Thứ Hai, 23 tháng 12, 2019

Thủ tục xin công nhận cha cho con



Trên thực tế, do nhiều nguyên nhân, điều kiện khác nhau việc công nhận cha, con có thể không xuất phát từ các căn cứ thuần túy như dựa vào sự kiện sinh đẻ, sự kiện nuôi dưỡng, sự kiện sống chung,… mà theo đó sự kiện pháp lý này có thể diễn ra theo hình thức yêu cầu cơ quan Nhà nước công nhận. Đây được xem là một trong những thủ tục vô cùng quan trọng, bởi lẽ, chúng là căn cứ nhằm giải quyết các quan hệ như cấp dưỡng, thừa kế, chăm sóc,… Vậy, thủ tục công nhận cha cho con sẽ được thực hiện như thế nào? ở đâu?
thủ tục nhận cha con

1. Thẩm quyền đăng ký nhận cha, con?
Theo quy định tại Điều 24 Luật Hộ tịch 2014 có quy định thẩm quyền đăng ký nhận cha, mẹ, con thuộc về Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của người nhận hoặc người được nhận là cha, mẹ, con thực hiện đăng ký nhận cha, mẹ, con.
2. Thủ tục đăng ký nhận cha con ?
2.1 Hồ sơ. Theo quy định tại Điều 25 Luật Hộ tịch có quy định, bộ hồ sơ phải có các giấy tờ sau:
ü  Tờ khai theo quy định tại Thông tư 15/2015/TT-BTP quy định mẫu.
ü  Chứng cứ chứng minh quan hệ cha con
2.2 Các giai đoạn, thời hạn giải quyết của Ủy ban nhân dân cấp xã:
Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ giấy tờ theo quy định, nếu thấy việc nhận cha, mẹ, con là đúng và không có tranh chấp, công chức tư pháp - hộ tịch ghi vào Sổ hộ tịch, cùng người đăng ký nhận cha, mẹ, con ký vào Sổ hộ tịch và báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã cấp trích lục cho người yêu cầu.
Trường hợp cần phải xác minh thì thời hạn được kéo dài thêm không quá 05 ngày làm việc.
Theo quy định thì trong một số trường hợp đặc biệt, thủ tục đăng kí nhận cha con có sự khác biệt nhất định, cụ thể:
·        Trường hợp nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng, không đăng ký kết hôn, sinh con, người con sống cùng với người cha, khi người cha làm thủ tục nhận con mà không liên hệ được với người mẹ thì không cần có ý kiến của người mẹ trong Tờ khai đăng ký nhận cha, mẹ, con.Nếu có Giấy chứng sinh và giấy tờ tuỳ thân của người mẹ thì phần khai về người mẹ được ghi theo Giấy chứng sinh và giấy tờ tuỳ thân của người mẹ. Nếu không có Giấy chứng sinh và giấy tờ tuỳ thân của người mẹ thì ghi theo thông tin do người cha cung cấp, người cha chịu trách nhiệm về thông tin do mình cung cấp.
·        Trường hợp con do người vợ sinh ra trước thời điểm đăng ký kết hôn, đã được đăng ký khai sinh không có thông tin về người cha, vợ chồng có văn bản thừa nhận là con chung thì không phải làm thủ tục đăng ký nhận cha, mẹ, con mà làm thủ tục bổ sung hộ tịch để ghi bổ sung thông tin về người cha trong Sổ đăng ký khai sinh và Giấy khai sinh của người con.
·        Trường hợp con do người vợ sinh ra trước thời điểm đăng ký kết hôn, chưa được đăng ký khai sinh mà khi đăng ký khai sinh, vợ chồng có văn bản thừa nhận là con chung thì thông tin về người cha được ghi ngay vào Giấy khai sinh của người con mà không phải làm thủ tục đăng ký nhận cha, mẹ, con.
Đồng thời trong quá trình xử lý hồ sơ cơ quan đăng ký hộ tịch có trách nhiệm giải thích rõ trách nhiệm, hệ quả pháp lý của việc cam đoan, làm chứng không đúng sự thật và có quyền từ chối giải quyết theo quy định hoặc hủy bỏ kết quả đăng ký hộ tịch, nếu có cơ sở xác định các thông tin cung cấp cho cơ quan đăng ký hộ tịch không đúng sự thật.
chứng cứ

3. Chứng cứ chứng minh quan hệ cha con là gì?
Theo đó đây là những chứng cứ khách quan, hợp pháp nhằm chứng minh một sự việc đã xảy ra trên thực tế. Mà theo đó, Tòa án có thể căn cứ vào cho việc quyết định công nhận hay không công nhận có tồn tại một quan hệ cha con trên thực tế hay không?
Theo Điều 11 TT15/2015/TT-BTP thì chứng cứ chứng minh quan hệ cha con sẽ bao gồm các loại giấy tờ sau:
·        Văn bản của cơ quan y tế, cơ quan giám định hoặc cơ quan khác có thẩm quyền ở trong nước hoặc nước ngoài xác nhận quan hệ cha con, quan hệ mẹ con.
·        Trường hợp không có văn bản quy định trên thì có thể xem các chứng cứ khác như thư từ, phim ảnh, băng, đĩa, đồ dùng, vật dụng khác chứng minh mối quan hệ cha con, quan hệ mẹ con và văn bản cam đoan của cha, mẹ về việc trẻ em là con chung của hai người, có ít nhất hai người thân thích của cha, mẹ làm chứng.
thủ tục nhận cha con

4. Chi phí như thế nào?
Theo quy định tại Thông tư 250/2016/TT-BTC tại điểm c khoản 2 Điều 5 có quy định đối với thủ tục đăng kí nhận cha, mẹ, con thì tùy thuộc vào điều kiện thực tế của địa phương mà quy định mức thu cho phù hợp. Người dân có thể theo dõi, tham khảo mức giá theo Nghị quyết mà Ủy ban nhân dân tại địa phương nơi cư trú công bố.
Nhưng đồng thời phải đảm bảo nguyên tắc miễn lệ phí hộ tịch theo Điều 11 Luật Hộ tịc 2014 trong những trường hợp nhất định:
·        Đăng ký hộ tịch cho người thuộc gia đình có công với cách mạng; người thuộc hộ nghèo; người khuyết tật;
·        Đăng ký khai sinh, khai tử đúng hạn, giám hộ, kết hôn của công dân Việt Nam cư trú ở trong nước.
5. Nếu các bên có liên quan không đồng ý với việc nhận cha, con thì phải làm thế nào?
Nếu các bên liên quan không đồng ý việc nhận cha, con, có thể lựa chon các con đường sau để giải quyết:
Khiếu nại quyết định hành chính, hành vi hành chính nếu cho rằng thủ tục công nhận cha, con có sai phạm, vi phạm pháp luật. Theo đó làm căn cứ cho việc khởi kiện hành chính, hành vi hành chính trong việc yêu cầu Tòa án hủy bỏ quyết định này.
Trên đây là toàn bộ các quan điểm về “Thủ tục xin công nhận cha cho con” . Trường hợp quý khách hàng có nhu cầu tư vấn pháp luật, giải quyết hỗ trợ các vấn đề pháp lý, xin vui lòng gọi ngay đến Hotline 0908 748 368 để được hỗ trợ tận tình. Xin cảm ơn!


Thứ Bảy, 7 tháng 9, 2019

Người Chiếm Hữu Ngay Tình Đất Đai Khi Bị Đòi Lại Đất Phải Làm Gì?

Giao dịch dân sự chính là công cụ hữu hiệu để các chủ thể tìm kiếm và trao đổi lợi ích với nhau nhưng thực tế cho thấy, đôi khi chủ thể đã xác lập, thực hiện một giao dịch dân sự nhưng lại không đạt được lợi ích mà mình mong muốn mặc dù họ hoàn toàn thiện chí và ngay thẳng khi tham gia vào giao dịch đó. Nhà làm luật gọi những chủ thể này là người thứ ba ngay tình. Nguyên nhân nằm ở chỗ lợi ích của họ bị đối kháng với lợi ích của một chủ thể khác - đó là chủ sở hữu đích thực, người chiếm hữu hợp pháp của tài sản trong giao dịch. Hay nói cách khác, người xác lập giao dịch với người thứ ba ngay tình là người không có quyền định đoạt đối với tài sản đó. Vậy người thứ ba chiếm hữu ngay tình có phải trả lại tài sản cho chủ sở hữu nếu bị đòi lại hay không? Cụ thể, người chiếm hữu ngay tình đất đai khi bị đòi lại đất phải làm gì?

Thứ Sáu, 30 tháng 8, 2019

Phạt Lãi Chậm Trả Trong Hợp Đồng Tín Dụng Như Thế Nào

Lãi suất cho vay hiện vẫn đang là nguồn thu chính trong hoạt động của các tổ chức tín dụng tại Việt Nam. Theo quy định hiện nay, khi đến hạn thanh toán mà khách hàng không trả hoặc trả không đầy đủ nợ gốc và/hoặc lãi tiền vay theo thỏa thuận, thì khách hàng phải trả lãi tiền vay bao gồm: lãi suất trên nợ gốc trong khoảng thời gian trong hạn, lãi suất trên dư nợ gốc quá hạn và lãi suất cho phần lãi chậm trả tương ứng với thời gian chậm trả. Vậy thì theo quy định hiện nay, phạt lãi chậm trả trong hợp đồng tín dụng như thế nào?
Xem thêm bài viết tại: https://www.linkedin.com/pulse/phat-lai-cham-tra-trong-hop-dong-tin-dung-nhu-nao-v%C5%A9-vi%E1%BA%BFt-n%C4%83ng/

Thứ Sáu, 23 tháng 8, 2019

Tài Sản Của Dân Sau Khi Bị Cưỡng Chế Thu Hồi Đất Được Xử Lý Như Thế Nào?

Cưỡng chế thu hồi đất là biện pháp cuối cùng mà Nhà nước áp dụng nhằm buộc người dân thực hiện quyết định thu hồi. Tuy nhiên, có trường hợp người có đất bị cưỡng chế thu hồi không di chuyển tài sản ra khỏi khu đất bị cưỡng chế. Vậy, tài sản của dân sau khi bị cưỡng chế thu hồi đất được xử lý như thế nào?
Xem thêm bài viết tại: https://www.linkedin.com/pulse/tai-san-cua-dan-sau-khi-bi-cuong-che-thu-hoi-dat-duoc-v%C5%A9-vi%E1%BA%BFt-n%C4%83ng/

Thứ Sáu, 16 tháng 8, 2019

Khi Nào Tòa Án Công Nhận Kết Quả Đối Thoại Trong Vụ Án Hành Chính

Đối thoại trong quá trình giải quyết vụ án hành chính là nguyên tắc của pháp luật tố tụng hành chính. Khác với quy định của Luật Tố tụng Hành chính 2010: trong quá trình giải quyết vụ án hành chính, Tòa án tạo điều kiện để các đương sự đối thoại về việc giải quyết vụ án. Điều đó có nghĩa là đối thoại không phải thủ tục bắt buộc. Nay Luật Tố tụng Hành chính 2015 quy định đối thoại là thủ tục bắt buộc. Vậy, khi nào Tòa án công nhận kết quả đối thoại trong vụ án hành chính?


Chủ Nhật, 11 tháng 8, 2019

Công Ty Có Được Ủy Quyền Cho Chi Nhánh Ký Hợp Đồng Không?

Hiện nay, rất nhiều công ty mở rộng kinh doanh bằng cách thành lập chi nhánh, để góp phần phát huy tối đa hiệu quả trong các công việc kinh doanh. Bằng việc thành lập chi nhánh, công ty có thể mở rộng địa bàn kinh doanh của mình ra nhiều khu vực, tỉnh thành khác nhau, thậm chí có thể vươn ra hoạt động toàn cầu. Như vậy, đòi hỏi pháp luật phải có quy định phù hợp cho chi nhánh nhằm thúc đẩy sản xuất kinh doanh của Công ty. Do đó, chi nhánh là đơn vị phụ thuộc của công ty. Câu hỏi đặt ra là Chi nhánh có được đại diện cho công ty ký hợp đồng sản xuất kinh doanh không? Chúng tôi sẽ giải đáp trong bài viết này.
Xem thêm bài viết tại: https://www.linkedin.com/pulse/c%25C3%25B4ng-ty-c%25C3%25B3-%25C4%2591%25C6%25B0%25E1%25BB%25A3c-%25E1%25BB%25A7y-quy%25E1%25BB%2581n-cho-chi-nh%25C3%25A1nh-k%25C3%25BD-h%25E1%25BB%25A3p-%25C4%2591%25E1%25BB%2593ng-kh%25C3%25B4ng-v%25C5%25A9-vi%25E1%25BA%25BFt-n%25C4%2583ng/?trackingId=4gokUzMTTFKJCbYecd5MpQ%3D%3D

Thứ Bảy, 3 tháng 8, 2019

Trường Hợp Thu Hồi Đất Được Đền Bù Giá Thị Trường?

Hiện nay, các dự án đang mọc lên như nấm sau cơn mưa. Vậy, khi các dự án được thực hiện, người sử dụng đất bị thu hồi đất có được bồi thường hay không. Trường hợp thu hồi đất được đền bù giá thị trường?
Xem thêm bài viết tại: https://www.linkedin.com/pulse/tr%C6%B0%E1%BB%9Dng-h%E1%BB%A3p-thu-h%E1%BB%93i-%C4%91%E1%BA%A5t-%C4%91%C6%B0%E1%BB%A3c-%C4%91%E1%BB%81n-b%C3%B9-gi%C3%A1-th%E1%BB%8B-v%C5%A9-vi%E1%BA%BFt-n%C4%83ng/

Chủ Nhật, 28 tháng 7, 2019

Con Cái Ngược Đãi Cha Mẹ Thì Có Được Hưởng Thừa Kế Hay Không?

Cá nhân có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình; để lại tài sản của mình cho người thừa kế theo pháp luật; hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật. Người thừa kế không là cá nhân có quyền hưởng di sản theo di chúc. Tuy nhiên không phải lúc nào một cá nhân cũng có quyền đương nhiên được hưởng thừa kế. Sẽ có những trường hợp một người bị hạn chế quyền hưởng di chúc do họ vi phạm pháp luật hoặc vi phạm đạo đức. Vậy trong trường hợp con cái ngược đãi cha mẹ thì có được hưởng thừa kế hay không?
Xem thêm bài viết tại: https://www.linkedin.com/pulse/con-c%C3%A1i-ng%C6%B0%E1%BB%A3c-%C4%91%C3%A3i-cha-m%E1%BA%B9-th%C3%AC-c%C3%B3-%C4%91%C6%B0%E1%BB%A3c-h%C6%B0%E1%BB%9Fng-th%E1%BB%ABa-k%E1%BA%BF-hay-v%C5%A9-vi%E1%BA%BFt-n%C4%83ng/

Thứ Sáu, 19 tháng 7, 2019

Tranh Chấp Quyền Nuôi Con Khi Ly Hôn Giải Quyết Thế Nào?

Cuộc sống hôn nhân ngày nay được hình thành dựa trên cơ sở tự nguyện và bình đẳng. Mọi cá nhân đều có quyền kết hôn và cũng có quyền ly hôn theo quy định của pháp luật. Nhưng vấn đề con cái sau khi ly hôn là vấn đề khó khăn bởi cha mẹ nào cũng muốn con cái được bên cạnh mình. Vậy, khi có tranh chấp về quyền nuôi con khi ly hôn thì giải quyết như thế nào theo Điều 81 Luật Hôn nhân & Gia đình 2014.
Xem thêm bài viết tại: https://www.linkedin.com/pulse/tranh-ch%E1%BA%A5p-quy%E1%BB%81n-nu%C3%B4i-con-khi-ly-h%C3%B4n-gi%E1%BA%A3i-quy%E1%BA%BFt-th%E1%BA%BF-n%C3%A0o-v%C5%A9-vi%E1%BA%BFt-n%C4%83ng/

Chủ Nhật, 14 tháng 7, 2019

Đất Trong Quy Hoạch Có Được Bán Không?

Căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 167 Luật Đất đai, người sử dụng đất được thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp, góp vốn quyền sử dụng đất theo quy định của Luật này. Vậy trường hợp đất mà mình có quyền sử dụng nằm trong quy hoạch thì có được quyền “bán”, chuyển nhượng quyền sử dụng đất hay không. Chung quy lại Đất trong quy hoạch có được bán không?
Xem thêm bài viết tại: https://www.linkedin.com/pulse/%C4%91%E1%BA%A5t-trong-quy-ho%E1%BA%A1ch-c%C3%B3-%C4%91%C6%B0%E1%BB%A3c-b%C3%A1n-kh%C3%B4ng-v%C5%A9-vi%E1%BA%BFt-n%C4%83ng/

Thứ Ba, 2 tháng 7, 2019

Mua Đất Bằng Giấy Tay Có Được Cấp Sổ Đỏ Không?

Căn cứ Điều 4 Luật Đất đai, đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý. Nhà nước trao quyền sử dụng đất cho người sử dụng đất theo quy định của Luật này. Theo đó, người sử dụng đất được trao quyền sử dụng đất, và có quyền chuyển nhượng quyền sử dụng đất này theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, hiện này vẫn có các trường hợp chuyển nhượng quyền sử dụng đất thông qua hình thức giấy tay. Vậy, Mua đất bằng giấy tay có được cấp sổ đỏ không?
Xem thêm bài viết tạihttps://vuvietnang.wordpress.com/2019/07/01/mua-dat-bang-giay-tay-co-duoc-cap-so-do-khong/

Thứ Bảy, 29 tháng 6, 2019

Các Thủ Tục Cần Thiết Để Thành Lập Doanh Nghiệp Kinh Doanh Vàng Bạc

Khi tiến hành kinh doanh trong bất cứ một lĩnh vực, ngành nghề nào cũng cần tuân thủ đúng các quy định pháp luật về đăng ký kinh doanh. Đặc biệt đối với kinh doanh vàng bạc, một ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Vậy để thành lập doanh nghiệp kinh doanh vàng bạc cần phải tiến hành những thủ tục cần thiết nào

Thứ Ba, 18 tháng 6, 2019

Xem Xét, Thẩm Định Tại Chỗ Trong Vụ Án Tranh Chấp Đất Là Gì?

Giải quyết các vụ án dân sự, đặc biệt là các vụ án liên quan tới quyền sử dụng đất thì việc xem xét, thẩm định tại chỗ đối với tài sản đang tranh chấp là cần thiết cho việc giải quyết vụ án; hồ sơ trích đo địa chính là một chứng cứ quan trọng để Tòa án làm căn cứ cho việc giải quyết vụ án được chính xác, đúng quy định pháp luật.Vậy,xem xét, thẩm định tại chỗ trong vụ án tranh chấp đất là gì?

Thứ Bảy, 18 tháng 5, 2019

Diện tích được tách thửa đất tại Thành phố Hồ Chí Minh


Hiện nay, đất đai được sử dụng với nhiều mục đích khác nhau để phục vụ cho đời sống sinh hoạt và hoạt động sản xuất của người dân. Để đáp ứng những mục đích này thì nhu cầu tách thửa đất đang ngày càng gia tăng. Tách thửa đất được hiểu là quá trình phân chia quyền sở hữu đất đai từ một đối tượng sang nhiều đối tượng khác nhau. Tuy nhiên, mỗi địa phương sẽ có những quy định khác nhau về vấn đề này để phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương đó. Đối với một đô thị lớn như Thành phố Hồ Chí Minh thì một thửa đất phải thỏa mãn những điều kiện nào để được phép tách thửa, diện tích được tách thửa tại Thành phố Hồ Chí Minh đối với từng loại đất là bao nhiêu? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp những thắc mắc về vấn đề này.
Diện tích được tách thửa đất tại TP.HCM

Điều kiện để thửa đất được phép tách thửa
Căn cứ theo Điều 3 Quyết định 60/2017/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh quy định diện tích tối thiểu được tách thửa thì để có thể tách thửa đất phải đáp ứng được các điều kiện sau, bao gồm:
· Thửa đất đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo quy định của Luật Đất đai;
· Việc tách thửa đất phải đảm bảo quyền sử dụng hạn chế đối với thửa đất liền kề theo quy định tại Điều 171 Luật Đất đai 2013, cụ thể là:
+ Quyền sử dụng hạn chế đối với thửa đất liền kề bao gồm quyền về lối đi; cấp, thoát nước; tưới nước, tiêu nước trong canh tác; cấp khí ga; đường dây tải điện, thông tin liên lạc và các nhu cầu cần thiết khác một cách hợp lý trên thửa đất liền kề;
+ Việc xác lập quyền sử dụng hạn chế đối với thửa đất liền kề thực hiện theo quy định của pháp luật dân sự và phải thực hiện đăng ký theo quy định tại Điều 95 của Luật Đất đai 2013;
· Thửa đất hình thành và thửa đất còn lại sau khi tách thửa, hp thửa, điều chỉnh ranh giữa các thửa đất phải đảm bảo diện tích tối thiểu theo quy định tại Quyết định 60/2017/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh.
Để được tách thửa cần những điều kiện gì?
Diện tích tối thiểu được phép tách thửa
Diện tích tối thiểu được phép tách thửa đối với từng loại đất được quy định tại Điều 5 Quyết định 60/2017/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh, cụ thể như sau:
· Đối với đất ở:
Thửa đất được phép tách thửa khi diện tích tối thiểu của thửa đất hình thành và thửa đất ở còn lại sau khi tách thửa (sau khi trừ lộ giới) như sau:
Khu vực
Thửa đất ở hình thành và thửa đất ở còn lại sau khi tách thửa
  Khu vực 1: gồm các Quận 1, 3, 4, 5, 6, 8,              10, 11, Gò Vấp, Bình Thạnh, Phú Nhuận, Tân Bình và Tân Phú.
tối thiểu 36m2 và chiều rộng mặt tiền                           thửa đất không nhỏ hơn 03 mét.
  Khu vực 2: gồm các Quận 2, 7, 9, 12,  Bình Tân, Thủ Đức và thị trấn các huyện.
tối thiểu 50m2 và chiều rộng mặt tiền thửa đất không nhỏ hơn 04 mét.
  Khu vực 3: gồm huyện Bình Chánh, Củ Chi, Hóc Môn, Nhà Bè, Cần Giờ (ngoại  trừ thị trấn).
tối thiểu 80m2 và chiều rộng mặt tiền thửa đất không nhỏ hơn 05 mét.

· Đối với đất nông nghiệp:
+ Trường hợp thửa đất thuộc khu vực quy hoạch, để sản xuất nông nghiệp: được phép tách thửa, thửa đất mới hình thành và thửa đất còn lại phải đảm bảo diện tích tối thiểu là 500m2 đối với đất trồng cây hàng năm, đất nông nghiệp khác và 1.000m2 đối với đất trồng cây lâu năm, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối;
+ Trường hợp thửa đất thuộc khu vực không phù hợp quy hoạch để sản xuất nông nghiệp và thuộc khu vực phải thu hồi theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được phê duyệt và công bố thì không được tách thửa.
· Đối với đất có nhiều mục đích sử dụng:
Ủy ban nhân dân cấp huyện căn cứ Điều 11 Luật Đất đai, khoản 1 Điều 2 Nghị định số 01/2017/NĐ-CP ngày 06 tháng 01 năm 2017 của Chính phủ và các quy định của pháp luật đất đai về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất để xác định loại đất và diện tích tương ứng theo loại đất. Việc tách thửa đối với từng loại đất thực hiện theo quy định về diện tích tối thiểu tương ứng với loại đất được quy định tại Quyết định này.
· Đối với đất phi nông nghiệp (không phải là đất ở):
Ủy ban nhân dân cấp huyện căn cứ quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/2000 hoặc quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2000 hoặc quy hoạch chi tiết xây dựng điểm dân cư nông thôn và quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt và nhu cầu sử dụng đất thể hiện trong đơn để xem xét giải quyết tách thửa đất; việc giải quyết tách thửa đất áp dụng theo quy định của pháp luật đất đai về thẩm định điều kiện giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích.
Những trường hợp không được tách thửa
Pháp luật quy định cho phép việc tách thửa đất, tuy nhiên không phải mọi thửa đất đáp ứng đầy đủ các điều kiện nêu trên thì đều được tách thửa. Dưới đây là các trường hợp không được tách thửa theo quy định tại Điều 4 Quyết định 60/2017/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh:
· Khu vực bảo tồn đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt danh mục phải bảo tồn theo quy định pháp luật;
· Biệt thự thuộc sở hữu Nhà nước; biệt thự thuộc nhóm 1 và 2 theo quy định tại Thông tư số 19/2016/TT-BXD ngày 30 tháng 6 năm 2016 của Bộ Xây dựng về hướng dẫn thực hiện một số nội dung của Luật Nhà ở và Nghị định số 99/2015/NĐ-CP ngày 20 tháng 10 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Nhà ở;
· Các khu vực hiện đang là biệt thự được tiếp tục quản lý theo quy hoạch; biệt thự thuộc dự án đã quy hoạch; đất ở thuộc các dự án đã được Nhà nước giao đất, cấp giấy chứng nhận cho từng nền đất theo quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 được duyệt; khu vực có quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 được duyệt;
· Nhà, đất thuộc khu vực đã có Thông báo thu hồi đất hoặc Quyết định thu hồi đất của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.

Điều Kiện Mở Bán Nhà Ở Xã Hội


Các dự án nhà ở xã hội được đầu tư xây dựng và đưa vào sử dụng những năm gần đây đã giải quyết phần lớn nhu cầu chỗ ở cho cư dân đô thị. Nhưng để mở bán nhà xã hội trên thực tế không hề đơn giản vì phải phải thỏa mãn rất nhiều điều kiện do pháp luật quy định. Để biết rõ hơn về vấn đề này, bài viết sau đây sẽ nêu sơ bộ những điều kiện mở bán nhà ở xã hội để quý bạn đọc biết rõ.



Nhà ở xã hội là gì?

Nhà ở xã hội là gì?
Nhà ở xã hội là một loại hình nhà ở thuộc sở hữu của cơ quan Nhà nước. Mục đích là cung cấp thêm các căn hộ giá rẻ hơn thị trường cho một số đối tượng được ưu tiên trong xã hội như công chức của nhà nước chưa có nhà ở ổn định, người có thu nhập thấp... để giải quyết nhu cầu nhà ở cho họ trong chính sách hiện hành.
Nhà ở xã hội sẽ được Nhà nước hoặc các tổ chức, cá nhân (gọi chung là chủ đầu tư) đầu tư xây dựng dưới sự quản lý của cơ quan Nhà nước theo quy định của Luật Nhà ở 2014.

Theo quy định của pháp luật hiện hành, chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở xã hội được bán nhà ở xã hội theo hai hình thức:
· Bán nhà ở xã hội hình thành trong tương lai;
· Bán nhà ở xã hội có sẵn.

Chủ đầu tư muốn bán nhà ở xã hội hình thành trong tương lai bắt buộc phải thỏa mãn hết các điều kiện sau (Theo khoản 2 Điều 63 Luật Nhà ở 2014):
· Đã có hồ sơ dự án đầu tư xây dựng nhà ở, có thiết kế kỹ thuật nhà ở được phê duyệt và có Giấy phép xây dựng nếu thuộc diện phải có Giấy phép xây dựng
· Đã hoàn thành việc xây dựng xong phần móng của nhà ở theo quy định của pháp luật về xây dựng và hoàn thành việc đầu tư xây dựng hệ thống đường giao thông, cấp, thoát nước, điện sinh hoạt, điện chiếu sáng công cộng của khu vực nhà ở được bán, cho thuê mua theo quy hoạch chi tiết xây dựng, hồ sơ thiết kế và tiến độ của dự án đã được phê duyệt; đã giải chấp đối với trường hợp chủ đầu tư có thế chấp nhà ở này, trừ trường hợp được người mua, thuê mua và bên nhận thế chấp đồng ý;
· Đã có văn bản thông báo của cơ quan quản lý nhà ở cấp tỉnh về việc nhà ở đủ điều kiện được bán, trừ nhà ở xã hội do Nhà nước đầu tư bằng nguồn vốn quy định tại khoản 1 Điều 53 của Luật Nhà ở 2014.

Chủ đầu tư muốn bán nhà ở xã hội có sẵn bắt buộc phải thỏa mãn hết các điều kiện sau (Theo khoản 3 Điều 63 Luật Nhà ở 2014):
· Khu vực nhà ở để cho thuê, cho thuê mua, để bán đã hoàn thành việc đầu tư xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật và các công trình xã hội theo quy hoạch chi tiết xây dựng, hồ sơ thiết kế và tiến độ của dự án đã được phê duyệt; nếu chủ đầu tư có thế chấp nhà ở thì phải giải chấp trước khi bán, cho thuê mua nhà ở này, trừ trường hợp được người mua, thuê mua và bên nhận thế chấp đồng ý;
· Đã có văn bản thông báo của cơ quan quản lý nhà ở cấp tỉnh về việc nhà ở đủ điều kiện được bán, cho thuê, cho thuê mua, trừ nhà ở xã hội do nhà nước đầu tư bằng nguồn vốn quy định tại khoản 1 Điều 53 của Luật Nhà ở 2014;
· Nhà ở có đủ điều kiện quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều 118 của Luật Nhà ở 2014.
 
Điều kiện mở bán nhà ở xã hội theo pháp luật hiện hành?


Người sở hữu nhà có được bán lại nhà ở xã hội hay không?
Theo quy định tại khoản 4 Điều 19 Nghị định 100/2015/NĐ-CP hướng dẫn Điều 63 Luật Nhà ở 2014 thì:
· Trong thời gian tối thiểu là 05 năm kể từ thời điểm người mua nhà ở xã hội trả hết tiền mua nhà theo hợp đồng đã ký với bên bán, người mua không được phép thế chấp (trừ trường hợp thế chấp với ngân hàng để vay tiền mua, thuê mua chính căn hộ đó) và không được chuyển nhượng nhà ở dưới mọi hình thức.
· Người mua nhà chỉ được phép bán lại, thế chấp hoặc cho thuê sau khi đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của pháp luật về đất đai.
Theo quy định tại khoản 5 Điều 19 Nghị định 100/2015/NĐ-CP hướng dẫn Điều 63 Luật Nhà ở 2014, trong thời hạn chưa đủ 05 năm, kể từ thời điểm trả hết tiền mua nhà ở xã hội, nếu bên mua có nhu cầu bán lại nhà ở xã hội thì chỉ được:
· Bán lại cho Nhà nước (trong trường hợp thuê mua nhà ở xã hội do Nhà nước đầu tư);
· Bán lại cho chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở xã hội (trong trường hợp mua, thuê mua nhà ở xã hội được đầu tư xây dựng bằng nguồn vốn ngoài ngân sách);
· Bán lại cho đối tượng được mua, thuê mua nhà ở xã hội theo quy định tại Điều 49 của Luật Nhà ở, với giá bán tối đa bằng giá bán nhà ở xã hội cùng loại tại cùng địa điểm, thời điểm bán và không phải nộp thuế thu nhập cá nhân.

Thứ Hai, 29 tháng 4, 2019

Công ty tài chính cho vay có bị hạn chế về lãi suất không?

Có lẽ rằng, vay tiêu dùng hiện nay không còn quá xa lạ đối với người Việt. Vay tiêu dùng có thể hiểu là một hình thức tổ chức tín dụng cho vay tiền nhanh để khách hàng có thể chi trả cho các khoản tiêu dùng cá nhân (chỉ vay với mục đích tiêu dùng cá nhân, không được phép sử dụng với mục đích khác). Chính vì sự phổ biến và tiện lợi này mà các tổ chức tín dụng, đặc biệt là các Công ty tài chính đã khai tháctriệt để nó và tăng mức lãi suất cho vay lên rất cao. Xét về phần lãi suất đối với vấn đề này, bạn đọc liệu có thắc mắc công ty tài chính cho vay có bị hạn chế về lãi suất hay không? Bài viết sau đây sẽ làm rõ vấn đề trên.

Công ty tài chính cho vay có bị hạn chế về lãi suất không?


Lãi suất vay hiện nay cao như thế nào?
 Dẫn nguồn từ báo Tuổi trẻ, ông Nguyễn Quốc Hùng, vụ trưởng Vụ tín dụng các ngành kinh tế (Ngân hàng Nhà nước) cho biết Ngân hàng nhà nước đã khảo sát 7 địa phương gồm Bắc Giang, TP.HCM, Bình Dương, Đắk Lắk, Gia Lai, Kon Tum, Thanh Hóa và thấy được mức lãi suất phổ biến mà các Công ty áp dụng là 40 - 50%/năm, một số trường hợp lãi suất cho vay lên đến 85%/năm đối với tùy loại sản phẩm và thường áp dụng với số tiền cho vay ban đầu, không tính theo dư nợ giảm dần.
Đơn cử, Công ty tài chính TNHH Ngân hàng Phát triển TP.HCM có mức lãi cho vay từ 42 - 80%. Công ty TNHH MB Shinsei có lãi suất cho vay mua thiết bị các sản phẩm Công nghệ cao 31 - 75%/năm, cho vay mua xe hai bánh 30 - 70%/năm, cho vay tiền mặt tối đa 75%/năm,…

 Năm 2018 vừa qua, Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng đã tổng hợp thông tin và đưa ra số liệu cụ thể rằng mức lãi suất cho vay tiêu dùng của các Công ty tài chính hiện nay giao động trong khoảng từ 55% đến trên 84%/năm. Đây là một con số khá lớn bởi mức lãi suất trung bình của các ngân hàng thương mại chỉ dao động từ 10 đến 25%/năm. Tuy nhiên vì sự tiện lợi và nhanh gọn trong khâu thẩm định hồ sơ nên nhiều người dân vẫn quyết định lựa chọn vay tiêu dùng tại các Công ty tài chính thay vì vay của các ngân hàng thương mại.

Lãi suất nhảy múa là một vấn đề gây đau đầu đối với khách hàng vay tín dụng hiện nay

Pháp luật hiện hành điều chỉnh như thế nào đối với lãi suất cho vay?
 Có một thực tế hiện nay là khi ký kết các hợp đồng tín dụng, người tiêu dùng thường không đọc kỹ hết toàn bộ nội dung hợp đồng. Dẫn đến việc sau khi đã ký kết hợp đồng xong, họ tính toán lại và nhận thấy tổng số tiền phải trả quá cao so với dự kiến ban đầu (gồm cả lãi suất, phạt chậm trả và lãi trên phần chậm trả,…). Rất nhiều người đã dựa vào khoản 1 Điều 468 Bộ luật Dân sự 2015 để giải thích rằng lãi suất vay dù theo thỏa thuận nhưng cũng không được vượt quá 20%/năm để viết đơn khiếu nại yêu cầu Công ty tài chính làm rõ vấn đề vì sao lãi suất của họ lại cao đến như vậy.
 Việc người tiêu dùng sử dụng điều luật trên để giải thích về lãi suất vay tín dụng là hoàn toàn không đúng. Bởi vì căn cứ khoản 2 Điều 7 Nghị định số 01/2019/NQ-HĐTP hướng dẫn áp dụng một số quy định của pháp luật về lãi, lãi suất, phạt vi phạm có quy định rằng khi giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng thì ta sẽ phải áp dụng quy định của Luật Các tổ chức tín dụng, văn bản quy phạm pháp luật quy định chi tiết, hướng dẫn áp dụng Luật Các tổ chức tín dụng để giải quyết mà không áp dụng quy định về giới hạn lãi suất của Bộ luật Dân sự năm 2015 để xác định lãi, lãi suất.
 Điều này đồng nghĩa với việc mức lãi suất giới hạn 20%/năm đó sẽ không được áp dụng trong trường hợp người tiêu dùng vay nợ của các Công ty tài chính. Việc Công ty tài chính xác định lãi suất đối với khách hàng cụ thể là bao nhiêu hoàn toàn phụ thuộc vào thỏa thuận của đôi bên dựa theo các yêu tố sau (Theo Điều 13 Thông tư 39/2016/TT-NHNN):
· Cung cầu vốn thị trường;
· Nhu cầu vay vốn;
· Mức độ tín nhiệm của khách hàng

Phải tính toán thật kỹ trước mỗi khoản vay để bảo vệ tốt nhất quyền lợi của bản thân

Tạm kết
 Qua các phân tích ở trên, quý bạn đọc chắc hẳn đã hiểu rõ mức lãi suất cho vay hoàn toàn phụ thuộc vào thỏa thuận của khác hàng và bên Công ty tài chính. Mức lãi suất này sẽ không tuân theo lãi suất tối đa của Bộ luật Dân sự 2015 (tức 20%/năm). Tuy nhiên, không phải vì thế mà các Công ty tài chính có thể tùy ý áp mức lãi suất bao nhiêu đều được. Cụ thể, theo Điều 201 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi bổ sung 2017) có quy định rằng nếu Công ty tài chính cho vay với lãi suất gấp 5 lần trở lên của mức lãi suất cao nhất được quy định trong Bộ luật Dân sự 2015 thì sẽ phạm vào tội cho vay lãi nặng. Giải thích rõ hơn có nghĩa là lãi suất cho vay tối đa được quy định trong Hợp đồng tín dụng bắt buộc phải dưới 100%/năm, tức dưới 8,33%/tháng. Đây là quy định nhằm bảo vệ sự yếu thế của khách hàng khi phải phụ thuộc rất nhiều vào bên cho vay.

Dâm Ô Khác Gì Hiếp Dâm?

Dâm ô và hiếp dâm đều là những hành vi phi đạo đức. Tuy nhiên, ranh giới xác định giữa dâm ô và hiếp dâm hiện nay rất mong manh và không phải lúc nào ta cũng có thể dễ dàng phân biệt được. Vậy, dâm ô khác gì với hiếp dâm? Bài viết này sẽ giúp quý bạn đọc tìm ra câu trả lời thỏa đáng.
Dâm ô khác gì với hiếp dâm?

Cấu thành tội phạm của tội dâm ô

 Điều 146 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) có quy định về tội dâm ô đối với người dưới 16 tuổi. Theo đó, dâm ô đối với trẻ em được hiểu là hành vi của người đã thành niên dùng mọi thủ đoạn có tính chất dâm dục đối với người dưới 16 tuổi nhằm thoả mãn dục vọng của mình nhưng không có ý định giao cấu với nạn nhân. Cấu thành tội phạm của tội này được phân tích như sau:
· Khách thể: Hành vi trên đã xâm phạm đến quyền được bảo vệ về danh dự, nhân phẩm của trẻ em. Đối tượng tác động là trẻ em.
· Chủ thể: Có thể là nam hoặc nữ, nhưng chủ yếu là nam và nhất thiết phải là người từ đủ 18 tuổi trở lên, và có năng lực trách nhiệm hình sự.
· Mặt khách quan:
- Hành vi khách quan được thể hiện ở hành vi dâm ô đối với trẻ em. Đó là hành vi tình dục nhưng không phải là hành vi giao cấu. Những hành vi đó có đặc điểm thoả mãn hoặc khiêu gợi, kích thích nhu cầu tình dục; hành vi này được thể hiện đa dạng như: sờ mó, hôn hít bộ phận sinh dục của nạn nhân; hoặc bắt nạn nhân sờ mó, hôn hít bộ phận sinh dục của mình nhằm thoả mãn dục vọng,… nhưng không có ý định giao cấu với nạn nhân.
- Đối tượng của hành vi dâm ô ở tội này là trẻ em.
· Mặt chủ quan: Lỗi của người phạm tội là lỗi cố ý. Mục đích nhằm thoả mãn dục vọng của cá nhân.

Cấu thành tội phạm của tội hiếp dâm

 Điều 141, Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) có quy định về tội hiếp dâm rằng người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân hoặc thủ đoạn khác giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác trái với ý muốn của nạn nhân, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm. Cấu thành tội phạm của tội này được phân tích như sau:
· Khách thể: Tội hiếp dâm xâm phạm quan hệ nhân thân của nạn nhân gồm sức khỏe, danh dự, nhân phẩm.
· Chủ thể: Chủ thể thực hiện hành vi phạm tội hiếp dâm theo Bộ luật Hình sự 1999 và thực tiễn xét xử được hiểu là nam giới. Tuy nhiên với Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017), chủ thể của tội hiếp dâm có thể là nam giới và nữ giới. Như vậy người đủ năng lực trách nhiệm hình sự, dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân hoặc bằng thủ đoạn khác giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác trái với ý muốn của nạn nhân thì đều có thể trở thành chủ thể của tội phạm đối với tội hiếp dâm.
· Mặt khách quan của tội hiếp dâm bao gồm:
- Hành vi khách quan:
Dùng vũ lực là các hành vi thực hiện để buộc nạn nhân phải cho người phạm tội giao cấu hoặc thực hiện hành vi tình dục khác như: vật lộn, giữ chân tay, bịt mồm, đánh đấm, trói,… Những hành vi này chủ yếu làm tê liệt sự kháng cự của người bị hại để người phạm tội thực hiện việc giao cấu hoặc hành vi tình dục khác.
Đe doạ dùng vũ lực là hành vi dùng lời nói hoặc hành động uy hiếp tinh thần của người khác, làm cho người bị đe doạ sợ hãi để cho người phạm tội giao cấu hoặc thực hiện hành vi tình dục khác trái với ý muốn của mình.
Lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân là trường hợp nạn nhân rơi vào tình trạng nếu như bị người khác giao cấu thì không thể chống cự lại được. Tình trạng này có thể có sẵn ở nạn nhân (nạn nhân bị bại liệt, bệnh tâm thần...) hoặc do người phạm tội tạo ra (người phạm tội cho nạn nhân uống thuốc mê, thuốc ngủ), hoặc do các nguyên nhân khách quan khác (nạn nhân bị say, bất tỉnh, ốm đau bệnh tật mà sức khoẻ yếu...).
Thủ đoạn khác là những thủ đoạn ngoài những hành vi đã được quy. Có thể hiểu là những thủ đoạn nhằm đưa người bị hại lâm vào tình trạng không còn khả năng làm chủ bản thân để thực hiện hành vi giao cấu trái với ý muốn của nạn nhân.
- Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả:
Hành vi giao cấu và hành vi quan hệ tình dục khác không nhất thiết phải ở tình trạng hoàn thành mà có thể được diễn ra ở giao đoạn chuẩn bị phạm tội, phạm tội chưa đạt. Mục đích và ý chí của người phạm tội là thỏa mãn nhu cầu tình dục trái ý muốn đối với nạn nhân.
· Mặt chủ quan tội hiếp dâm: Lỗi của người phạm tội là lỗi cố ý, người phạm tội biết hành vi giao cấu hoặc các hành vi quan hệ tình dục khác của mình là trái ý muốn nạn nhân hoặc không cần biết nạn nhân có đồng ý hay không. Mục đích của người phạm tội là thỏa mãn ham muốn tình dục.
 Phần phân tích cấu thành tội hiếp dâm được dẫn nguồn từ trang của Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Bắc Giang: http://vksbacgiang.gov.vn/baiviet/71/7211
 Vì VKSND tỉnh Bắc Giang đã phân tích hết sức chi tiết đối với vấn đề này nên tôi xin được trích dẫn toàn bộ và dẫn kèm theo nguồn để bạn đọc có thể thuận tiện đọc lại nội dung bài viết.
Hành vi dâm ô và hiếp dâm đều là những hành vi phi đạo đức, để lại nhiều tác động xấu đối với tâm lý con trẻ

Dâm ô khác gì hiếp dâm?

 Có thể thấy cấu thành tội phạm tội hiếp dâm chỉ nêu ra dấu hiệu của mặt khách quan là hành vi gây nguy hiểm cho xã hội mà không nói đến hậu quả và mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả. Ở đây có thể hiểu, do tính chất nghiêm trọng của hành vi hiếp dâm, xâm phạm vào khách thể có tầm quan trọng đặt biệt, chỉ cần người nào thực hiện một hành vi trong mặt khách quan nghĩa là người đó có ý định hiếp dâm người khác và có hành động dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực nhằm mục đích giao cấu với nạn nhân trái ý muốn của họ là đã đủ điều kiện để cấu thành tội phạm, bất kể hành vi đó có được hoàn thành và gây hậu quả hay không. Với đặc điểm như vậy, cấu thành tội phạm của tội hiếp dâm là cấu thành tội phạm hình thức.
 Sự khác biệt lớn nhất giữa dâm ô và hiếp dâm là: Mục đích và Ý chí của người phạm tội. Nguời phạm tội hiếp dâm mong muốn nhất đó là được giao cấu với nạn nhân nhằm thỏa mãn nhu cầu tình dục dù cho nạn nhân có cố gắng phản kháng hay chống cự. Còn người phạm tội dâm ô thì lại khác, họ chỉ muốn thỏa mãn dục vọng của mình bằng cách sờ soạng, hôn hít nhưng không có ý định giao cấu với nạn nhân.

DỊCH VỤ LUẬT SƯ LAO ĐỘNG

DỊCH VỤ LUẬT SƯ LAO ĐỘNG  Trong bối cảnh quan hệ lao động ngày càng phức tạp, dịch vụ luật sư lao động đang trở thành lựa chọn tối ưu cho do...