Thủ tục chuyển vụ án dân sự cho Tòa án khác giải quyết là tiền đề để Tòa án thực hiện việc “thụ lý” đúng thẩm quyền vụ án dân sự theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức. Tùy thuộc vào từng vụ án mà thẩm quyền của Tòa án được xác định khác nhau. Vậy làm thế nào để “chuyển vụ án dân sự” cho Tòa án khác GIẢI QUYẾT khi vụ án đó không thuộc thẩm quyền của Tòa án đã thụ lý. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ về thủ tục này.
Vụ án dân sự
Khái niệm vụ án dân sự
Vụ án dân sự là những tranh chấp phát sinh từ các quan hệ pháp luật dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động (gọi chung là tranh chấp dân sự) do cá nhân, cơ quan, tổ chức yêu cầu Tòa án giải quyết và đã được Tòa án thụ lý.
Các trường hợp chuyển vụ án dân sự cho Tòa án khác giải quyết
Căn cứ Điều 41 Luật tố tụng dân sự 2015 quy định các trường hợp chuyển vụ án dân sự cho Tòa án khác giải quyết:
- Vụ việc dân sự đã được thụ lý mà không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án đã thụ lý thì Tòa án đó ra quyết định chuyển hồ sơ vụ việc dân sự cho Tòa án có thẩm quyền và xóa tên vụ án đó trong sổ thụ lý. Quyết định này phải được gửi ngay cho Viện kiểm sát cùng cấp, đương sự, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.
- Tranh chấp về thẩm quyền giữa các Tòa án nhân dân cấp huyện trong cùng một tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương do Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh giải quyết.
- Tranh chấp về thẩm quyền giữa các Tòa án nhân dân cấp huyện thuộc các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khác nhau hoặc giữa các Tòa án nhân dân cấp tỉnh thuộc thẩm quyền giải quyết theo lãnh thổ của Tòa án nhân dân cấp cao thì do Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao giải quyết.
- Tranh chấp về thẩm quyền giữa các Tòa án nhân dân cấp huyện thuộc các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khác nhau hoặc giữa các Tòa án nhân dân cấp tỉnh thuộc thẩm quyền giải quyết theo lãnh thổ của các Tòa án nhân dân cấp cao khác nhau do Chánh án Tòa án nhân dân tối cao giải quyết.
Tranh chấp không thuộc thẩm quyền của Tòa án đã thụ lý
Thủ tục chuyển vụ án dân sự
Thụ lý vụ án
Theo quy định tại Điều 191 Bộ luật tố tụng dân sự 2015, Tòa án phải nhận đơn khởi kiện do đương sự nộp trực tiếp tại Tòa án hoặc gửi qua bưu điện và phải ghi vào sổ nhận đơn. Trường hợp Tòa án nhận đơn khởi kiện được gửi bằng phương thức gửi trực tuyến thì Tòa án in ra bản giấy và phải ghi vào sổ nhận đơn.
Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn khởi kiện, Chánh án Tòa án phân công một Thẩm phán xem xét đơn khởi kiện.
Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày Thẩm phán được phân công xem xét đơn khởi kiện, Tòa án phải xem xét và có một trong các quyết định sau đây:
- Thụ lý vụ án nếu vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết.
- Chuyển đơn khởi kiện cho Tòa án có thẩm quyền và báo cho người khởi kiện, nếu vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của tòa án khác;
- Trả lại đơn khởi kiện cho người khởi kiện, nếu việc đó không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án.
- Tiến hành thủ tục thụ lý vụ án theo thủ tục thông thường hoặc theo thủ tục rút gọn nếu vụ án có đủ điều kiện để giải quyết theo thủ tục rút gọn quy định tại khoản 1 Điều 317 của Bộ luật này.
Trình tự thụ lý vụ án theo quy định của pháp luật
>> Xem thêm: Thủ tục thụ lý vụ án dân sự.
Xét thấy vụ án không thuộc thẩm quyền
Tòa án thụ lý vụ án xem xét đơn khởi kiện mà đương sự đã nộp. Nếu đơn khởi kiện không thuộc thẩm quyền giải quyết của mình thì chuyển cho Tòa án có thẩm quyền giải quyết.
Ra quyết định chuyển hồ sơ vụ án cho Tòa án có thẩm quyền giải quyết
Sau khi xem xét hồ sơ vụ án, Tòa án thụ lý thấy rằng vụ án dân sự không thuộc thẩm quyền giải quyết của mình thì Tòa án đó phải ra quyết định chuyển hồ sơ vụ án cho Tòa án có thẩm quyền giải quyết.
Xóa tên vụ án đó trong sổ thụ lý
Vụ án dân sự không thuộc thẩm quyền của Toà án thụ lý và Tòa án đã ra quyết định chuyển hồ sơ vụ án cho Tòa án có thẩm quyền giải quyết thì vụ án đó sẽ được xóa tên trong sổ thụ lý.
Đối tượng có quyền khiếu nại, kiến nghị
Đương sự, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan có quyền khiếu nại, Viện kiểm sát có quyền kiến nghị quyết định chuyển hồ sơ vụ án dân sự trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được quyết định.
Thời hạn giải quyết khiếu nại, kiến nghị
Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được khiếu nại, kiến nghị, Chánh án Tòa án đã ra quyết định chuyển vụ việc dân sự phải giải quyết khiếu nại, kiến nghị. Quyết định của Chánh án Tòa án là quyết định cuối cùng.
Trên đây là bài viết Thủ tục chuyển vụ án dân sự cho Tòa án khác giải quyết. Nếu quý khách đọc có thắc mắc liên quan đến vấn đề trên hay cần bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình hãy liên hệ ngay cho Luật sư Luật dân sự của chúng tôi qua HOTLINE: 1900.63.63.87 để được TƯ VẤN LUẬT DÂN SỰ hỗ trợ chi tiết. Xin cảm ơn.
June 21, 2021 at 07:09AM
Nguồn: WordPress https://vuvietnang.wordpress.com/2021/06/21/thu-tuc-chuyen-vu-an-dan-su-cho-toa-an-khac-giai-quyet/
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét