Khi người sử dụng đất “bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai” mà xâm phạm quyền, lợi ích. Để bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình người sử dụng đất cần phải làm gì? Công ty Luật Long Phan PMT sẽ hướng dẫn cách giải quyết chi tiết qua bài viết sau.
1. Quy định về phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai
Hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai
Theo quy định tại Điều 2 Nghị định 91/2019/NĐ-CP quy định về
đối tượng bị xử phạt bao gồm:
- Hộ
gia đình, cộng đồng dân cư, cá nhân trong nước, cá nhân nước ngoài, người Việt
Nam định cư ở nước ngoài; - Tổ chức
trong nước, tổ chức nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, cơ sở
tôn giáo.
Các hành vi vi phạm hành chính TRONG LĨNH VỰC ĐẤT ĐAI được quy định tại Chương 2 tại Nghị định 91/2019/NĐ-CP có hiệu lực ngày 5/01/2020. Theo đó, có 28 Điều luật quy định về các hành vi vi phạm mà cá nhân, tổ chức mắc phải như lấn chiếm đất, …
Thẩm quyền xử phạt
Thẩm quyền xử phạt
vi phạm hành chính được quy định tại Điều 38, 39 Nghị định bao gồm:
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân (ubnd) các cấp;
- Thanh tra chuyên ngành.
Quy trình xử phạt
QUY TRÌNH XỬ PHẠT
vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai như sau:
- Bước 1.
Phát hiện hành vi và lập biên bản vi phạm hành chính
Người có thẩm quyền khi phát hiện hành vi vi phạm hành
chính phải kịp thời lập biên bản vi phạm hành chính theo khoản 2 Điều
40.
Biên bản vi phạm hành chính được lập theo quy định tại Điều
58 của Luật xử lý vi phạm hành chính và Nghị định 81/2013/NĐ-CP.
- Bước 2.
Ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính
Sau khi lập biên bản vi phạm hành chính người có thẩm quyền
ban hành quyết định xử phạt nếu thuộc thẩm quyền xử lý. Trường hợp vượt thẩm
quyền phải chuyển hồ sơ đến người có thẩm quyền xử phạt.
Trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày lập biên bản vi phạm hành
chính, người có thẩm quyền ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong
lĩnh vực đất đai.
Đối với trường hợp phức tạp thì 30 ngày, đối với trường
hợp đặc biệt nghiêm trọng thì tối đa 60 ngày, kể từ ngày lập biên bản vi phạm
hành chính
- Bước 3.
Thi hành quyết định xử phạt
Cá nhân, tổ chức vi phạm thi hành quyết định xử phạt được bạn
hành.
Cơ quan, tổ chức được giao nhiệm vụ thi hành quyết định phải
thường xuyên theo dõi, đôn đốc để cá nhân, tổ chức chấp hành việc nộp tiền phạt
cũng như biện pháp khắc phục hậu
quả được ghi trong quyết định.
- Bước 4.
Tổ chức cưỡng chế
Trường hợp cá nhân, tổ chức vi phạm tự nguyện thi hành quyết
định xử phạt trong thời hạn quy định. Nếu quá thời hạn sẽ bị cưỡng chế thi hành
quyết định xử phạt.
2. Khiếu nại quyết định xử phạt
Khi cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính về
đất đai trái pháp luật, người sử dụng đất có quyền khiếu nại quyết định xử phạt
trên.
Để thực hiện việc khiếu nại quyết định xử phạt người sử dụng
đất thực hiện theo trình tự sau:
Khiếu nại lần đầu
- Người khiếu nại nộp đơn khiếu nại, hoặc khiếu nại
trực tiếp cùng các tài liệu, chứng cứ có liên quan đến cơ quan có thẩm quyền; - Người có thẩm quyền thụ lý giải quyết và thông
báo về việc thụ lý trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận đơn khiếu nại. Nếu
không thụ lý thì phải nêu rõ lý do; - Người có thẩm quyền tiến hành xác minh nội dung
khiếu nại; - Người giải quyết khiếu nại tổ chức đối thoại nếu
trong quá trình giải quyết có sự khác nhau về yêu cầu của người khiếu nại và kết
quả xác minh không giống nhau. - Ra quyết định giải quyết khiếu nại.
Khiếu nại đất đai lần hai
- Người
khiếu nại nếu không đồng ý với quyết định giải quyết lần đầu hoặc khiếu nại
không được giải quyết thì trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày hết thời hạn
giải quyết khiếu nại lần đầu có quyền khiếu nại đến người có thẩm quyền giải
quyết khiếu nại lần hai. - Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận
được khiếu nại quyết định hành chính, hành vi hành chính về quản lý đất đai thuộc
thẩm quyền giải quyết mà việc khiếu nại lần hai có đủ điều kiện theo mục 2.2
thì phải thụ lý giải quyết. Trường hợp không thụ lý giải quyết thì phải nêu rõ
lý do trong văn bản thông báo cho người khiếu nại. - Xác
minh nội dung khiếu nại - Tổ chức đối thoại
- Ra quyết
định giải quyết khiếu nại
3. Khởi kiện quyết định xử phạt
Khi hết thời hạn giải quyết khiếu nại mà khiếu nại không được
giải quyết hoặc người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại
thì có quyền khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án theo quy định của Luật tố tụng
hành chính 2015.
Hồ sơ chuẩn bị khởi kiện
Hồ sơ khởi kiện quyết định hành chính bao gồm:
- Đơn khởi kiện (theo mẫu);
- Cam kết của người khởi kiện không khiếu nại đến
người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại; - Các tài liệu, chứng cứ chứng minh cho yêu cầu khởi
kiện; - Bản sao quyết định xử phạt hành chính, kết luận về giải quyết khiếu nại hành chính về
đất đai; - Bản sao hộ khẩu, giấy chứng minh thư nhân dân,
căn cước công dân.
Thủ tục khởi kiện
- Người khởi kiện nộp đơn khởi kiện đến Tòa án bằng
các hình thức sau:
- Nộp trực tiếp tại Tòa án;
- Gửi qua dịch vụ bưu chính;
- Gửi trực tiếp qua Cổng thông tin điện tử của Tòa
án. - Sau khi nhận đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ
kèm theo, xét thấy thuộc thẩm quyền giải quyết cuả Tòa án, Thẩm phán phải thông
báo cho người khởi kiện biết để họ nộp tiền tạm ứng án phí.
Thời hạn nộp tiền tạm ứng án phí là 10 ngày, kể từ ngày nhận
được thông báo nộp tiền tạm ứng án phí, đồng thời, người khởi kiện phải nộp
biên lai cho Tòa án
- Tòa án tiến hành xét xử sơ thẩm
- Trường hợp các bên không đồng ý với bản án sơ thẩm,
hoặc viện kiểm sát kháng nghị thì Tòa án xét xử phúc thẩm vụ án.
Trên đây là bài viết của chúng tôi về nội dung trên, trường
hợp bạn đọc có thắc mắc hoặc phản hồi vui lòng liên hệ Công ty Luật Long Phan
PMT qua hotline bên dưới để được hỗ trợ. Xin cảm ơn./.
Bài viết nói về: Bị xử phạt vi phạm hành chính về đất đai cần làm gì?
Nguồn trích dẫn từ:Luật Long Phan PMT
Tác giả:Vũ Viết Năng
February 09, 2020 at 01:00PM
Nguồn: WordPress https://vuvietnang.wordpress.com/2020/02/09/bi-xu-phat-vi-pham-hanh-chinh-ve-dat-dai-can-lam-gi/
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét