Kiện đòi tiền người nước ngoài tại Việt Nam có được pháp luật Việt Nam xử lý hay không trong khi người nước ngoài thực hiện hành vi trái pháp luật diễn ra trên lãnh thổ Việt Nam. Hành vi này được pháp luật quy định như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp thắc mắc cho bạn đọc.
Quy định pháp luật về giao dịch dân sự có yếu tố nước ngoài
Đòi tiền người nước ngoài tại Việt Nam là
tranh chấp xảy ra liên quan đến quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài.
Giao
dịch dân sự có yếu tố nước ngoài là giao dịch trong đó có ít nhất một bên tham
gia là người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, giao dịch được
xác lập, thay đổi, thực hiện hoặc chấm dứt tại nước ngoài; là công dân Việt Nam
nhưng đối tượng của quan hệ dân sự đó ở nước ngoài.
Luật
áp dụng đối với quan hệ này được xác định theo điều ước quốc tế mà nước Cộng
hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên hoặc luật Việt Nam.
Trường
hợp các bên có quyền lựa chọn luật áp dụng thì pháp luật áp dụng đối với quan
hệ dân sự có yếu tố nước ngoài được xác định theo lựa chọn của các bên.
Hợp đồng vay mượn tài sản của người nước ngoài
Người
nước ngoài nhập cảnh vào Việt Nam với nhiều mục đích khác nhau: định cư lâu dài hoặc kết hôn với người Việt Nam. Quá trình
sinh sống lâu dài nên tranh chấp xảy
ra liên quan đến đất đai, hôn nhân, tài sản…
Người
nước ngoài vay tiền người nước ngoài tại Việt Nam thể hiện bằng hình thức hợp đồng
hoặc lời nói. Khi xác lập quan hệ giao dịch với người khác, người nước ngoài do
bất đồng về ngôn ngữ, không nắm rõ quy định pháp luật nên dễ dẫn đến tình trạng
bị lừa gạt.
Người
nước ngoài cho người khác vay tiền nhưng khi đòi không trả được xem là hành vi lừa đảo và vi phạm hợp đồng. Đây là
hành vi của người nước ngoài xảy ra trên lãnh thổ Việt Nam nên pháp luật Việt
Nam điều chỉnh và xử lý chặt chẽ.
Thủ tục khởi kiện đòi tiền của người nước ngoài tại Việt Nam
Khi
có phát sinh tranh chấp, các bên cần
áp dụng biện pháp hòa giải, thỏa thuận hoặc thương lượng để hạn chế chi phí tại
Tòa, tiết kiệm được thời gian.
Tuy
nhiên không phải mọi cuộc đàm phán đều thành công nên không tránh khỏi việc hai
bên sẽ đưa vụ việc ra Tòa án giải quyết.
Thành phần hồ sơ
Hồ sơ khởi
kiện đòi tiền bao gồm:
- Đơn khởi kiện (theo mẫu);
- Các tài liệu, chứng cứ chứng minh cho yêu cầu khởi kiện là có căn
cứ và hợp pháp (hợp đồng vay tài sản) - Hợp đồng ủy quyền giữa các
bên - Chứng minh nhân dân, sổ hộ khẩu (có công chứng hoặc chứng thực)
Trình tự thủ tục
Thủ tục thực hiện:
- Nộp Đơn khởi kiện đến Tòa án nhân dân có thẩm quyền
- Thụ lý đơn
Sau khi nhận hồ sơ khởi kiện nếu vụ việc thuộc trường hợp trả lại
đơn khởi kiện theo quy định thì Tòa án trả lại đơn khởi kiện và các tài liệu
chứng cứ kèm theo.
Nếu vụ việc không thuộc trường hợp trả lại đơn khởi kiện nhưng Đơn khởi kiện chưa đúng mẫu quy định hoặc không đủ các nội dung quy định thì Tòa án thông báo cho người khởi kiện sửa đổi, bổ sung theo thời hạn ấn định.
3. Nộp tạm ứng án phí
Nếu vụ việc đủ điều kiện khởi kiện và đơn khởi kiện đã làm đúng theo quy định thì Tòa án cho người khởi kiện nộp tạm ứng án phí trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo.
4. Hòa giải và chuẩn bị xét xử
5. Mở phiên tòa xét xử
Trên đây là nội dung bài viết quy định về giao
dịch dân sự liên quan đến người nước ngoài và cách thức giải quyết cho người
nước ngoài khi bị giựt tiền tại Việt Nam. Nếu có thắc mắc liên quan đến nội
dung bài viết hay các yêu cầu pháp lý khác, vui lòng liên hệ chúng tôi để được
tư vấn pháp luật miễn phí. Xin cảm ơn.
Có thể bạn quan tâm:
- Hướng dẫn giải quyết tranh chấp hợp đồng doanh nghiệp
- Tư vấn giải quyết tranh chấp hợp đồng dân sự
- Hướng dẫn giải quyết tranh chấp hợp đồng thuê xe
Bài viết nói về: Người nước ngoài kiện đòi tiền người nước ngoài tại Việt Nam được không?
Nguồn trích dẫn từ:Luật Long Phan PMT
Tác giả:Vũ Viết Năng
February 27, 2020 at 07:00AM
Nguồn: WordPress https://vuvietnang.wordpress.com/2020/02/27/nguoi-nuoc-ngoai-kien-doi-tien-nguoi-nuoc-ngoai-tai-viet-nam-duoc-khong/
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét