Thứ Ba, 22 tháng 6, 2021

Thẩm quyền của Tòa án Việt Nam trong vụ việc có yếu tố nước ngoài

Thẩm quyền của Tòa án Việt Nam trong vụ việc có yếu tố nước ngoài là vấn đề pháp lý rất được quan tâm, đặc biệt là trong thời kỳ hội nhập hiện nay. Vậy vụ việc có yếu tố nước ngoài là gì? Thẩm quyền của Tòa án Việt Nam đối với các vụ việc này được quy định ra sao? Nếu không thuộc THẨM QUYỀN thì TÒA ÁN xử lý thế nào? Để hiểu rõ các vấn đề này mời bạn đọc tham khảo bài viết sau đây của chúng tôi.

Thẩm quyền của Tòa án Việt Nam trong vụ việc có yếu tố nước ngoài

Thẩm quyền của Tòa án Việt Nam trong vụ việc có yếu tố nước ngoài

Vụ việc có yếu tố nước ngoài là gì?

Theo định nghĩa tại khoản 2 Điều 646 BLTTDS 2015 thì:

Vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài là vụ việc dân sự thuộc một trong các trường hợp sau đây:

  • Có ít nhất một trong các bên tham gia là cá nhân, cơ quan, tổ chức nước ngoài;
  • Các bên tham gia đều là công dân, cơ quan, tổ chức Việt Nam nhưng việc xác lập, thay đổi, thực hiện hoặc chấm dứt quan hệ đó xảy ra tại nước ngoài;
  • Các bên tham gia đều là công dân, cơ quan, tổ chức Việt Nam nhưng đối tượng của quan hệ dân sự đó ở nước ngoài.

Thẩm quyền của Tòa án Việt Nam

Thẩm quyền của Tòa án Việt Nam

Thẩm quyền của Tòa án Việt Nam

>>> Xem thêm: Xác định thẩm quyền của Tòa án trong tố tụng dân sự

Thẩm quyền chung

Theo khoản 1 Điều 469 BLTTDS 2015 thì Tòa án Việt Nam có thẩm quyền chung giải quyết các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài trong các trường hợp sau:

  • Đối với trường hợp bị đơn:
  • Là cá nhân cư trú, làm ăn, sinh sống lâu dài tại Việt Nam;
  • Là cơ quan, tổ chức có trụ sở tại Việt Nam hoặc bị đơn là cơ quan, tổ chức có chi nhánh, văn phòng đại diện tại Việt Nam đối với các vụ việc liên quan đến hoạt động của chi nhánh, văn phòng đại diện của cơ quan, tổ chức đó tại Việt Nam;
  • Có tài sản trên lãnh thổ Việt Nam;
  • Đối với trường hợp là các vụ việc:
  • Vụ việc ly hôn mà nguyên đơn hoặc bị đơn là công dân Việt Nam hoặc các đương sự là người nước ngoài cư trú, làm ăn, sinh sống lâu dài tại Việt Nam;
  • Vụ việc về quan hệ dân sự mà việc xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ đó xảy ra ở Việt Nam, đối tượng của quan hệ đó là tài sản trên lãnh thổ Việt Nam hoặc công việc được thực hiện trên lãnh thổ Việt Nam;
  • Vụ việc về quan hệ dân sự mà việc xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ đó xảy ra ở ngoài lãnh thổ Việt Nam nhưng có liên quan đến quyền và nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức, cá nhân Việt Nam hoặc có trụ sở, nơi cư trú tại Việt Nam.”

Thẩm quyền riêng

Theo Điều 470 BLTTDS 2015 thì:

Những vụ án dân sự có yếu tố nước ngoài thuộc thẩm quyền giải quyết riêng của Tòa án Việt Nam phải có các điều kiện sau:

  • Là vụ án dân sự có liên quan đến quyền đối với tài sản là bất động sản có trên lãnh thổ Việt Nam:
  • Vụ án ly hôn giữa công dân Việt Nam với công dân nước ngoài hoặc người không quốc tịch, nếu cả hai vợ chồng cư trú, làm ăn, sinh sống lâu dài ở Việt Nam;
  • Vụ án dân sự khác mà các bên được lựa chọn Tòa án Việt Nam để giải quyết theo pháp luật Việt Nam hoặc điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên và các bên đồng ý lựa chọn Tòa án Việt Nam.

Những việc dân sự có yếu tố nước ngoài sau đây thuộc thẩm quyền giải quyết riêng biệt của Tòa án Việt Nam:

  • Các yêu cầu không có tranh chấp phát sinh từ quan hệ pháp luật dân sự quy định tại khoản 1 Điều này;
  • Yêu cầu xác định một sự kiện pháp lý xảy ra trên lãnh thổ Việt Nam;
  • Tuyên bố công dân Việt Nam hoặc người nước ngoài cư trú tại Việt Nam bị mất tích, đã chết nếu việc tuyên bố đó có liên quan đến việc xác lập quyền, nghĩa vụ của họ trên lãnh thổ Việt Nam, trừ trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác;
  • Tuyên bố người nước ngoài cư trú tại Việt Nam bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, mất năng lực hành vi dân sự nếu việc tuyên bố đó có liên quan đến việc xác lập quyền, nghĩa vụ của họ trên lãnh thổ Việt Nam;

Công nhận tài sản có trên lãnh thổ Việt Nam là vô chủ, công nhận quyền sở hữu của người đang quản lý đối với tài sản vô chủ trên lãnh thổ Việt Nam.

>>> Xem thêm: Tư vấn giải quyết tranh chấp di sản thừa kế có yếu tố nước ngoài

Xử lý vụ việc không thuộc thẩm quyền của Tòa án Việt Nam

Xử lý vụ việc không thuộc thẩm quyền của Tòa án Việt Nam

Xử lý vụ việc không thuộc thẩm quyền của Tòa án Việt Nam

Theo quy định tại Điều 472 BLTTDS 2015 thì đối với các vụ việc không thuộc thẩm quyền của Tòa án Việt Nam thì có những trường hợp sau và hình thức xử lý những trường hợp đó:

Hình thức xử lý

Đối với các vụ việc không thuộc thẩm quyền của Tòa án Việt Nam thì Tòa phải áp dụng những hình thức xử lý sau:

  • Trả lại đơn khởi kiện, đơn yêu cầu;
  • Đình chỉ giải quyết vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài.

Các trường hợp không thuộc thẩm quyền của Tòa án Việt Nam

  • Các đương sự được thỏa thuận lựa chọn phương thức giải quyết tranh chấp theo quy định của pháp luật áp dụng đối với quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài và đã lựa chọn Trọng tài hoặc Tòa án nước ngoài giải quyết vụ việc đó;
  • Trường hợp các bên thay đổi thỏa thuận lựa chọn Trọng tài hoặc Tòa án nước ngoài bằng thỏa thuận lựa chọn Tòa án Việt Nam hoặc thỏa thuận lựa chọn Trọng tài hoặc Tòa án nước ngoài bị vô hiệu hoặc không thể thực hiện được, hoặc Trọng tài hoặc Tòa án nước ngoài từ chối thụ lý đơn thì Tòa án Việt Nam vẫn có thẩm quyền giải quyết;
  • Vụ việc không thuộc thẩm quyền riêng biệt của Tòa án Việt Nam quy định tại Điều 470 của Bộ luật này và vụ việc thuộc thẩm quyền riêng biệt của Tòa án nước ngoài có liên quan;
  • Vụ việc không thuộc thẩm quyền riêng biệt của Tòa án Việt Nam quy định tại Điều 470 của Bộ luật này và đã được Trọng tài hoặc Tòa án nước ngoài thụ lý giải quyết;
  • Vụ việc đã được giải quyết bằng bản án, quyết định của Tòa án nước ngoài hoặc phán quyết của Trọng tài;
  • Trường hợp bản án, quyết định của Tòa án nước ngoài, phán quyết của Trọng tài nước ngoài không được Tòa án Việt Nam công nhận thì Tòa án Việt Nam vẫn có thẩm quyền giải quyết vụ việc đó;
  • Bị đơn được hưởng quyền miễn trừ tư pháp.

>>> Xem thêm: Thời hiệu khởi kiện vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài

Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về Thẩm quyền của Tòa án Việt Nam trong vụ việc có yếu tố nước ngoài. Nếu có bất kỳ vướng mắc, khó khăn hoặc cần Tư vấn luật dân sự về các vấn đề khác bạn vui lòng liên hệ TỔNG ĐÀI: 1900.63.63.87 để được Luật sư của chúng tôi tư vấn cụ thể. Rất mong nhận được sự hợp tác!

Nguồn: Luật Sư Vũ Viết Năng – Luật Long Phan PMT



Nguồn: WordPress https://vuvietnang.wordpress.com/2021/06/22/tham-quyen-cua-toa-an-viet-nam-trong-vu-viec-co-yeu-to-nuoc-ngoai/

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

DỊCH VỤ LUẬT SƯ LAO ĐỘNG

DỊCH VỤ LUẬT SƯ LAO ĐỘNG  Trong bối cảnh quan hệ lao động ngày càng phức tạp, dịch vụ luật sư lao động đang trở thành lựa chọn tối ưu cho do...