Trách nhiệm dân sự của cha mẹ khi con cái gây thiệt hại thì cha mẹ phải CHỊU TRÁCH NHIỆM về việc đó. Nhưng không phải mọi trường hợp cha mẹ đều phải chịu trách nhiệm khi con cái gây thiệt hại. Quý bạn đọc hãy theo dõi bài viết này để biết thêm thông tin.
Trách nhiệm dân sự.
Trách nhiệm dân sự là gì?
“Trách nhiệm” dân sự là trách nhiệm pháp lý mang tính tài sản được áp dụng đối với người vi phạm pháp luật dân sự nhằm bù đắp về tổn thất vật chất, tinh thần cho người bị hại.
Căn cứ phát sinh trách nhiệm hình sự.
Theo Điều 584 của Bộ luật “dân sự” 2015 quy định về căn cứ phát sinh trách nhiệm dân sự như sau:
- Người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà “gây thiệt hại” thì phải bồi thường.
- Người gây thiệt hại không phải nhiệm bồi thường trong trường hợp “thiệt hại” phát sinh là do sự kiện bất khả kháng hoặc hoàn toàn do lỗi “của” bên bị thiệt hại.
- Trường hợp tài sản gây thiệt hại thì chủ sở hữu, người chiếm hữu tài sản phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp thiệt hại phát sinh theo quy định tại khoản 2 Điều này.
Như vậy, trách nhiệm dân sự phát sinh “khi” có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp của người khác mà gây thiệt hại dù là lỗi với lỗi cố ý hay vô ý đều phải bồi thường.
Tuy nhiên, nếu bên gây thiệt hại chứng minh được thiệt hại gây ra do sự kiện bất khả kháng hoặc hoàn toàn do lỗi của bên bị thiệt hại thì bên gây thiệt hại không phải bồi thường.
Bồi thường thiệt hại
Trường hợp nào cha, mẹ phải chịu trách nhiệm khi con cái gây thiệt hại.
Theo Điều 74 của Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về bồi thường thiệt hại cho con gây ra như sau:
“Cha mẹ” phải bồi thường thiệt hại do con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự gây ra theo quy định của Bộ luật dân sự.
Căn cứ Điều 586 Bộ luật dân sự 2015 quy định về năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại của cá nhân như sau:
- Người từ đủ mười tám tuổi trở lên gây thiệt hại thì phải tự bồi thường;
- Người chưa đủ mười lăm tuổi gây thiệt hại mà còn cha, mẹ thì cha, mẹ phải bồi thường toàn bộ thiệt hại;
- Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi gây thiệt hại thì phải bồi thường bằng tài sản của mình; nếu không đủ tài sản để bồi thường thì cha, mẹ phải bồi thường phần còn thiếu bằng tài sản của mình.
- Người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi gây thiệt hại mà có người giám hộ thì người giám hộ đó được dùng tài sản của người được giám hộ để bồi thường; nếu người giám hộ chứng minh được mình không có lỗi trong việc giám hộ thì không phải lấy tài sản của mình để bồi thường.
>>> Việc chọn người giám hộ rất quan trọng nhằm tránh các giao dịch lừa dối giả, giả tạo thì bạn đọc có thể tham khảo thêm tại: Giành quyền giám hộ cho người thân.
Như vậy, đối với trường hợp con đã thành niên từ 18 tuổi trở lên:
- Cha mẹ phải chịu trách nhiệm dân sự là dùng tài sản của con hoặc tài sản của mình để bồi thường trong trường hợp “con cái” mất năng lực hành vi dân sự, có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi gây thiệt hại.
- Cha mẹ không phải chịu trách nhiệm dân sự khi con cái có năng lực, hành vi dân sự đầy đủ. Lúc này, con phải tự chịu trách nhiệm.
Còn trường hợp con chưa thành niên:
- Con chưa đủ 15 tuổi: cha mẹ bồi thường toàn bộ thiệt hại, nếu tài sản cha mẹ không đủ thì dùng tài sản riêng của con (nếu có) để bồi thường phần còn thiếu
- Con từ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi: Bồi thường tài sản bằng tài sản của con, nếu không đủ thì bố mẹ dùng tài sản của mình để bồi thường phần còn thiếu.
>>> Để thu thập thêm chứng cứ thiệt hại mà con mình gây ra thì bạn cũng có thể tham khảo thêm tại: Yêu cầu Tòa án thu thập chứng cứ vụ án dân sự
Luật sư sẽ làm gì trong trường hợp cha mẹ chịu trách nhiệm khi con cái gây thiệt hại
Dịch vụ luật sư uy tín.
Trong trường hợp cha mẹ chịu trách nhiệm khi con cái gây thiệt hại thì luật sư sẽ hỗ trợ cho khách hàng như sau:
- Tiếp nhận thông tin, đưa ra lời khuyên, tư vấn nhanh chóng, kịp thời, phù hợp với quy định của pháp luật.
- Tham gia, giải quyết các vấn đề vướng mắc pháp lý của thân chủ với tư cách là luật sư người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp hoặc người đại diện theo ủy quyền.
- Soạn thảo các văn bản, chuẩn bị hồ sơ pháp lý cần thiết, gửi cơ quan chức năng và làm việc với cơ quan có thẩm quyền nhằm đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp cho thân chủ.
- Tư vấn những vấn đề liên quan đến việc bồi thường khi con cái gây thiệt hại.
>>> Xem thêm: Nên đăng ký cho mình một luật sư riêng.
Trên đây là bài viết về trách nhiệm dân sự của cha mẹ khi con cái gây thiệt hại. Nếu bạn đọc còn thắc mắc hay vướng mắc pháp lý gì về trách nhiệm dân sự thì xin vui lòng liên hệ với chúng tôi qua hotline: 1900.36.36.87 để được tư vấn luật dân sự miễn phí.
November 27, 2020 at 01:55PM
Nguồn: WordPress https://vuvietnang.wordpress.com/2020/11/27/trach-nhiem-dan-su-cua-cha-me-khi-con-cai-gay-thiet-hai/
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét