Thứ Tư, 26 tháng 2, 2020

Người nước ngoài kiện đòi tiền người nước ngoài tại Việt Nam được không?

Kiện đòi tiền người nước ngoài tại Việt Nam có được pháp luật Việt Nam xử lý hay không trong khi người nước ngoài thực hiện hành vi trái pháp luật diễn ra trên lãnh thổ Việt Nam. Hành vi này được pháp luật quy định như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp thắc mắc cho bạn đọc.

vay tien cua nguoi nuoc ngoai
Đòi tiền người nước ngoài tại Việt Nam có được hay không?

Quy định pháp luật về giao dịch dân sự có yếu tố nước ngoài

doi tien nguoi nuoc ngoai
Pháp luật Việt Nam điều chỉnh quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài

Đòi tiền người nước ngoài tại Việt Nam
tranh chấp xảy ra liên quan đến quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài.

Giao
dịch dân sự có yếu tố nước ngoài là giao dịch trong đó có ít nhất một bên tham
gia là người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, giao dịch được
xác lập, thay đổi, thực hiện hoặc chấm dứt tại nước ngoài; là công dân Việt Nam
nhưng đối tượng của quan hệ dân sự đó ở nước ngoài.

Luật
áp dụng đối với quan hệ này được xác định theo điều ước quốc tế mà nước Cộng
hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên hoặc luật Việt Nam.

Trường
hợp các bên có quyền lựa chọn luật áp dụng thì pháp luật áp dụng đối với quan
hệ dân sự có yếu tố nước ngoài được xác định theo lựa chọn của các bên.

Hợp đồng vay mượn tài sản của người nước ngoài

Người
nước ngoài nhập cảnh vào Việt Nam với nhiều mục đích khác nhau: định cư lâu dài hoặc kết hôn với người Việt Nam. Quá trình
sinh sống lâu dài nên tranh chấp xảy
ra liên quan đến đất đai, hôn nhân, tài sản…

Người
nước ngoài vay tiền người nước ngoài tại Việt Nam thể hiện bằng hình thức hợp đồng
hoặc lời nói. Khi xác lập quan hệ giao dịch với người khác, người nước ngoài do
bất đồng về ngôn ngữ, không nắm rõ quy định pháp luật nên dễ dẫn đến tình trạng
bị lừa gạt.

Người
nước ngoài cho người khác vay tiền nhưng khi đòi không trả được xem là hành vi lừa đảo và vi phạm hợp đồng. Đây là
hành vi của người nước ngoài xảy ra trên lãnh thổ Việt Nam nên pháp luật Việt
Nam điều chỉnh và xử lý chặt chẽ.

Thủ tục khởi kiện đòi tiền của người nước ngoài tại Việt Nam

vay tien nguoi nuoc ngoai
Tòa án nhân dân có thẩm quyền giải quyết tranh chấp

Khi
có phát sinh tranh chấp, các bên cần
áp dụng biện pháp hòa giải, thỏa thuận hoặc thương lượng để hạn chế chi phí tại
Tòa, tiết kiệm được thời gian.

Tuy
nhiên không phải mọi cuộc đàm phán đều thành công nên không tránh khỏi việc hai
bên sẽ đưa vụ việc ra Tòa án giải quyết.

Thành phần hồ sơ

Hồ sơ khởi
kiện đòi tiền
bao gồm:

  • Đơn khởi kiện (theo mẫu);
  • Các tài liệu, chứng cứ chứng minh cho yêu cầu khởi kiện là có căn
    cứ và hợp pháp (hợp đồng vay tài sản)
  • Hợp đồng ủy  quyền giữa các
    bên
  • Chứng minh nhân dân, sổ hộ khẩu (có công chứng hoặc chứng thực)

Trình tự thủ tục

Thủ tục thực hiện:

  1. Nộp Đơn khởi kiện đến Tòa án nhân dân có thẩm quyền
  2. Thụ lý đơn

Sau khi nhận hồ sơ khởi kiện nếu vụ việc thuộc trường hợp trả lại
đơn khởi kiện theo quy định thì Tòa án trả lại đơn khởi kiện và các tài liệu
chứng cứ kèm theo.

Nếu vụ việc không thuộc trường hợp trả lại đơn khởi kiện nhưng Đơn khởi kiện chưa đúng mẫu quy định hoặc không đủ các nội dung quy định thì Tòa án thông báo cho người khởi kiện sửa đổi, bổ sung theo thời hạn ấn định.

3. Nộp tạm ứng án phí

Nếu vụ việc đủ điều kiện khởi kiện và đơn khởi kiện đã làm đúng theo quy định thì Tòa án cho người khởi kiện nộp tạm ứng án phí trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo.

4. Hòa giải và chuẩn bị xét xử

5. Mở phiên tòa xét xử

Trên đây là nội dung bài viết quy định về giao
dịch dân sự liên quan đến người nước ngoài và cách thức giải quyết cho người
nước ngoài khi bị giựt tiền tại Việt Nam. Nếu có thắc mắc liên quan đến nội
dung bài viết hay các yêu cầu pháp lý khác, vui lòng liên hệ chúng tôi để được
tư vấn pháp luật miễn phí. Xin cảm ơn.

Có thể bạn quan tâm:

Bài viết nói về: Người nước ngoài kiện đòi tiền người nước ngoài tại Việt Nam được không?
Nguồn trích dẫn từ:Luật Long Phan PMT
Tác giả:Vũ Viết Năng

February 27, 2020 at 07:00AM



Nguồn: WordPress https://vuvietnang.wordpress.com/2020/02/27/nguoi-nuoc-ngoai-kien-doi-tien-nguoi-nuoc-ngoai-tai-viet-nam-duoc-khong/

Thứ Ba, 25 tháng 2, 2020

Quyền ưu tiên mua nhà có phải là di sản thừa kế không?

Quyền ưu tiên mua nhà có phải là di sản thừa kế theo quy định của pháp luật hiện hành? Quyền ưu tiên mua nhà phát sinh trong nhiều trường hợp. Có thể khi bán hóa giá nhà ở thuộc sở hữu của nhà nước, đối tượng ưu tiên mua nhà là những người đang thuê nhà hoàn thành đầy đủ nghĩa vụ trong thời gian thuê nhà.

Thuc hien quyen uu tien mua nha
Quyền ưu tiên mua mua bán nhà theo quy định của phát luật

Quyền ưu tiên mua nhà là gì.

Quyền ưu tiên mua nhà được hiểu đơn giản là việc chủ sở hữu đối với căn nhà được bán phải có nghĩa vụ bán căn nhà đó cho những người có quyền ưu tiên mua nhà trước khi bán cho người khác trong các trường hợp:

  • Khi bán nhà thuộc sở hữu chung thì người đồng sở hữu căn nhà sẽ được ưu tiên mua lại phần mà đồng sở hữu khác bán;
  • Bên thuê nhà ở thuộc sở hữu của nhà nước được ưu tiên mua nhà khi nhà nước bán hóa giá;
  • Khi bên cho thuê nhà có ý định bán nhà thì bên thuê được ưu tiên mua căn nhà đó trước khi bán cho người khác;
  • Và các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.

Quyền ưu tiên
mua nhà là một trong những quy định của pháp luật nhằm tạo điều kiện cho các
đối tượng có mối liên hệ với căn nhà được bán có quyền được mua chính căn nhà
mà họ đang sử dụng trước các chủ thể khác. Qua đó đảm bảo quyền lợi ích cho
những người có liên quan đặc biệt là khi bán nhà thuộc sở hữu chung.

Quyền ưu tiên mua bán nhà có phải là di sản thừa kế?

Đầu tiên, để xác định quyền ưu tiên mua bán nhà có phải là di sản thừa kế hay không thì chúng ta phải xác định được di sản thừa kế bao gồm những gì. Căn cứ 612 Bộ Luật dân sự 2015 quy định về di sản thừa kế bao gồm:

  • Tài sản riêng của người chết;
  • Phần tài sản của người chết trong tài sản chung với người
    khác.

Theo quy định của pháp
luật dân sự
hiện hành, tài sản là:

  • Vật, tiền, giấy tờ có
    giá và quyền tài sản.
  • Tài sản bao gồm bất
    động sản và động sản.
  • Bất động sản và động
    sản có thể là tài sản hiện có và tài sản hình thành trong tương lai.
ai duoc uu tien mua nha
Ai được ưu tiên mua nhà?

Người được ưu tiên mua nhà có thể xác lập quyền sở hữu đối
với tài sản đó thông qua các giao dịch chuyển
nhượng.

Khi người được ưu tiên mua nhà chết mà vẫn chưa thực hiện
xong các thủ tục mua nhà cũng như vẫn còn trong thời hạn vẫn được ưu tiên.
Những người thừa kế theo pháp luật của người chết có thể thừa kế quyền ưu tiên
đó để thực hiện việc mua nhà đảm bảo quyền lợi của họ.

Trong quy định của pháp luật dân sự không có căn cứ rõ ràng
về việc những người thừa kế có được hưởng quyền ưu tiên mua nhà mà người chết
để lại hay không. Nhưng xét về bản chất việc thừa kế quyền ưu tiên cũng là để
đảm bảo quyền và lợi ích cho người để lại di sản mà trước khi chết đáng lẽ họ
được hưởng.

Căn cứ những phân tích trên, quyền ưu tiên mua nhà là quyền
gắn liền với quyền tài sản. Vì vậy, quyền ưu tiên mua nhà cũng được xem là di
sản thừa kế.

Di san la bat dong san
Quyền ưu tiên mua nhà có phải di sản thừa kế?

Hướng dẫn giải quyết giải quyết khi người được ưu tiên mua nhà chết?

Khi cha mẹ là đối tượng được ưu tiên mua nhà chết mà không để lại di chúc. Những người thừa kế theo pháp luật có quyền thừa kế đối với quyền ưu tiên mua nhà mà cha mẹ chưa thể thực hiện được.

Những người thừa kế có thể thỏa thuận với nhau, ủy quyền cho một người đứng ra thực hiện các thủ tục mua nhà, sang tên theo quy định của pháp luật. Căn nhà mua được được xác định là tài sản chung của những người có quyền thừa kế và được phân chia theo quy định của pháp luật khi có yêu cầu chia di sản của các hàng thừa kế..

Trong thực tế hiện nay có nhiều trường hợp người được ủy quyền đứng ra thực hiện quyền ưu tiên mua nhà lại che giấu những người có quyền và nghĩa vụ liên quan. Thực hiện các thủ tục sang tên, chuyển nhượng mà không hỏi ý kiến những người còn lại.

Nếu có trường hợp đó, những người thừa kế có quyền lợi bị xâm phạm có thể khởi kiện yêu cầu tòa án giải quyết. Tòa án nhân dân cấp Huyện là cơ quan có thẩm quyền tranh chấp quyền sử dụng đất. Trình tự thủ tục được thực hiện như sau:

1. Nộp đơn khởi kiện

2. Tòa án nhận đơn khởi kiện, xem
xét, thụ lý và thực hiện các thủ tục cần thiết để giải quyết vụ án theo quy
định của pháp luật;

3. Tòa án tiến hành xét xử sơ
thẩm;

4. Xét xử phúc thẩm (nếu có).

Trên đây là bài viết của chúng tôi hướng dẫn cách giải
quyết đối với vấn đề thừa kế quyền ưu tiên mua nhà. Quý bạn đọc có nhu cầu tư vấn
pháp luật miễn phí vui lòng liên hệ qua hotline bên dưới để được hỗ trợ. Xin
cảm ơn./.

Bài viết nói về: Quyền ưu tiên mua nhà có phải là di sản thừa kế không?
Nguồn trích dẫn từ:Luật Long Phan PMT
Tác giả:Vũ Viết Năng

February 26, 2020 at 07:00AM



Nguồn: WordPress https://vuvietnang.wordpress.com/2020/02/26/quyen-uu-tien-mua-nha-co-phai-la-di-san-thua-ke-khong/

Thứ Hai, 24 tháng 2, 2020

Hợp đồng mua bán nhà đất bằng giấy tay có giá trị không?

Hợp đồng mua bán nhà bằng giấy tay đúng quy định của pháp lý cũng có giá trị pháp lý. Tuy nhiên trên thực tế, những hợp đồng mua bán nhà đất  bằng giấy tay không được công chứng chứng thực theo quy định của pháp luật. Những giao dịch có liên quan không có giá trị pháp lý đem lại rủi ro cao cho các bên tham gia giao dịch.

Hop dong mua ban nha dat lap thanh van ban
Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất lập bằng giấy tay

Quy định của pháp luật về hợp đồng mua bán nhà đất.

Hợp đồng mua bán nhà ở là sự
thỏa thuận của các bên mua nhà và bên bán nhà. Hai bên thỏa thuận với nhau về
cách thức thanh toán, bàn giao nhà, đăng ký chuyển quyền sở hữu.

Hợp đồng mua bán nhà không
mẫu được xem là chuẩn mà phải có
hình thức và nội dung đúng với quy định về hình thức và nội dung của hợp đồng
quy định tại Điều 398 BLDS 2015:

  • Đối tượng của hợp
    đồng;
  • Chủ thể giao kết, CMND
  • Số lượng, chất lượng;
  • Giá, phương thức thanh
    toán;
  • Thời hạn, địa điểm,
    phương thức thực hiện hợp đồng;
  • Quyền, nghĩa vụ của
    các bên;
  • Trách nhiệm do vi phạm
    hợp đồng;
  • Phương thức giải quyết
    tranh chấp.
Mua ban dat khong di cong chung
Hợp đồng chuyển nhượng bằng giấy tay

Hợp đồng mua bán nhà, chuyển nhượng quyền sử
dụng đất phải được lập thành văn bản, được công chứng chứng thực thực theo quy
định tại Điều 122 Luật Nhà ở, khoản 3 Điều 167 Luật đất đai.

Hợp đồng mua bán nhà đất bằng giấy tay có giá trị pháp luật không?

Theo quy định của pháp luật, không có quy định
rằng hợp đồng được viết tay sẽ không
có giá trị pháp lý.

Để một hợp đồng có hiệu lực thì cần đảm bảo những quy định về hình thức và nội dung
theo quy định của pháp luật. Đối với những loại hợp đồng cần công chứng chứng
thực thì cần phải thực hiện thủ tục
công chứng chứng thực theo quy định trong đó có hợp đồng mua bán nhà, chuyển
nhượng quyền sử dụng đất.

Dieu kien co hieu luc cua hop dong mua ban dat
Hợp đồng dân sự vô hiệu về hình thức

Như vậy, hợp đồng mua bán nhà đất chỉ cần đáp
ứng các quy định về nội dung, hình thức như:

  • Đối tượng hợp đồng là
    căn nhà, mảnh đất nào;
  • Giá trị hợp đồng bao
    nhiêu;
  • Phương thức thanh
    toán, thời hạn thanh toán;
  • Thời gian, địa điểm
    bàn giao nhà, bất động sản;
  • Quyền và nghĩa vụ của
    các bên;
  • Phương thức giải quyết
    tranh chấp

Và hợp đồng được đưa đi công chứng chứng thực
thì hợp đồng giấy tay có đầy đủ giá trị pháp luật.

Cách giải quyết khi hợp đồng giấy tay không đúng quy định

Đối với hợp đồng mua bán đất bằng giấy tờ viết tay không được công chứng chứng thực theo quy định, hợp đồng sẽ bị vô hiệu vì không đáp ứng yêu cầu về hình thức của hợp đồng quy định tại khoản 2 Điều 117 BLDS 2015.

Khi hợp đồng này vô hiệu,
theo quy định của pháp luật dân sự quy định tại Điều 131:

  • Giao dịch dân sự vô hiệu không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền,
    nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm giao dịch được xác lập.
  • Khi giao dịch dân sự vô hiệu thì các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu,
    hoàn trả cho nhau những gì đã nhận.
  • Bên có lỗi gây thiệt
    hại thì phải bồi thường.
  • Bên ngay tình trong việc thu hoa lợi, lợi tức không phải hoàn trả lại
    hoa lợi, lợi tức đó.

Như vậy, các
bên có thể giải quyết với nhau khi giấy
chuyển nhượng viết tay
bị vô hiệu. Đối với hợp đồng mua bán nhà đất, các
bên có thể thỏa thuận với nhau để
hoàn trả cho nhau những gì đã nhận. Bên bán trả lại tiền cho bên mua, bên mua
nhà trả lại nhà cho bên bán.

Bên cạnh đó, nếu
các bên thể hiện ý chí vẫn muốn tiệp tục thực hiện hợp đồng thì các bên có thể
thực hiện thủ tục công chứng chứng thực, sang
tên
, hợp pháp hóa hợp đồng mua bán bằng giấy tay theo đúng quy định
của pháp luật hiện hành.

Trên thực tế có
nhiều người khi đã lập hợp đồng giấy tay bán nhà cho người kia. Hợp đồng không
được công chứng chứng thực. Sau khi hai bên đã nhận tiền và giao nhà. Bên bán
đã tiến hành giao dịch mua bán với người thứ 3, chiếm đoạt tiền đặt cọc mua nhà đất.

Điều này gây ra
rất nhiều rủi ro đối với người mua nhà đất cũng như người thứ ba ngay tình thực
hiện giao dịch với mảnh đất là đối tượng của hợp đồng sau này.

Trường hợp quý bạn đọc có nhu cầu tư vấn luật hợp đồng miễn phí vui lòng liên hệ qua hotline bên dưới để được hỗ trợ. Xin cảm ơn./.

Trường hợp mua bán nhà đất bằng giấy tay bị lật lọng. Bên có quyền lợi bị xâm phạm có thể nộp đơn khởi kiện lên tòa án yêu cầu giải quyết tranh chấp đúng với quy định của pháp luật.

Bài viết nói về: Hợp đồng mua bán nhà đất bằng giấy tay có giá trị không?
Nguồn trích dẫn từ:Luật Long Phan PMT
Tác giả:Vũ Viết Năng

February 25, 2020 at 10:00AM



Nguồn: WordPress https://vuvietnang.wordpress.com/2020/02/25/hop-dong-mua-ban-nha-dat-bang-giay-tay-co-gia-tri-khong/

Tư vấn giải quyết khi điều khiển xe tông chết người vì lỗi của nạn nhân.

i xe tông chết người do lỗi của nạn nhân là sự việc ngoài ý muốn của chúng ta. Trong trường hợp này, người điều khiển phương tiện giao thông gây tai nạn không phải vì lỗi của mình mà do lỗi từ phía nạn nhân thì sẽ được xử lý theo quy định của pháp luật dân sự. Qua bài viết này, chúng tôi sẽ tư vấn cách giải quyết khi xảy ra trường hợp tương tự.

tai nan giao thong lam chet nguoi
Tai nạn giao thông gây hậu quả chết người

Gây tai nạn giao thông làm chết người do lỗi của nạn nhân có bị xử lý hình sự?

  • Xâm phạm đến sức khỏe,
    tính mạng, tài sản của người khác;
  • Hành vi điều khiển
    phương tiện tham gia giao thông không tuân thủ quy định của pháp luật như quá
    tốc độ, vượt ẩu, uống rượu bia khi
    tham gia giao thông, đi ngoài giải phân
    cách
    , lái xe ô tô đi ngược chiều
    trên cao tốc, người đi bộ băng qua đường sai quy định…
    gây tai nạn giao thông làm chết người,
    gây thương tích…
  • Đây là tội có cấu
    thành vật chất nên hậu quả xảy ra trên thực tế là dấu hiệu để định tội
  • Được thực hiện với lỗi
    vô ý;
  • Độ tuổi chịu trách
    nhiệm hình sự được quy định tại Điều 12 Bộ
    luật hình sự

Theo
quy định của Bộ luật hình sự đối với tội vi phạm quy định về tham gia giao
thông đường bộ tại Điều 260 sẽ bị xử lý khi đáp ứng các cấu thành tội danh:

Như vậy, khi
tham gia giao thông, điều khiển xe máy
gây tai nạn
chết người nhưng do
lỗi  nạn nhân
thì sẽ không phải chịu trách nhiệm hình sự. Trường hợp này
chưa thỏa mãn hành vi khách quan để cấu thành tội phạm theo quy định của pháp
luật. Hành vi xảy ra vì lỗi của nạn nhân như việc nạn nhân say rượu mà không xuất phát từ người gây tai nạn. Cho nên chưa đủ
yếu tố cấu thành tội quy định tại Điều 260 BLHS.

Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng cho nạn nhân.

Tuy không phải
chịu trách nhiệm hình sự khi điều khiển xe gây tai nạn giao thông vô ý làm chết người do lỗi của nạn nhân nhưng
người điều khiển phương tiện vẫn phải bồi thường thiệt hại cho gia đình nạn
nhân theo quy định tại Bộ Luật dân sự.

Boi thuong thiet hai tai nan giao thong
Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng

Tuy là lỗi của
nạn nhân, nhưng người điều khiển xe được xem là người sử dụng nguồn nguy hiểm
cao độ nên khi gây thiệt hại cho tính mạng người khác vẫn phải bồi thường dù đó
không phải lỗi của mình gây ra quy định tại Điều 601 BLDS 2015:

  •  Nguồn nguy hiểm cao độ
    bao gồm phương tiện giao thông vận tải cơ giới
  • Chủ sở hữu nguồn nguy hiểm
    cao độ phải bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra;
  • Chủ sở hữu, người chiếm hữu,
    sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại cả khi không có lỗi.

Chi
phí đền bù
, bồi thường
đối với thiệt hại về tính mạng của người khác được quy định tại Điều 591 BLDS
2015 bao gồm các chi phí:

  • Thiệt hại do sức khỏe bị xâm
    phạm theo quy định tại Điều 590 BLDS;
  • Chi phí hợp lý cho việc mai táng;
  • Tiền cấp dưỡng cho những người
    mà người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp dưỡng;
  • Thiệt hại khác do luật quy định;
  • Và một khoản tiền bồi đắp thiệt
    hại về tinh thần cho gia đình nạn nhân, khoản tiền bồi thường này các bên có thể
    thỏa thuận hoặc xác định theo quy định của pháp luật.

Hướng giải quyết khi điều khiển xe tông chết người do lỗi của nạn nhân.

Đây là một trường hợp vô cùng nhạy cảm,
nếu không xử lý một cách khéo léo rất có khả năng không chứng minh được tai nạn
xảy ra là do lỗi của nạn nhân. Và hệ quả của việc đó khiến cho người điều khiển
xe không có lỗi nhưng có thể bị xử lý hình sự vì gây hậu quả chết người.

nguon nguy hiem cao do
Khắc phục hậu quả do tai nạn giao thông gây ra

Vì vậy, sau khi gây tai nạn mà do lỗi của
nạn nhân, chúng ta cần hết sức bình tĩnh và sáng suốt xử lý hậu quả:

  • Giữ nguyên hiện trường, gọi cho cơ quan chức năng tới giải quyết;
  • Tìm những người chứng kiến vụ tai nạn để làm chứng cho mình để chứng
    minh lỗi không phải của chúng ta;
  • Cung cấp các bằng chứng liên quan cho cơ quan chức năng như hộp
    đen xe, camera hành trình…
  • Gọi điện nhờ luật sư tư vấn để có hướng giải quyết tốt nhất.

Sau khi chứng minh được tai nạn xảy ra
do lỗi của nạn nhân, người điều khiển xe gây tai nạn cần gặp gỡ gia đình nạn
nhân để bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật. Khuyến khích các bên
giải quyết thông qua thương lượng và thỏa thuận.

Trên đây là bài viết của chúng tôi về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng cho nạn nhân khi xảy ra tai nạn giao thông. Hướng xử lý khi tai nạn xảy ra do lỗi của nạn nhân. Quý bạn đọc có nhu cầu tư vấn pháp luật miễn phí vui lòng liên hệ qua hotline bên dưới để được hỗ trợ. Xin cảm ơn./.

;

Bài viết nói về: Tư vấn giải quyết khi điều khiển xe tông chết người vì lỗi của nạn nhân.
Nguồn trích dẫn từ:Luật Long Phan PMT
Tác giả:Vũ Viết Năng

February 25, 2020 at 07:00AM



Nguồn: WordPress https://vuvietnang.wordpress.com/2020/02/25/tu-van-giai-quyet-khi-dieu-khien-xe-tong-chet-nguoi-vi-loi-cua-nan-nhan/

Chủ Nhật, 16 tháng 2, 2020

Trình tự, thủ tục tố cáo đảng viên đúng luật

Để tố cáo đảng viên đúng luật thì người dân phải có những kiến thức cơ bản về tố cáo và giải quyết tố cáo. Việc tố cáo đảng viên khi có sai phạm góp phần bảo vệ quyền của người dân trong việc quản lý nhà nước. Trình tự, thủ tục tố cáo đảng viên được thực hiện thế nào theo quy định pháp luật. Trong phạm vi bài viết, chúng tôi sẽ làm rõ về vấn đề này.

Thu tuc to cao dang vien dung luat
Người dân có thể tố cáo Đảng viên có sai phạm về tư cách đảng viên

1.  
Khi nào người dân được tố cáo Đảng viên?

Về nguyên tắc, việc tố
cáo được thực hiện khi tồn tại hành vi VI PHẠM pháp luật. Khi Đảng viên có những
vi phạm Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, nghị quyết, chỉ thị, quy định, quyết
định, quy chế, kết luận của Đảng, pháp luật của Nhà nước, điều lệ, nghị quyết,
quy định của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị – xã hội, cơ quan, đơn
vị thì người dân có quyền tố cáo.

Trường hợp đảng viên vi
phạm những nội dung chưa có trong Quy định này thì căn cứ vào quy định của Điều
lệ Đảng, pháp luật của Nhà nước và vận dụng Quy định này để xử lý “kỷ luật” cho
phù hợp.

2.  
Thẩm quyền, nguyên tắc giải quyết tố cáo

Cơ quan có thẩm quyền giải quyết tố cáo

Theo quy định tại Quy định số 30-QĐ/TW ngày 26/7/2016, Ủy
ban kiểm tra có nhiệm vụ giải quyết tố cáo đối với tổ chức đảng và đảng
viên thuộc phạm vi quản lý của cấp ủy cùng cấp.

Những nội dung tố cáo
mà ủy ban kiểm tra chưa đủ điều kiện xem xét thì kiến nghị cấp ủy hoặc phối
hợp hay yêu cầu tổ chức đảng ở cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết.

Nguyên tắc giải quyết tố cáo

Tổ chức đảng và đảng viên
nhận được tố cáo phải bảo đảm bí mật cho người tố cáo, hướng dẫn người tố cáo
thực hiện đúng quy định của Đảng, Nhà nước và biện pháp bảo vệ người tố cáo.
Không để người bị tố cáo chủ trì giải quyết tố cáo đối với mình.
Không để người tố cáo hoặc người có liên quan đến tố cáo giải quyết tố
cáo. 

Viec giai quyet don to cao duoc thuc hien theo quy trinh nao?
Đảng viên vi phạm quy định, Điều lệ Đảng sẽ bị xem xét xử lý kỷ luật

Ủy ban kiểm tra giải
quyết tố cáo phải xử lý hoặc đề nghị cấp ủy xử lý nghiêm những trường
hợp sau:

  • Truy
    tìm, trù dập, trả thù người tố cáo;
  • Cản
    trở, dìm bỏ, không xem xét, giải quyết tố cáo;
  • Bao
    che những việc làm sai trái của đối tượng bị tố cáo;
  • Để
    lộ tên người tố cáo cho đối tượng bị tố cáo biết, để lộ tên người tố cáo, nội
    dung tố cáo cho người không có trách nhiệm biết;
  • Lợi
    dụng tố cáo để xuyên tạc sự thật, vu khống, tố cáo mang tính bịa đặt, đả kích,
    gây dư luận xấu đối với người khác.

Trường hợp tố cáo có
liên quan đến nhiều cấp, nhiều ngành, ủy ban kiểm tra báo cáo cấp ủy cùng
cấp chỉ đạo phối hợp giải quyết.

Trường hợp người tố cáo xin rút nội dung tố cáo thì tổ chức đảng
giải quyết tố cáo không xem xét, giải quyết nội dung tố cáo đó, trừ trường hợp
bị đe dọa, ép buộc, mua chuộc.

Lưu ý:

Những người lợi dụng việc
tố cáo để xuyên tạc sự thật, vu khống, tố cáo bịa đặt, đả kích, chia rẽ bè
phái, gây rối nội bộ, tố cáo nhiều lần có dụng ý xấu phải được xem xét, xử lý
nghiêm theo quy định của Đảng và Nhà nước.

3.  
Trách nhiệm của các cá nhân, tổ chức liên quan

Người tố cáo trình có
trách nhiệm:

  • Trình
    bày trung thực sự việc, ghi họ,
    tên, địa chỉ, ký tên chịu trách nhiệm về nội dung tố cáo và bằng chứng của
    mình. Nếu phản ảnh trực tiếp thì phải được ghi lại thành văn bản, người tố cáo
    phải ký tên chịu trách nhiệm vào văn bản.
  • Không
    được viết đơn tố cáo giấu tên, mạo tên hoặc ký tên từ hai người trở lên trong một
    đơn tố cáo, không được gửi, tán phát hoặc phổ biến nội dung tố cáo, tên người bị
    tố cáo, nội dung làm việc với tổ chức, cá nhân giải quyết tố cáo, nội dung kết
    luận giải quyết tố cáo cho những tổ chức hoặc cá nhân không có trách nhiệm.

Tổ chức đảng và đảng
viên bị tố cáo có trách nhiệm:

  • Trình
    bày rõ, trung thực, đầy đủ, kịp thời những vấn đề bị tố cáo với tổ chức đảng có
    thẩm quyền, cung cấp đầy đủ hồ sơ, tài liệu có liên quan cho chủ thể giải quyết
    tố cáo;
  • Tự
    giác nhận rõ sai lầm, khuyết điểm và có quyền sử dụng bằng chứng để chứng minh
    nội dung tố cáo không đúng;
  • Không
    được đối phó, gây khó khăn, trở ngại cho chủ thể giải quyết tố cáo, truy tìm,
    trấn áp, trù dập, trả thù người phê bình, tố cáo.

Tổ chức đảng quản lý đối
tượng bị tố cáo có trách nhiệm:

  • Bảo
    đảm quyền dân chủ của đảng viên và quần chúng trong việc giám sát, tố cáo, phản
    ánh về tổ chức đảng và đảng viên có dấu hiệu vi phạm.
  • Phối
    hợp và thực hiện yêu cầu của tổ chức đảng có thẩm quyền giải quyết tố
    cáo.
  • Bảo
    đảm các quyền của đảng viên, của tổ chức đảng bị tố cáo trong thời gian đang giải
    quyết, chưa kết luận;
  • Giáo
    dục và tạo điều kiện để đảng viên, tổ chức đảng thực hiện nghiêm chỉnh
    các yêu cầu của ủy ban kiểm tra.

4.  
Những nội dung tố cáo phải giải quyết

Cac noi dung to cao buoc phai giai quyet
Hội nghị xem xét kỷ luật đối với với Đảng viên vi phạm

Đối với tổ chức đảng

Những nội dung liên quan
đến việc chấp hành Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, chủ trương, nghị quyết,
chỉ thị, quy định, quy chế, kết luận của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước,
các nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Đảng; đoàn kết nội bộ.

Đối với đảng viên

Những nội dung liên quan
đến tiêu chuẩn đảng viên, tiêu chuẩn
cấp ủy viên và trong việc thực hiện nhiệm vụ đảng viên; việc chấp
hành Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, chủ trương, nghị quyết, chỉ thị, quy định,
quy chế, kết luận của Đảng; về nguyên tắc tổ chức và sinh hoạt đảng, thực hiện
chức trách, nhiệm vụ, quyền hạn và phẩm chất, đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng
viên.

5.  
Các đơn tố cáo không được giải quyết

Không giải quyết đối với:

  • Đơn
    tố cáo giấu tên, mạo tên, không rõ địa chỉ và đơn tố cáo có tên đã được cấp có thẩm
    quyền (do Điều lệ Đảng và Luật Tố cáo quy định) xem xét, kết luận,
    nay tố cáo lại nhưng không có thêm tài liệu, chứng cứ mới làm thay đổi bản chất vụ
    việc;
  • Đơn
    tố cáo có tên nhưng nội dung không cụ thể, không có căn cứ để thẩm tra, xác
    minh;
  • Đơn
    tố cáo có tên, nhưng trong nội dung của đơn không chứa đựng, phản ánh nội dung
    tố cáo đối với đảng viên, tổ chức đảng;
  • Đơn
    tố cáo không phải bản do người tố cáo trực tiếp ký tên;
  • Đơn
    tố cáo có từ hai người trở lên cùng ký tên; đơn tố cáo của người không có năng
    lực hành vi dân sự.

Lưu ý:

Đơn tố cáo giấu tên, mạo
tên (đơn nặc danh) nhưng rõ địa chỉ,
rõ đối tượng và nội dung tố cáo thì tổ chức đảng có thẩm quyền nắm tình hình, nếu
có căn cứ thì kết hợp với các nguồn thông tin khác để phục vụ cho công tác kiểm tra.
Tổ chức đảng phải thông báo cho người tố cáo biết lý do đơn tố cáo (có tên)
nhưng không giải quyết và làm thủ tục kết thúc việc giải quyết tố cáo theo quy
định.

6.  
Trình tự giải quyết đơn tố cáo

  1. Khi nhận được tố cáo phải phân loại,
    chuyển các cơ quan, cá nhân có thẩm quyền giải quyết; giải quyết các trường
    hợp thuộc phạm vi trách nhiệm hoặc phối hợp với các tổ chức chức đảng
    có thẩm quyền để giải quyết.
  2. Chậm nhất 90 ngày làm việc theo quy định
    của Luật Lao động (gọi tắt là ngày làm việc) đối với cấp tỉnh, thành, huyện, quận
    và tương đương trở xuống; 180 ngày làm việc đối với cấp Trung ương, kể từ ngày
    nhận được tố cáo (gửi, phản ánh trực tiếp hoặc theo dấu bưu điện chuyển đến) phải
    xem xét, giải quyết.
  3. Trường hợp hết thời hạn mà chưa giải
    quyết xong thì được gia hạn nhưng không quá 30 ngày làm việc, đồng thời phải
    thông báo cho người tố cáo biết. Sau khi giải quyết xong, phải thông báo cho
    người tố cáo biết kết quả giải quyết tố cáo bằng hình thức thích hợp.

Nếu Quý bạn đọc có thắc mắc về vấn đề
trên hoặc muốn được tư vấn trực tiếp hoặc yêu cầu hỗ trợ, vui lòng liên hệ Công
ty Luật Long Phan PMT qua hotline bên dưới.

Bài viết nói về: Trình tự, thủ tục tố cáo đảng viên đúng luật
Nguồn trích dẫn từ:Luật Long Phan PMT
Tác giả:Vũ Viết Năng

February 17, 2020 at 07:00AM



Nguồn: WordPress https://vuvietnang.wordpress.com/2020/02/17/trinh-tu-thu-tuc-to-cao-dang-vien-dung-luat/

Thứ Bảy, 15 tháng 2, 2020

Hướng dẫn thủ tục yêu cầu bồi thường thiệt hại do bị tai nạn giao thông

Tai nạn giao thông xảy ra gây thiệt hại rất nặng nề cho cả người gây tai nạn và người bị tai nạn. Bên có lỗi gây ra thiệt hại phải có trách nhiệm bồi thường cho bên bị thiệt hại. Tuy nhiên, để được bồi thường thiệt hại tai nạn giao thông người bị thiệt hại cần làm gì? Công ty Luật Long Phan PMT sẽ tư vấn qua bài viết sau.

yeu cau boi thuong thiet hai do bi tai nan giao thong
Bồi thường thiệt hại khi xảy ra tai nạn giao thông

1. Nguyên tắc bồi thường thiệt hại

Bộ luật Dân sự 2015 quy định về trách nhiệm bồi thường thiệt hại khi có tai nạn giao thông xảy ra như sau: “Người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường. Người gây thiệt hại không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp thiệt hại phát sinh là do sự kiện bất khả kháng hoặc hoàn toàn do lỗi của bên bị thiệt hại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác…”

Việc bồi thường thiệt hại phải tuân thủ nguyên tắc sau:

  • Thiệt hại thực tế phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời. Các bên có thể thỏa thuận về mức bồi thường, hình thức bồi thường bằng tiền, bằng hiện vật hoặc thực hiện một công việc, phương thức bồi thường một lần hoặc nhiều lần, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
  • Người chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại có thể được giảm mức bồi thường nếu không có lỗi hoặc có lỗi vô ý và thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế của mình.
  • Khi mức bồi thường không còn phù hợp với thực tế thì bên bị thiệt hại hoặc bên gây thiệt hại có quyền yêu cầu Tòa án hoặc cơ quan Nhà nước có thẩm quyền khác thay đổi mức bồi thường.
  • Khi bên bị thiệt hại có lỗi trong việc gây thiệt hại thì không được bồi thường phần thiệt hại do lỗi của mình gây ra.
  • Bên có quyền, lợi ích bị xâm phạm không được bồi thường nếu thiệt hại xảy ra do không áp dụng các biện pháp cần thiết, hợp lý để ngăn chặn, hạn chế thiệt hại cho chính mình.

Thông thường khi xảy ra tai nạn giao thông, pháp luật sẽ căn cứ vào yếu tố có lỗi để xử lý. Tuy nhiên, theo Điều 601 Bộ luật Dân sự 2015, phương tiện giao thông được coi là nguồn nguy hiểm cao độ. Vì vậy, chủ sở hữu, người chiếm hữu, người sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại cả khi không có lỗi, trừ trường hợp thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi của người bị thiệt hại; Thiệt hại xảy ra trong trường hợp bất khả kháng và tình thế cấp thiết.

2. Thiệt hại nào được bồi thường khi xảy ra tai nạn giao thông?

boi thuong thiet hai do gay tai nan
Thiệt hại được bồi thường khi có tai nạn giao thông

Khi xảy ra tai nạn giao thông, thiệt hại xảy ra là điều
không thể tránh khỏi. Như vậy. thiệt hại nào mới được bồi thường để đảm bảo quyền,
lợi ích hợp pháp của các bên? Theo đó, thiệt hại được bồi thường bao gồm:

Thiệt hại do tài sản bị xâm phạm

Căn cứ Điều 589 Bộ
luật dân sự 2015 thì thiệt hại do tài sản bị xâm phạm bao gồm:

  • Tài sản bị hủy hoại hoặc hư hỏng;
  • Lợi ích gắn liền với việc sử dụng, khai thác tài
    sản bị hư hỏng…
  • Chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế và khắc phục
    thiệt hại.
  • Thiệt hại khác do luật quy định.

Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm

Điều 590 BLDS 2015
quy định thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm được bồi thường, cụ thể:

  • Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại;
  • Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại; nếu thu nhập thực tế của người bị thiệt hại không ổn định và không thể xác định được thì áp dụng mức thu nhập trung bình của lao động cùng loại;
  • Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị; nếu người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần phải có người thường xuyên chăm sóc thì thiệt hại bao gồm cả chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại;
  • Thiệt hại khác do luật quy định.

Ngoài ra, người chịu trách nhiệm bồi thường phải bồi thường
một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu.

Thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm

Thiệt hại do tính mạng
bị xâm phạm khi bị tai nạn giao thông được bồi thường được quy định tại
Điều 591 BLDS 2015 như sau:

  • Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm
  • Chi phí hợp lý cho việc mai táng;
  • Tiền cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt
    hại có nghĩa vụ cấp dưỡng;
  • Thiệt hại khác do luật quy định.

Ngoài ra, người chịu trách nhiệm bồi thường còn phải bồi thường
một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần cho những người thân thích
thuộc hàng thừa kế thứ nhất của người bị thiệt hại.

3. Thủ tục khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại do bị tai nạn giao thông

khoi kien toa an yeu cau boi thuong do bi tai nan
Tòa án xét xử khởi kiện bồi thường thiệt hại tai nạn giao thông

Theo Điều 186 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 quy định:
Cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp
pháp khởi kiện vụ án (sau đây gọi chung là người khởi kiện) tại Tòa án có thẩm
quyền để yêu cầu bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

Theo đó hồ sơ khởi kiện gồm:

  • Đơn khởi kiện bồi thường thiệt hại do bị tai nạn
    giao thông;
  • Giấy tờ nhân thân (CMND; sổ hộ khẩu… bản sao
    chứng thực);
  • Các giấy tờ chứng minh thiệt hại (giấy ra viện;
    biên bản giám định sức khỏe….);
  • Các giấy tờ chứng minh lỗi của người gây thiệt hại
    (biên xác minh tai nạn…);
  • Các giấy tờ liên quan khác;…

 Hồ sơ nộp trực tiếp hoặc qua đường bưu điện tại Tòa án
nhân dân cấp huyện nơi bị đơn cư trú.

Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về nội dung trên, trường hợp bạn đọc có thắc mắc hoặc có nhu cầu được tư vấn pháp luật, vui lòng liên hệ Công ty Luật Long Phan PMT qua hotline bên dưới để được hỗ trợ. Xin cảm ơn./.

Bài viết nói về: Hướng dẫn thủ tục yêu cầu bồi thường thiệt hại do bị tai nạn giao thông
Nguồn trích dẫn từ:Luật Long Phan PMT
Tác giả:Vũ Viết Năng

February 16, 2020 at 10:07AM



Nguồn: WordPress https://vuvietnang.wordpress.com/2020/02/16/huong-dan-thu-tuc-yeu-cau-boi-thuong-thiet-hai-do-bi-tai-nan-giao-thong/

Thứ Bảy, 8 tháng 2, 2020

Bị xử phạt vi phạm hành chính về đất đai cần làm gì?

Khi người sử dụng đất “bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai” mà xâm phạm quyền, lợi ích. Để bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình người sử dụng đất cần phải làm gì? Công ty Luật Long Phan PMT sẽ hướng dẫn cách giải quyết chi tiết qua bài viết sau.

Bi xu phat hanh chinh trong linh vuc dat dai
Xử phạt vi phạm hành chính

1. Quy định về phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai

Hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai

Theo quy định tại Điều 2 Nghị định 91/2019/NĐ-CP quy định về
đối tượng bị xử phạt bao gồm:

  • Hộ
    gia đình, cộng đồng dân cư, cá nhân trong nước, cá nhân nước ngoài, người Việt
    Nam định cư ở nước ngoài;
  • Tổ chức
    trong nước, tổ chức nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, cơ sở
    tôn giáo.

Các hành vi vi phạm hành chính TRONG LĨNH VỰC ĐẤT ĐAI được quy định tại Chương 2 tại Nghị định 91/2019/NĐ-CP có hiệu lực ngày 5/01/2020. Theo đó, có 28 Điều luật quy định về các hành vi vi phạm mà cá nhân, tổ chức mắc phải như lấn chiếm đất, …

Thẩm quyền xử phạt

Thẩm quyền xử phạt
vi phạm hành chính được quy định tại Điều 38, 39 Nghị định bao gồm:

  • Chủ tịch Ủy ban nhân dân (ubnd) các cấp;
  • Thanh tra chuyên ngành.

Quy trình xử phạt

QUY TRÌNH XỬ PHẠT
vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai như sau:

  1. Bước 1.
    Phát hiện hành vi và lập biên bản vi phạm hành chính

Người có thẩm quyền khi phát hiện hành vi vi phạm hành
chính
phải kịp thời lập biên bản vi phạm hành chính theo khoản 2 Điều
40.

Biên bản vi phạm hành chính được lập theo quy định tại Điều
58 của Luật xử lý vi phạm hành chính và Nghị định 81/2013/NĐ-CP.

  • Bước 2.
    Ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính

Sau khi lập biên bản vi phạm hành chính người có thẩm quyền
ban hành quyết định xử phạt nếu thuộc thẩm quyền xử lý. Trường hợp vượt thẩm
quyền phải chuyển hồ sơ đến người có thẩm quyền xử phạt.

Trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày lập biên bản vi phạm hành
chính, người có thẩm quyền ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong
lĩnh vực đất đai.

Đối với trường hợp  phức tạp thì 30 ngày, đối với trường
hợp đặc biệt nghiêm trọng thì tối đa 60 ngày, kể từ ngày lập biên bản vi phạm
hành chính

  • Bước 3.
    Thi hành quyết định xử phạt 

Cá nhân, tổ chức vi phạm thi hành quyết định xử phạt được bạn
hành.

Cơ quan, tổ chức được giao nhiệm vụ thi hành quyết định phải
thường xuyên theo dõi, đôn đốc để cá nhân, tổ chức chấp hành việc nộp tiền phạt
cũng như biện pháp khắc phục hậu
quả được ghi trong quyết định.

  • Bước 4.
    Tổ chức cưỡng chế

Trường hợp cá nhân, tổ chức vi phạm tự nguyện thi hành quyết
định xử phạt trong thời hạn quy định. Nếu quá thời hạn sẽ bị cưỡng chế thi hành
quyết định xử phạt.

2. Khiếu nại quyết định xử phạt

thu tuc khieu nai quyet dinh xu phat hanh chinh trai phap luat
Khiếu nại quyết định hành chính

Khi cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính về
đất đai trái pháp luật, người sử dụng đất có quyền khiếu nại quyết định xử phạt
trên.

Để thực hiện việc khiếu nại quyết định xử phạt người sử dụng
đất thực hiện theo trình tự sau:

Khiếu nại lần đầu

  1. Người khiếu nại nộp đơn khiếu nại, hoặc khiếu nại
    trực tiếp cùng các tài liệu, chứng cứ có liên quan đến cơ quan có thẩm quyền;
  2. Người có thẩm quyền thụ lý giải quyết và thông
    báo về việc thụ lý trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận đơn khiếu nại. Nếu
    không thụ lý thì phải nêu rõ lý do;
  3. Người có thẩm quyền tiến hành xác minh nội dung
    khiếu nại;
  4. Người giải quyết khiếu nại tổ chức đối thoại nếu
    trong quá trình giải quyết có sự khác nhau về yêu cầu của người khiếu nại và kết
    quả xác minh không giống nhau.
  5. Ra quyết định giải quyết khiếu nại.

Khiếu nại đất đai lần hai

  1. Người
    khiếu nại nếu không đồng ý với quyết định giải quyết lần đầu hoặc khiếu nại
    không được giải quyết thì trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày hết thời hạn
    giải quyết khiếu nại lần đầu có quyền khiếu nại đến người có thẩm quyền giải
    quyết khiếu nại lần hai.
  2. Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận
    được khiếu nại quyết định hành chính, hành vi hành chính về quản lý đất đai thuộc
    thẩm quyền giải quyết mà việc khiếu nại lần hai có đủ điều kiện theo mục 2.2
    thì phải thụ lý giải quyết. Trường hợp không thụ lý giải quyết thì phải nêu rõ
    lý do trong văn bản thông báo cho người khiếu nại.
  3. Xác
    minh nội dung khiếu nại
  4. Tổ chức đối thoại
  5. Ra quyết
    định giải quyết khiếu nại

3. Khởi kiện quyết định xử phạt

yeu cau co quan co tham quyen giai quyet vu an hanh chinh
Tòa án xét xử vụ án hành chính trong lĩnh vực đất đai

Khi hết thời hạn giải quyết khiếu nại mà khiếu nại không được
giải quyết hoặc người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại
thì có quyền khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án theo quy định của Luật tố tụng
hành chính 2015.

Hồ sơ chuẩn bị khởi kiện

Hồ sơ khởi kiện quyết định hành chính bao gồm:

  • Đơn khởi kiện (theo mẫu);
  • Cam kết của người khởi kiện không khiếu nại đến
    người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại; 
  • Các tài liệu, chứng cứ chứng minh cho yêu cầu khởi
    kiện;
  • Bản sao quyết định xử phạt hành chính,  kết luận về giải quyết khiếu nại hành chính về
    đất đai;
  • Bản sao hộ khẩu, giấy chứng minh thư nhân dân,
    căn cước công dân.

Thủ tục khởi kiện

  1. Người khởi kiện nộp đơn khởi kiện đến Tòa án bằng
    các hình thức sau:
  • Nộp trực tiếp tại Tòa án;
  • Gửi qua dịch vụ bưu chính;
  • Gửi trực tiếp qua Cổng thông tin điện tử của Tòa
    án.
  • Sau khi nhận đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ
    kèm theo, xét thấy thuộc thẩm quyền giải quyết cuả Tòa án, Thẩm phán phải thông
    báo cho người khởi kiện biết để họ nộp tiền tạm ứng án phí.

Thời hạn nộp tiền tạm ứng án phí là 10 ngày, kể từ ngày nhận
được thông báo nộp tiền tạm ứng án phí, đồng thời, người khởi kiện phải nộp
biên lai cho Tòa án

  • Tòa án tiến hành xét xử sơ thẩm
  • Trường hợp các bên không đồng ý với bản án sơ thẩm,
    hoặc viện kiểm sát kháng nghị thì Tòa án xét xử phúc thẩm vụ án.

Trên đây là bài viết của chúng tôi về nội dung trên, trường
hợp bạn đọc có thắc mắc hoặc phản hồi vui lòng liên hệ Công ty Luật Long Phan
PMT qua hotline bên dưới để được hỗ trợ. Xin cảm ơn./.

Bài viết nói về: Bị xử phạt vi phạm hành chính về đất đai cần làm gì?
Nguồn trích dẫn từ:Luật Long Phan PMT
Tác giả:Vũ Viết Năng

February 09, 2020 at 01:00PM



Nguồn: WordPress https://vuvietnang.wordpress.com/2020/02/09/bi-xu-phat-vi-pham-hanh-chinh-ve-dat-dai-can-lam-gi/

Thứ Tư, 5 tháng 2, 2020

Ép uống bia rượu như thế nào thì bị phạt hành chính?

Phạt hành chính hành vi ép uống bia rượu sẽ được cơ quan có thẩm quyền tiến hành kể từ ngày 01/01/2020 khi mà Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia bắt đầu có hiệu lực. Theo đó, hành vi ép uống rượu bia tưởng chừng như thói quen hết sức bình thường của mọi người đặc biệt là vào những ngày lễ, tuy nhiên hành vi này không chỉ gây ra hậu nhiều hậu quả khôn lường mà còn là hành vi vi phạm pháp luật.

ep uong ruou bia bi xu ly theo quy dinh phap luat
Ép người khác uống bia là hành vi vi phạm pháp luật

1.  
Thế nào là hành vi ép buộc người khác uống rượu
bia?

Theo quy định tại khoản 1 Điều 5 Luật Phòng chống tác tại của rượu bia năm 2019 quy định cấm hành vi xúi giục, kích động, lôi kéo, ép buộc người khác uống rượu bia.

Việc mời bia được xem như là một văn hóa, lễ nghi khi giao tiếp trong bàn tiệc. Tuy nhiên nhiều trường hợp mời nhậu theo kiểu ép buộc phải uống đến mức không làm chủ được hành vi, thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật và nguy hiểm hơn là nhiều người đã có các hành vi coi thường mạng sống của người khác.

Việc chứng minh hành vi xúi giục người khác uống rượu bia chưa có quy định cụ thể. Nếu muốn xử lý có hay không hành vi xúi giục người khác uống rượu bia thì cần phải có người làm chứng hoặc trích xuất ca-me-ra, những hình ảnh, video trong bàn nhậu thì mới có khả năng có căn cứ để xử lý trách nhiệm.

Kể từ ngày 01/01/2020, “hành vi ép buộc” người khác uống rượu bia là hành vi vi phạm pháp luật.

cach tu choi uong ruou bia
Từ chối các lời mời uống bia

Bên cạnh đó, các hành vi sau đây cũng bị cấm theo quy định của
Luật Phòng chống tác tại của rượu bia năm 2019:

  • Người chưa đủ 18 tuổi uống rượu, bia.
  • Bán, cung cấp, khuyến mại rượu, bia cho người
    chưa đủ 18 tuổi.
  • Sử dụng lao động là người chưa đủ 18 tuổi trực
    tiếp tham gia vào việc sản xuất, mua bán rượu, bia.
  • Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động
    trong các cơ quan, tổ chức, sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, chiến
    sĩ, người làm việc trong lực lượng vũ trang nhân dân, học sinh, sinh viên uống
    rượu, bia ngay trước, trong giờ làm việc, học tập và nghỉ giữa giờ làm việc, học
    tập.
  • Điều khiển phương tiện giao thông mà trong máu
    hoặc hơi thở có nồng độ cồn.
  • Quảng cáo rượu có độ cồn từ 15 độ trở lên.
  • Cung cấp thông tin không chính xác, sai sự thật
    về ảnh hưởng của rượu, bia đối với sức khỏe.
  • Khuyến mại trong hoạt động kinh doanh rượu, bia
    có độ cồn từ 15 độ trở lên; sử dụng rượu, bia có độ cồn từ 15 độ trở lên để
    khuyến mại dưới mọi hình thức.
  • Sử dụng nguyên liệu, phụ gia, chất hỗ trợ chế biến
    không được phép dùng trong thực phẩm; nguyên liệu, phụ gia thực phẩm, chất hỗ
    trợ chế biến thực phẩm không bảo đảm chất lượng và không rõ nguồn gốc, xuất xứ
    để sản xuất, pha chế rượu, bia.
  • Kinh doanh rượu không có giấy phép hoặc không
    đăng ký; bán rượu, bia bằng máy bán hàng tự động.
  • Kinh doanh, tàng trữ, vận chuyển rượu, bia giả,
    nhập lậu, không bảo đảm chất lượng, không rõ nguồn gốc, xuất xứ, nhập lậu rượu,
    bia.
  • Các hành vi bị nghiêm cấm khác liên quan đến rượu,
    bia do luật định.

2.  
Mức xử phạt cho hành vi ép người khác uống rượu
bia

hanh vi ru re uong ruou bia la vi pham phap luat
Hành vi rủ rê, lôi kéo người khác uống rượu bia bị “phạt bao nhiêu”?
  • Dự thảo Nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế sắp được ban hành đã dành 7 điều quy định về mức phạt hành chính đối với các hành vi vi phạm quy định trong luật Phòng chống tác hại rượu bia năm 2019.
  • Theo khoản 2 Điều 30 dự thảo này, hành vi xúi giục, kích động, lôi kéo, “ép buộc” người khác uống rượu bia bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng. Đồng thời, mức phạt này cũng áp dụng với hành vi uống ượu, bia ngay trước, trong giờ làm việc, học tập và nghỉ giữa giờ làm việc, học tập.
  • Hơn nữa đối với hành vi uống rượu, bia trước khi điều khiểu phương tiện giao thông tham gia giao thông bị phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.
  • Trường hợp người điều khiển phương tiện giao thông đang tham gia giao thông có nồng độ cồn trong máu và hơi thở thì thực hiện xử phạt theo quy định của pháp luật về an toàn giao thông.

3.  
Mức xử phạt quán nhậu không nhắc khách không lái
xe sau khi uống rượu bia

co quan chuc nang kiem tra nong do con nguoi tham gia giao thong
Không điều khiển phương tiện giao thông khi đã uống bia
  • Dự thảo đã nhấn mạnh trách nhiệm của các cơ sở
    kinh doanh hàng ăn, hàng uống trong việc hạn chế tai nạn giao thông do bia rượu
    gây ra.
  • Theo điểm b khoản 1 Điều 35 của dự thảo Nghị định
    nếu cơ sở kinh doanh rượu, bia không nhắc nhở hoặc không có hình thức thông tin
    phù hợp cho khách hàng về việc không điều khiển phương tiện giao thông sau khi
    uống rượu bia thì bị phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.
  • Nếu các cơ sở kinh doanh rượu bia sử dụng lao động
    là người chưa đủ 18 tuổi trực tiếp tham gia vào việc mua bán rượu bia; thông
    tin về sản phẩm rượu, bia không đảm bảo chính xác, khoa học sẽ bị xử phạt từ
    15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.

Trên đây là bài tư vấn của chúng tôi, nếu Quý bạn đọc có bất cứ thắc mắc hoặc cần giải đáp thêm thông tin về vấn đề trên, hãy liên hệ Công ty Luật Long Phan PMT qua hotline bên dưới để được hỗ trợ miễn phí. Trân trọng!

Bài viết nói về: Ép uống bia rượu như thế nào thì bị phạt hành chính?
Nguồn trích dẫn từ:Luật Long Phan PMT
Tác giả:Vũ Viết Năng

February 06, 2020 at 07:00AM



Nguồn: WordPress https://vuvietnang.wordpress.com/2020/02/06/ep-uong-bia-ruou-nhu-the-nao-thi-bi-phat-hanh-chinh/

Cách xác định nồng độ cồn để xử phạt vi phạm giao thông?

Xác định nồng độ cồn để tiến hành xử phạt vi phạm giao thông là vấn đề thu hút khá nhiều sự quan tâm của người dân khi mà kể từ ngày 01/01/2020, Luật phòng, chống tác hại của rượu, bia bắt đầu có hiệu lực. Theo đó, nhà nước nghiêm cấm người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn.

xac dinh nong do con de tien hanh xu phat vi pham giao thong
Xử phạt vi phạm giao thông khi có nồng độ cồn

1.   Nồng
độ cồn là gì ?  

  • Rượu là đồ uống có cồn thực phẩm, được sản xuất từ quá trình lên men từ một hoặc hỗn hợp của các loại nguyên liệu chủ yếu bao gồm tinh bột của ngũ cốc, dịch đường của cây, hoa, củ, quả hoặc là đồ uống được pha chế từ cồn thực phẩm.
  • Bia là đồ uống có cồn thực phẩm, được sản xuất từ quá trình lên men từ hỗn hợp của các loại nguyên liệu chủ yếu gồm mạch nha (malt), đại mạch, nấm men bia, hoa bia (hoa houblon), nước.
  • Cồn thực phẩm là hợp chất hữu cơ có công thức phân tử là C2H5OH và có tên khoa học là ethanol đã được loại bỏ tạp chất, đạt yêu cầu dùng trong thực phẩm theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, có khả năng gây nghiện, ảo giác nặng với hệ thần kinh và gây ngộ độc cấp tính.
  • Độ cồn là số đo chỉ hàm lượng cồn thực phẩm có trong rượu, bia tính theo phần trăm thể tích. Độ cồn được tính bằng số mililít ethanol nguyên chất trong 100 ml dung dịch ở 20 °C.
  • Khi điều khiển phương tiện giao thông, cồn dễ làm cho hệ thần kinh mất khả năng nhận thức, tự chủ, mất khả năng xác định phương hướng và dễ khiến người điều khiển phương tiện gây ra tai nạn giao thông.
Cac cach de xac dinh nong do con
Xác định nồng độ cồn

2.   Có bao nhiêu cách xác định nồng độ cồn

Xác định nồng độ cồn trong máu

Nồng độ cồn trong máu: C = 1.056*A:(10W*R)

Trong đó:

  • A là số đơn vị cồn uống vào (1 đvc tương đương 220ml bia (2/3 chai) nồng độ cồn 5%, 100ml rượu vang nồng độ cồn 13.5%, 30ml rượu mạnh nồng độ cồn 40%).
  • W là cân nặng.
  • R là hằng số hấp thụ rượu theo giới tính (R=0.7 đối với nam và R=0.6 đối với nữ).

Xác định nồng độ cồn trong khí thở

Nồng độ cồn trong khí thở: B = C:210

Các chiến sĩ CẢNH SÁT giao thông sẽ tiến hành đo nồng độ cồn của người tham gia giao thông bằng “máy đo” nồng độ cồn.

nong do con duoc do trong khi tho thong qua may do nong do con
Kiểm tra nồng độ cồn trong khí thở

3.   Máy đo nồng độ cồn như thế nào là đúng quy định ?

Thiết bị đo nồng độ cồn này có chức năng đo nồng độ cồn trong hơi thở, thông qua đó xác định xem chủ thể có hay không sử dụng chất có cồn như rượu, bia,…

Theo các quy định hiện hành, các thiết bị đo nồng độ cồn phải
đáp ứng các tiêu chuẩn kiểm định theo văn bản kỹ thuật đo lường Việt Nam ĐLVN
107:2012 của Bộ KH-CN về phương tiện đo hàm lượng cồn trong hơi thở, được cấp
chứng chỉ kiểm định như:

  • Tem kiểm định
  • Dấu kiểm định
  • Giấy chứng nhận kiểm định theo quy định

Về sai số, tiêu chuẩn cho phép sai số 0.020 mg/l hoặc 0.004% BAC với kiểm định ban đầu; hoặc 0.032 mg/l hoặc 0.006% BAC với kiểm định định kỳ.

Chu kỳ kiểm định phương tiện đo hàm lượng cồn là 1 lần/năm.

4.   Mức phạt vi phạm do nồng độ cồn vượt quá được quy định như thế nào ?

Theo quy định tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt, có hiệu lực từ ngày 01/01/2020.

Mức xử phạt nồng độ cồn đối với ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô

Co quan co tham quyen tien hanh kiem tra nong do con cua nguoi di duong
Kiểm tra nồng độ cồn người điều khiển ô tô
  • “Phạt” tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với người điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở. Phạt bổ sung tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 10 tháng đến 12 tháng.
  • Phạt tiền từ 16.000.000 đồng đến 18.000.000 đồng Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở. Phạt bổ sung tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 16 tháng đến 18 tháng.
  • Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với người điều khiển xe Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở; không CHẤP HÀNH yêu cầu kiểm tra về nồng độ cồn của người thi hành công vụ. Phạt bổ sung tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 22 tháng đến 24 tháng.

Mức xử phạt nồng độ cồn đối với xe mô tô, xe gắn máy

kiem tra nong do con cua nguoi tham gia giao thong
Kiểm tra nồng độ cồn người điều khiển xe gắn máy
  • Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối
    với người điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn
    nhưng chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25
    miligam/1 lít khí thở. Phạt bổ sung tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 10
    tháng đến 12 tháng.
  • Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối
    với người điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt
    quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến
    0,4 miligam/1 lít khí thở. Phạt bổ sung tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ
    16 tháng đến 18 tháng.
  • Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối
    với người điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt
    quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở Không chấp
    hành yêu cầu kiểm tra về nồng độ cồn của người thi hành công vụ. Phạt bổ sung
    tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 22 tháng đến 24 tháng.

Mức xử phạt nồng độ cồn đối với xe đạp, xe đạp máy (kể cả xe đạp điện), người
điều khiển xe thô sơ khác

  • Phạt tiền từ 80.000 đồng đến 100.000 đồng đối với
    người điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng
    chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít
    khí thở
  • Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 300.000 đồng đối với
    người điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt
    quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến
    0,4 miligam/1 lít khí thở.
  • Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với
    người điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt
    quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở; không
    chấp hành yêu cầu kiểm tra về nồng độ cồn của người thi hành công vụ.

Quý bạn đọc có bất cứ thắc mắc gì về bài viết trên hoặc cần được tư vấn thêm về các quy định liên quan đến xử phạt vi phạm về an toàn giao thông, hãy liên hệ ngay đến Công ty Luật Long Phan PMT qua hotline bên dưới để được giải đáp miễn phí. Trân trọng!

Bài viết nói về: Cách xác định nồng độ cồn để xử phạt vi phạm giao thông?
Nguồn trích dẫn từ:Luật Long Phan PMT
Tác giả:Vũ Viết Năng

February 05, 2020 at 07:00PM



Nguồn: WordPress https://vuvietnang.wordpress.com/2020/02/05/cach-xac-dinh-nong-do-con-de-xu-phat-vi-pham-giao-thong/

Chủ Nhật, 2 tháng 2, 2020

Cách xác định việc xả thải ra môi trường như thế nào là vi phạm pháp luật

Xả thải ra môi trường vi phạm pháp luật và bị xử phạt vi phạm khi vượt quá mức quy chuẩn kỹ thuật cho phép gây ô nhiễm môi trường. Thực tế, đa số sự vi phạm phát sinh từ các doanh nghiệp và hộ gia đình. Bài viết dưới đây sẽ giúp người đọc biết được khi nào thì phạm lỗi do xả thải làm gây ô nhiễm môi trường.

xa thai ra moi truong vi pham phap luat
Hiện tượng cháy rừng – một phần khiến thủng tầng ozon

1.  
Những hành vi bị cấm thải ra môi trường

Theo Điều 7 Luật Bảo vệ
Môi trường 2014 quy định các hành vi mà tổ chức, cá nhân không được làm bao gồm
các chất thải rắn, lỏng, khí gây hại,
tài nguyên thiên nhiên. Cụ thể:

  • Phá hoại, khai thác trái phép nguồn tài
    nguyên thiên nhiên.
  • Khai thác nguồn tài nguyên sinh vật bằng
    phương tiện, công cụ, phương pháp hủy diệt, không đúng thời vụ và sản lượng
    theo quy định của pháp luật.
  • Khai thác, kinh doanh, tiêu thụ các loài
    thực vật, động vật hoang dã thuộc danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu
    tiên bảo vệ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định.
  • Vận chuyển, chôn lấp chất độc, chất phóng xạ, chất thải và chất nguy hại khác
    không đúng quy trình kỹ thuật về bảo vệ môi trường.
  • Thải chất thải chưa được XỬ LÝ đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường đã phê duyệt; các chất độc, chất phóng xạ
    và chất nguy hại khác vào đất, nguồn
    nước và không khí.
  • Đưa vào nguồn nước hóa chất độc hại, chất
    thải, vi sinh vật chưa được kiểm định và tác nhân độc hại khác đối với con người
    và sinh vật.
  • Thải khói, bụi, khí có chất hoặc mùi độc hại
    vào không khí; phát tán bức xạ, phóng xạ, các chất ion hóa vượt quá quy chuẩn kỹ
    thuật môi trường.
  • Gây tiếng ồn, độ rung vượt quá quy chuẩn kỹ
    thuật môi trường.
  • Nhập khẩu, quá cảnh chất thải từ nước
    ngoài dưới mọi hình thức.
  • Nhập khẩu, quá cảnh động vật, thực vật
    chưa qua kiểm dịch; vi sinh vật ngoài danh mục cho phép.
  • Sản xuất, kinh doanh sản phẩm gây nguy hại
    cho con người, sinh vật và hệ sinh thái; sản xuất, sử dụng nguyên liệu, vật liệu
    xây dựng chứa yếu tố độc hại vượt quá quy chuẩn kỹ thuật môi trường.
  • Phá hoại, xâm chiếm trái phép di sản thiên
    nhiên, khu bảo tồn thiên nhiên.
  • Xâm hại công trình, thiết bị, phương tiện
    phục vụ hoạt động bảo vệ môi trường.
  • Hoạt động trái phép, sinh sống ở khu vực
    được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác định là khu vực cấm do mức độ đặc biệt
    nguy hiểm về môi trường đối với con người.
  • Che giấu hành vi hủy hoại môi trường, cản
    trở hoạt động bảo vệ môi trường, làm sai lệch thông tin dẫn đến gây hậu quả xấu
    đối với môi trường.
  • Lợi dụng chức vụ, quyền hạn, vượt quá quyền
    hạn hoặc thiếu trách nhiệm của người có thẩm quyền để làm trái quy định về quản
    lý môi trường.

2.  
Nguyên tắc và căn cứ xác định cơ sở gây ô nhiễm
môi trường

cac nguyen nhan khien moi truong hien nay o nhiem
Rác thải các loại bừa bãi trong biển nước, khó phân hủy

Theo Điều 33 nghị định
19/2015/NĐ-CP quy định:

Việc xác định cơ sở thải ra môi trường gây ô nhiễm, ô nhiễm
nghiêm trọng phải được tiến hành khách quan, công bằng, đúng pháp luật; căn cứ
các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường và mức độ vi phạm của các hành vi gây
ô nhiễm
môi trường, bao gồm:

  • Hành vi xả nước thải, khí thải, bụi vượt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi
    trường;
  • Hành vi gây tiếng ồn, độ rung vượt quy chuẩn
    kỹ thuật quốc gia về môi trường;
  • Hành
    vi

    chôn lấp, thải vào đất, môi trường nước các chất gây ô nhiễm ở thể lỏng, rắn,
    bùn không đúng quy định làm môi trường đất, nước, không khí vượt quy chuẩn kỹ
    thuật quốc gia về chất lượng môi trường xung quanh.

3.  
Nhân tố xác định mức độ vi phạm của hành vi
không bảo vệ môi trường

Các yếu tố xác định mức độ
gây ô nhiễm môi trường như sau:

  • Lượng nước thải, lưu lượng khí thải, bụi của cơ sở; số lần vượt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường của các thông số môi trường đặc trưng và số các thông số môi trường đặc trưng vượt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất thải có trong nước thải, khí thải, bụi của cơ sở;
  • Số lần vượt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn, độ rung; đối tượng chịu tác động; thời điểm và địa điểm diễn ra hành vi;
  • Số lần vượt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt, nước ngầm, nước biển, không khí xung quanh và môi trường đất của các thông số môi trường do các hành vi này gây ra.

4.  
Chế tài xử phạt đối với hành vi gây ô nhiễm môi
trường

Mức xử phạt hành chính

Cac muc xu phat cho hanh vi xa thai lam o nhiem moi truong
Hành vi làm ô nhiễm phải bị xử phạt nghiêm và áp dụng biện pháp khắc phục
  1. Cảnh cáo;
  2. Phạt tiền tối đa đối với một hành vi vi phạm
    hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường”
    là 1.000.000.000 đồng đối với cá nhân và 2.000.000.000 đồng đối với tổ chức.

Hình thức xử phạt bổ sung

Các hình thức xử phạt TỘI gây ô nhiễm phổ biến như: Tước quyền
sử dụng có thời hạn đối với:

  • Giấy phép xử lý chất thải nguy hại;
  • Giấy phép xả thải khí thải công nghiệp;
  • Giấy xác nhận đủ điều kiện về bảo vệ môi
    trường trong nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất;
  • Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm là các
    chất độc hại, chất lây nhiễm;
  • Giấy chứng nhận đăng ký lưu hành chế phẩm
    sinh học trong xử lý chất thải tại Việt Nam;
  • Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch
    vụ quan trắc môi trường; Giấy phép khai thác loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu
    tiên bảo vệ; Giấy phép nuôi, trồng các loài nguy cấp, quý hiếm được ưu tiên bảo
    vệ; …
  • Đình chỉ hoạt động có thời từ 01 tháng đến
    24 tháng, kể từ ngày quyết định xử phạt vi phạm hành chính có hiệu lực thi
    hành;
  • Tịch thu tang vật vi phạm hành chính,
    phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường (sau đây gọi chung là tang vật,
    phương tiện vi phạm hành chính).

Ngoài các hình thức xử phạt
trên, tùy từng trường hợp mà người có hành vi vi phạm có thể bị áp dụng biện
pháp khắc phục hậu quả theo khoản 3 Điều 4 Nghị định 155/2016/NĐ-CP.

Trên đây là nội dung bài viết của chúng tôi. Trường hợp Quý bạn đọc có thắc mắc hay có vấn đề cần tư vấn. Xin vui lòng liên hệ với Công ty Luật Long Phan PMT qua Hotline bên dưới để được hỗ trợ miễn phí. Xin cảm ơn!

Bài viết nói về: Cách xác định việc xả thải ra môi trường như thế nào là vi phạm pháp luật
Nguồn trích dẫn từ:Luật Long Phan PMT
Tác giả:Vũ Viết Năng

February 03, 2020 at 07:00AM



Nguồn: WordPress https://vuvietnang.wordpress.com/2020/02/03/cach-xac-dinh-viec-xa-thai-ra-moi-truong-nhu-the-nao-la-vi-pham-phap-luat/

DỊCH VỤ LUẬT SƯ LAO ĐỘNG

DỊCH VỤ LUẬT SƯ LAO ĐỘNG  Trong bối cảnh quan hệ lao động ngày càng phức tạp, dịch vụ luật sư lao động đang trở thành lựa chọn tối ưu cho do...