Thủ tục kháng cáo bản án dân sự là vấn đề nhận được rất nhiều sự quan tâm của các tổ chức, cá nhân hiện nay. Vậy thủ tục kháng cáo bản án dân sự là gì mà nhận được quan tâm đến như vậy? Tại sao phải kháng cáo bản án dân sự? Chủ thể có quyền kháng cáo, ủy quyền kháng cáo bản án dân sự. Trình tự, thủ tục kháng cáo. Mời bạn đọc tham khảo bài viết sau đây:
Thủ tục kháng cáo bản án dân sự
Kháng cáo bản án dân sự
Kháng cáo bản án dân sự là gì?
Kháng cáo bản án dân sự của tòa án là việc những người tham gia tố tụng không đồng ý với toàn bộ hoặc một phần bản án, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm, trong thời hạn mà pháp luật quy định gửi đơn đề nghị Tòa án cấp trên trực tiếp xét lại toàn bộ hoặc một phần bản án chưa có hiệu lực pháp luật.
Kháng cáo bản án dân sự
Tại sao phải kháng cáo bản án dân sự?
Người có quyền kháng cáo nếu cho rằng quyền và lợi ich của mình chưa được giải quyết thỏa đáng bởi bản án dân sự sơ thẩm thì có quyền kháng cáo bản án đó để yêu cầu tòa án xét xử lại trong thời hạn theo quy định của pháp luật quy định.
Chủ thể có quyền kháng cáo bản án dân sự
Căn cứ vào Điều 271 bộ luật tố tụng dân sự 2015, người có quyền kháng cáo bao gồm các chủ thể sau:
Đương sự, người đại diện hợp pháp của đương sự, cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện có quyền kháng cáo bản án sơ thẩm, quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự, quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự của Tòa án cấp sơ thẩm để yêu cầu Tòa án cấp phúc thẩm giải quyết lại theo thủ tục phúc thẩm.
Uỷ quyền kháng cáo
Căn cứ vào khoản 3, 4, 5 Điều 272 bộ luật tố tụng dân sự 2015:
- Người kháng cáo nếu không tự mình kháng cáo thì có thể ủy quyền cho người khác đại diện cho mình kháng cáo.
- Người đại diện theo pháp luật của đương sự là cơ quan, tổ chức có thể tự mình làm đơn kháng cáo.
- Trường hợp người đại diện theo pháp luật của cơ quan, tổ chức ủy quyền cho người khác kháng cáo thì tại mục tên, địa chỉ của người kháng cáo trong đơn phải ghi họ, tên, địa chỉ của người đại diện theo ủy quyền, của đương sự là cơ quan, tổ chức ủy quyền; số điện thoại, fax, địa chỉ thư điện tử (nếu có) của đương sự là cơ quan, tổ chức ủy quyền; họ, tên, chức vụ của người đại diện theo pháp luật của đương sự là cơ quan, tổ chức đó và văn bản ủy quyền. Ở phần cuối đơn kháng cáo, người đại diện theo ủy quyền phải ký tên hoặc điểm chỉ.
- Người đại diện theo pháp luật của đương sự là người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự có thể tự mình làm đơn kháng cáo.
- Trường hợp người đại diện theo pháp luật của đương sự ủy quyền cho người khác đại diện cho mình kháng cáo thì tại mục tên, địa chỉ của người kháng cáo trong đơn phải ghi họ, tên, địa chỉ của người đại diện theo ủy quyền và văn bản ủy quyền; họ, tên, địa chỉ của người đại diện theo pháp luật của đương sự ủy quyền; họ, tên, địa chỉ của đương sự là người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự. Ở phần cuối đơn kháng cáo, người đại diện theo ủy quyền phải ký tên hoặc điểm chỉ.
Việc ủy quyền quy định tại các khoản 3, 4 và 5 Điều này phải được làm thành văn bản có công chứng, chứng thực hợp pháp, trừ trường hợp văn bản ủy quyền đó được lập tại Tòa án có sự chứng kiến của Thẩm phán hoặc người được Chánh án Tòa án phân công. Trong văn bản ủy quyền phải có nội dung đương sự ủy quyền cho người đại diện theo ủy quyền kháng cáo bản án, quyết định tạm đình chỉ, đình chỉ giải quyết vụ án của Tòa án cấp sơ thẩm.
Uỷ quyền kháng cáo
Trình tự thủ tục kháng cáo bản án dân sự
Hồ sơ cần chuẩn bị
- Đơn kháng cáo
- Kèm theo đơn kháng cáo, người kháng cáo phải gửi tài liệu, chứng cứ bổ sung (nếu có) để chứng minh cho kháng cáo của mình là có căn cứ và hợp pháp.
Nội dung đơn kháng cáo
Căn cứ vào Điều 272 bộ luật tố tụng dân sự 2015, đơn kháng cáo sẽ có các nội dung sau:
- Ngày, tháng, năm làm đơn kháng cáo;
- Tên, địa chỉ; số điện thoại, fax, địa chỉ thư điện tử (nếu có) của người kháng cáo;
- Kháng cáo toàn bộ hoặc phần của bản án, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật;
- Lý do của việc kháng cáo và yêu cầu của người kháng cáo;
- Chữ ký hoặc điểm chỉ của người kháng cáo.
>>> Xem thêm: Hướng giải quyết vụ việc dân sự có đơn kháng cáo
Nộp đơn kháng cáo
Căn cứ vào khoản 6 Điều 272 bộ luật tố tụng dân sự 2015:
- Đơn kháng cáo phải được gửi cho Tòa án cấp sơ thẩm đã ra bản án, quyết định sơ thẩm bị kháng cáo.
- Trường hợp đơn kháng cáo được gửi cho Tòa án cấp phúc thẩm thì Tòa án đó phải chuyển cho Tòa án cấp sơ thẩm để tiến hành các thủ tục cần thiết theo quy định của Bộ luật này.
Thời hạn kháng cáo
Căn cứ vào Điều 273 bộ luật tố tụng dân sự 2015:
- Thời hạn kháng cáo đối với bản án của Tòa án cấp sơ thẩm là 15 ngày, kể từ ngày tuyên án; đối với đương sự, đại diện cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân khởi kiện không có mặt tại phiên tòa hoặc không có mặt khi tuyên án mà có lý do chính đáng thì thời hạn kháng cáo được tính từ ngày họ nhận được bản án hoặc bản án được niêm yết.
- Đối với trường hợp đương sự, đại diện cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân khởi kiện đã tham gia phiên tòa nhưng vắng mặt khi Tòa án tuyên án mà không có lý do chính đáng thì thời hạn kháng cáo được tính từ ngày tuyên án.
- Thời hạn kháng cáo đối với quyết định tạm đình chỉ, đình chỉ giải quyết vụ án của Tòa án cấp sơ thẩm là 07 ngày, kể từ ngày đương sự, cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện nhận được quyết định hoặc kể từ ngày quyết định được niêm yết theo quy định của Bộ luật này.
- Trường hợp đơn kháng cáo được gửi qua dịch vụ bưu chính thì ngày kháng cáo được xác định căn cứ vào ngày tổ chức dịch vụ bưu chính nơi gửi đóng dấu ở phong bì. Trường hợp người kháng cáo đang bị tạm giam thì ngày kháng cáo là ngày đơn kháng cáo được giám thị trại giam xác nhận
Trên đây là bài viết liên quan đến vấn đề thủ tục kháng cáo bản án dân sự? Nếu như quý bạn đọc vẫn còn thắc mắc hay mong muốn TƯ VẤN LUẬT DÂN SỰ để tìm hiểu sâu hơn về vấn đề trên hoặc cần tìm dịch vụ luật sư để xử lý các vấn đề liên quan thì vui lòng liên hệ với chúng tôi qua HOTLINE: 1900636387. Xin cảm ơn.
Nguồn: Luật Sư Vũ Viết Năng – Luật Long Phan PMT
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét