Hiện nay, đất đai được sử dụng với
nhiều mục đích khác nhau để phục vụ cho đời sống sinh hoạt và hoạt động sản xuất
của người dân. Để đáp ứng những mục đích này thì nhu cầu tách thửa đất đang
ngày càng gia tăng. Tách thửa đất được hiểu là quá trình phân chia quyền sở hữu
đất đai từ một đối tượng sang nhiều đối tượng khác nhau. Tuy nhiên, mỗi địa
phương sẽ có những quy định khác nhau về vấn đề này để phù hợp với tình hình
phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương đó. Đối với một đô thị lớn như Thành
phố Hồ Chí Minh thì một thửa đất phải thỏa mãn những điều kiện nào để được phép
tách thửa, diện tích được tách thửa tại Thành phố Hồ Chí Minh đối với từng loại
đất là bao nhiêu? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp những thắc mắc về vấn đề này.
Diện tích được tách thửa đất tại TP.HCM
Điều kiện để thửa đất được phép
tách thửa
Căn
cứ theo Điều 3 Quyết định 60/2017/QĐ-UBND
của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh quy định diện tích tối thiểu được
tách thửa thì để có thể tách thửa đất phải đáp ứng được các điều kiện sau, bao
gồm:
· Thửa
đất đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo quy định của Luật Đất
đai;
· Việc tách thửa đất phải đảm bảo quyền sử
dụng hạn chế đối với thửa đất liền kề theo quy định tại Điều 171 Luật Đất đai 2013, cụ thể là:
+ Quyền
sử dụng hạn chế đối với thửa đất liền kề bao gồm quyền về lối đi; cấp, thoát
nước; tưới nước, tiêu nước trong canh tác; cấp khí ga; đường dây tải điện,
thông tin liên lạc và các nhu cầu cần thiết khác một cách hợp lý trên thửa đất
liền kề;
+ Việc
xác lập quyền sử dụng hạn chế đối với thửa đất liền kề thực hiện theo quy định
của pháp luật dân sự và phải thực hiện đăng ký theo quy định tại Điều 95 của
Luật Đất đai
2013;
· Thửa đất hình thành và thửa đất còn lại
sau khi tách thửa, hợp thửa, điều chỉnh ranh giữa các thửa đất
phải đảm bảo diện tích tối thiểu theo quy định tại Quyết định 60/2017/QĐ-UBND
của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh.
Để được tách thửa cần những điều kiện gì?
Diện tích tối thiểu được phép tách
thửa
Diện
tích tối thiểu được phép tách thửa đối với từng loại đất được quy định tại Điều
5 Quyết định 60/2017/QĐ-UBND của Ủy
ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh, cụ thể như sau:
· Đối với đất ở:
Thửa
đất được phép tách thửa khi diện tích tối thiểu của thửa đất hình thành và thửa
đất ở còn lại sau khi tách thửa (sau khi trừ lộ giới) như sau:
Khu vực
|
Thửa đất ở hình thành và thửa đất ở còn lại sau khi tách thửa
|
Khu vực 1: gồm các Quận 1, 3, 4, 5, 6, 8, 10, 11, Gò Vấp,
Bình Thạnh, Phú Nhuận, Tân Bình và Tân Phú.
|
tối
thiểu 36m2 và chiều rộng mặt tiền thửa đất không nhỏ hơn 03 mét.
|
Khu vực 2: gồm các Quận 2, 7, 9, 12, Bình Tân, Thủ Đức và thị
trấn các huyện.
|
tối
thiểu 50m2 và chiều rộng mặt tiền thửa đất không nhỏ hơn 04
mét.
|
Khu vực 3: gồm huyện Bình Chánh, Củ Chi, Hóc Môn, Nhà Bè, Cần Giờ
(ngoại trừ thị trấn).
|
tối
thiểu 80m2 và chiều rộng mặt tiền thửa đất không nhỏ hơn 05
mét.
|
· Đối với đất nông nghiệp:
+
Trường hợp thửa đất thuộc khu vực quy hoạch, để sản xuất nông nghiệp: được phép
tách thửa, thửa đất mới hình thành và thửa đất còn lại phải đảm bảo diện tích
tối thiểu là 500m2 đối với đất trồng cây hàng năm, đất nông
nghiệp khác và 1.000m2 đối với đất trồng cây lâu
năm, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối;
+ Trường
hợp thửa đất thuộc khu vực không phù hợp quy hoạch để sản xuất nông nghiệp và
thuộc khu vực phải thu hồi theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã
được phê duyệt và công bố thì không được tách thửa.
· Đối với đất có nhiều mục đích sử dụng:
Ủy ban
nhân dân cấp huyện căn cứ Điều 11 Luật Đất đai, khoản 1 Điều 2 Nghị định
số 01/2017/NĐ-CP ngày 06 tháng 01 năm 2017
của Chính phủ và các quy định của pháp luật đất đai về cấp giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất để xác
định loại đất và diện tích tương ứng theo loại đất. Việc tách thửa đối với từng
loại đất thực hiện theo quy định về diện tích tối thiểu tương ứng với loại đất
được quy định tại Quyết định này.
· Đối với đất phi nông nghiệp (không phải là đất ở):
Ủy ban
nhân dân cấp huyện căn cứ quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/2000 hoặc quy
hoạch phân khu tỷ lệ 1/2000 hoặc quy hoạch chi tiết xây dựng điểm dân cư nông
thôn và quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền
phê duyệt và nhu cầu sử dụng đất thể hiện trong đơn để xem xét giải quyết tách
thửa đất; việc giải quyết tách thửa đất áp dụng theo quy định của pháp luật đất
đai về thẩm định điều kiện giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích.
Những trường hợp không được tách
thửa
Pháp luật quy định cho phép việc tách thửa đất, tuy nhiên không phải
mọi thửa đất đáp ứng đầy đủ các điều kiện nêu trên thì đều được tách thửa. Dưới
đây là các trường hợp không được tách thửa theo quy định tại Điều 4 Quyết
định 60/2017/QĐ-UBND của Ủy ban nhân
dân Thành phố Hồ Chí Minh:
· Khu vực bảo tồn đã được cơ quan nhà nước
có thẩm quyền phê duyệt danh mục phải bảo tồn theo quy định pháp luật;
· Biệt thự thuộc sở hữu Nhà nước; biệt thự thuộc nhóm 1 và 2 theo
quy định tại Thông tư số 19/2016/TT-BXD ngày 30 tháng 6 năm 2016 của Bộ Xây
dựng về hướng dẫn thực hiện một số nội dung của Luật Nhà ở và Nghị định số
99/2015/NĐ-CP ngày 20 tháng 10 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết và
hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Nhà ở;
· Các khu vực hiện đang là biệt thự được
tiếp tục quản lý theo quy hoạch; biệt thự thuộc dự án đã quy hoạch; đất ở thuộc
các dự án đã được Nhà nước giao đất, cấp giấy chứng nhận cho từng nền đất theo
quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 được duyệt; khu vực có quy hoạch chi tiết tỷ lệ
1/500 được duyệt;
· Nhà, đất thuộc khu vực đã có Thông báo
thu hồi đất hoặc Quyết định thu hồi đất của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét