Thứ Tư, 18 tháng 11, 2020

Cách đòi lại tài sản được giao cho quản lý khi đi nước ngoài

Hiện nay có không ít những vụ tranh chấp đòi lại tài sản giao cho người khác quản lý nhưng chủ sở hữu ở nước ngoài. Kiện “đòi lại tài sản” là một phương thức bảo vệ quyền sở hữu. Vậy làm thế nào để đòi lại được tài sản khi người khác đang chiếm hữu bất hợp pháp? Dưới đây là bài viết giúp bạn giải đáp thắc mắc về trường hợp này.

quy dinh trong coi quan ly tai san nguoi khac
Có được đòi lại tài sản khi đi nhờ người khác trông coi khi đi nước ngoài

Quyền đòi lại tài sản theo quy định của pháp luật

Theo quy định tại Điều 166 Bộ luật Dân sự 2015 thì quyền đòi lại tài sản được hiểu là chủ sở hữu, chủ thể có quyền khác đối với tài sản có quyền đòi lại tài sản từ người chiếm hữu, người sử dụng tài sản, người được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật.

Tuy nhiên đối với những tài sản mà đang được chiếm hữu bởi chủ thể có quyền khác đối với tài sản thì chủ sở hữu không có quyền yêu cầu đòi lại tài sản đó.

Trường hợp người nước ngoài đòi lại tài sản người khác quản lý

 Tài sản bị chiếm hữu không có căn cứ pháp luật

Đối với việc chiếm hữu tài sản không có căn cứ pháp luật được phân chia thành 02 loại: chiếm hữu ngay tình và chiếm hữu không ngay tình.

Ví dụ như A mua một chiếc máy tính cũ từ một người bạn là B, nhưng A không biết rằng chiếc máy tính này là do B lấy trộm của C. Khi đó A là người chiếm hữu ngay tình.

Trong trường hợp này, C có quyền yêu cầu đòi lại tài sản từ A do chiếm hữu không có căn cứ pháp luật theo quy định tại Điều 167 Bộ luật Dân sự 2015:

“Chủ sở hữu có quyền đòi lại động sản nếu động sản đó bị lấy cắp, bị mất hoặc trường hợp khác bị chiếm hữu ngoài ý chí của chủ sở hữu.”

“Chủ sở hữu được đòi lại động sản phải đăng ký quyền sở hữu hoặc bất động sản từ người chiếm hữu ngay tình, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 133 của Bộ luật này.”

Ví dụ như A mua một chiếc xe máy cũ từ B với giá rẻ, không có giấy tờ. Vì xe máy phải đăng ký quyền sở hữu, nhưng A vẫn mua dù biết hành vi này là sai. Khi đó A là người chiếm hữu không ngay tình.

Tài sản được thừa kế

Di sản thừa kế theo di chúc

Trong trường hợp thừa kế theo di chúc thì người được thừa kế có quyền đòi lại phần tài sản mà mình được hưởng theo di chúc.

Trong trường hợp không có di chúc, thì sẽ chia thừa kế theo pháp luật được quy định tại Điều 651 Bộ luật Dân sự 2015. Khi đó người có được thừa kế theo pháp luật có quyền đòi lại tài sản nếu tài sản đang được người khác quản lý.

Xem thêm:

>>> Hướng dẫn người Việt ở nước ngoài kiện đòi tài sản do cha mẹ đã mất

Tài sản nhờ người khác đứng tên giùm

cach doi lai tai san khi nho nguoi trong coi
Nhờ người khác đứng tên trên tài sản có đòi lại được không

Mặc dù pháp luật Việt Nam không cho phép người nước ngoài nhờ người Việt Nam đứng tên tài sản, nhưng vẫn có trường hợp này chuyển tiền nhờ người Việt Nam mua tài sản và đứng tên hộ. Dẫn đến những tranh chấp về vấn đề người nước ngoài muốn đòi lại tài sản.

Khi đó nếu người nước ngoài muốn đòi lại tài sản thì phải chứng minh được số tiền đã chuyển được sử dụng vào việc mua tài sản đó.

Thủ tục khởi kiện đòi lại tài sản

Đối với tài sản bị chiếm hữu bất hợp pháp

  • Đơn khởi kiện.
  • Các tài liệu chứng minh nhân thân có trong tranh chấp: chứng minh nhân dân/hộ chiếu, hộ khẩu của người khởi kiện và các đương sự có liên quan.
  • Tài liệu, chứng cứ chứng minh yêu cầu của mình là hợp pháp, chứng minh lỗi của bên kia, tài liệu liên quan đến nội dung tranh chấp,…
  • Biên lai nộp lệ phí, tạm ứng án phí.

Đối với tài sản được thừa kế

  • Viết đơn khởi kiện có nội dung đầy đủ các phần được quy định tại khoản 4 Điều 189 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015
  • Các giấy tờ về quan hệ giữa người khởi kiện và người để lại tài sản: Giấy khai sinh, CMND, giấy chứng nhận kết hôn của bố mẹ bạn (nếu có), sổ hộ khẩu.
  •  Giấy tờ, tài liệu chứng minh sở hữu của người để lại di sản như: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở…
  • Giấy chứng tử của người để lại di sản thừa kế.
  • Các giấy tờ khác: Biên bản giải quyết tại UBND xã, phường, thị trấn (cấp xã), Biên bản giải quyết trong họ tộc (nếu có), tờ khai từ chối nhận di sản (nếu có).

Đối với tài sản nhờ người khác đứng tên giùm

  • Đơn khởi kiện
  • Các tài liệu chứng minh nhân thân có trong tranh chấp: chứng minh nhân dân/hộ chiếu, hộ khẩu của người khởi kiện và các đương sự có liên quan.
  • Biên bản thỏa thuận giữa hai bên về việc giao tiền, và thực hiện công việc.

Xem thêm:

>>> Thủ tục người nước ngoài đòi lại đất nhờ người khác đứng tên hộ

>>> Thủ tục đòi lại tài sản nhờ gửi giữ

Luật sư tư vấn kiện đòi lại tài sản khi đang ở nước ngoài

thu tuc kien doi tai san
Luật sư hỗ trợ khách hàng kiện đòi lại tài sản khi đi nước ngoài nhờ người khác quản lý

Với đội ngũ luật sư có nhiều năm kinh nghiệm và am hiểu pháp luật, Công ty Luật Long Phan PMT sẽ tư vấn cho khách hàng những vấn đề sau:

  • Tư vấn những trường hợp khách hàng có quyền đòi lại tài sản của mình.
  • Tư vấn thủ tục khởi kiện đòi lại tài sản khi đang ở nước ngoài.
  • Tham gia vào quá trình TỐ TỤNG nếu được khách hàng ủy quyền.

Như vậy người ở nước ngoài có quyền đòi lại tài sản đang được người khác quản lý thông qua hình thức khởi kiện. Trường hợp Quý bạn đọc có khó khăn hay thắc mắc về vấn đề đòi lại tài sản khi người khác đang quản lý vui lòng liên hệ hotline Công ty Luật Long Phan PMT 1900.63.63.87 để được Luật sư dân sự tư vấn miễn phí. Xin cảm ơn!

November 15, 2020 at 01:00PM



Nguồn: WordPress https://vuvietnang.wordpress.com/2020/11/19/cach-doi-lai-tai-san-duoc-giao-cho-quan-ly-khi-di-nuoc-ngoai/

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

DỊCH VỤ LUẬT SƯ LAO ĐỘNG

DỊCH VỤ LUẬT SƯ LAO ĐỘNG  Trong bối cảnh quan hệ lao động ngày càng phức tạp, dịch vụ luật sư lao động đang trở thành lựa chọn tối ưu cho do...