Xác định nồng độ cồn để tiến hành xử phạt vi phạm giao thông là vấn đề thu hút khá nhiều sự quan tâm của người dân khi mà kể từ ngày 01/01/2020, Luật phòng, chống tác hại của rượu, bia bắt đầu có hiệu lực. Theo đó, nhà nước nghiêm cấm người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn.
1. Nồng
độ cồn là gì ?
- Rượu là đồ uống có cồn thực phẩm, được sản xuất từ quá trình lên men từ một hoặc hỗn hợp của các loại nguyên liệu chủ yếu bao gồm tinh bột của ngũ cốc, dịch đường của cây, hoa, củ, quả hoặc là đồ uống được pha chế từ cồn thực phẩm.
- Bia là đồ uống có cồn thực phẩm, được sản xuất từ quá trình lên men từ hỗn hợp của các loại nguyên liệu chủ yếu gồm mạch nha (malt), đại mạch, nấm men bia, hoa bia (hoa houblon), nước.
- Cồn thực phẩm là hợp chất hữu cơ có công thức phân tử là C2H5OH và có tên khoa học là ethanol đã được loại bỏ tạp chất, đạt yêu cầu dùng trong thực phẩm theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, có khả năng gây nghiện, ảo giác nặng với hệ thần kinh và gây ngộ độc cấp tính.
- Độ cồn là số đo chỉ hàm lượng cồn thực phẩm có trong rượu, bia tính theo phần trăm thể tích. Độ cồn được tính bằng số mililít ethanol nguyên chất trong 100 ml dung dịch ở 20 °C.
- Khi điều khiển phương tiện giao thông, cồn dễ làm cho hệ thần kinh mất khả năng nhận thức, tự chủ, mất khả năng xác định phương hướng và dễ khiến người điều khiển phương tiện gây ra tai nạn giao thông.
2. Có bao nhiêu cách xác định nồng độ cồn
Xác định nồng độ cồn trong máu
Nồng độ cồn trong máu: C = 1.056*A:(10W*R)
Trong đó:
- A là số đơn vị cồn uống vào (1 đvc tương đương 220ml bia (2/3 chai) nồng độ cồn 5%, 100ml rượu vang nồng độ cồn 13.5%, 30ml rượu mạnh nồng độ cồn 40%).
- W là cân nặng.
- R là hằng số hấp thụ rượu theo giới tính (R=0.7 đối với nam và R=0.6 đối với nữ).
Xác định nồng độ cồn trong khí thở
Nồng độ cồn trong khí thở: B = C:210
Các chiến sĩ CẢNH SÁT giao thông sẽ tiến hành đo nồng độ cồn của người tham gia giao thông bằng “máy đo” nồng độ cồn.
3. Máy đo nồng độ cồn như thế nào là đúng quy định ?
Thiết bị đo nồng độ cồn này có chức năng đo nồng độ cồn trong hơi thở, thông qua đó xác định xem chủ thể có hay không sử dụng chất có cồn như rượu, bia,…
Theo các quy định hiện hành, các thiết bị đo nồng độ cồn phải
đáp ứng các tiêu chuẩn kiểm định theo văn bản kỹ thuật đo lường Việt Nam ĐLVN
107:2012 của Bộ KH-CN về phương tiện đo hàm lượng cồn trong hơi thở, được cấp
chứng chỉ kiểm định như:
- Tem kiểm định
- Dấu kiểm định
- Giấy chứng nhận kiểm định theo quy định
Về sai số, tiêu chuẩn cho phép sai số 0.020 mg/l hoặc 0.004% BAC với kiểm định ban đầu; hoặc 0.032 mg/l hoặc 0.006% BAC với kiểm định định kỳ.
Chu kỳ kiểm định phương tiện đo hàm lượng cồn là 1 lần/năm.
4. Mức phạt vi phạm do nồng độ cồn vượt quá được quy định như thế nào ?
Theo quy định tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt, có hiệu lực từ ngày 01/01/2020.
Mức xử phạt nồng độ cồn đối với ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô
- “Phạt” tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với người điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở. Phạt bổ sung tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 10 tháng đến 12 tháng.
- Phạt tiền từ 16.000.000 đồng đến 18.000.000 đồng Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở. Phạt bổ sung tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 16 tháng đến 18 tháng.
- Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với người điều khiển xe Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở; không CHẤP HÀNH yêu cầu kiểm tra về nồng độ cồn của người thi hành công vụ. Phạt bổ sung tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 22 tháng đến 24 tháng.
Mức xử phạt nồng độ cồn đối với xe mô tô, xe gắn máy
- Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối
với người điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn
nhưng chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25
miligam/1 lít khí thở. Phạt bổ sung tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 10
tháng đến 12 tháng. - Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối
với người điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt
quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến
0,4 miligam/1 lít khí thở. Phạt bổ sung tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ
16 tháng đến 18 tháng. - Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối
với người điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt
quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở Không chấp
hành yêu cầu kiểm tra về nồng độ cồn của người thi hành công vụ. Phạt bổ sung
tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 22 tháng đến 24 tháng.
Mức xử phạt nồng độ cồn đối với xe đạp, xe đạp máy (kể cả xe đạp điện), người
điều khiển xe thô sơ khác
- Phạt tiền từ 80.000 đồng đến 100.000 đồng đối với
người điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng
chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít
khí thở - Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 300.000 đồng đối với
người điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt
quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến
0,4 miligam/1 lít khí thở. - Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với
người điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt
quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở; không
chấp hành yêu cầu kiểm tra về nồng độ cồn của người thi hành công vụ.
Quý bạn đọc có bất cứ thắc mắc gì về bài viết trên hoặc cần được tư vấn thêm về các quy định liên quan đến xử phạt vi phạm về an toàn giao thông, hãy liên hệ ngay đến Công ty Luật Long Phan PMT qua hotline bên dưới để được giải đáp miễn phí. Trân trọng!
Bài viết nói về: Cách xác định nồng độ cồn để xử phạt vi phạm giao thông?
Nguồn trích dẫn từ:Luật Long Phan PMT
Tác giả:Vũ Viết Năng
February 05, 2020 at 07:00PM
Nguồn: WordPress https://vuvietnang.wordpress.com/2020/02/05/cach-xac-dinh-nong-do-con-de-xu-phat-vi-pham-giao-thong/
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét