Bài viết nói về: Ép uống bia rượu như thế nào thì bị phạt hành chính?
Nguồn trích dẫn từ:Luật Long Phan PMT
Tác giả:Vũ Viết Năng

February 06, 2020 at 07:00AM



Nguồn: WordPress https://vuvietnang.wordpress.com/2020/02/06/ep-uong-bia-ruou-nhu-the-nao-thi-bi-phat-hanh-chinh/

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

DỊCH VỤ LUẬT SƯ LAO ĐỘNG

DỊCH VỤ LUẬT SƯ LAO ĐỘNG  Trong bối cảnh quan hệ lao động ngày càng phức tạp, dịch vụ luật sư lao động đang trở thành lựa chọn tối ưu cho do...