Thứ Bảy, 18 tháng 5, 2019

Điều Kiện Mở Bán Nhà Ở Xã Hội


Các dự án nhà ở xã hội được đầu tư xây dựng và đưa vào sử dụng những năm gần đây đã giải quyết phần lớn nhu cầu chỗ ở cho cư dân đô thị. Nhưng để mở bán nhà xã hội trên thực tế không hề đơn giản vì phải phải thỏa mãn rất nhiều điều kiện do pháp luật quy định. Để biết rõ hơn về vấn đề này, bài viết sau đây sẽ nêu sơ bộ những điều kiện mở bán nhà ở xã hội để quý bạn đọc biết rõ.



Nhà ở xã hội là gì?

Nhà ở xã hội là gì?
Nhà ở xã hội là một loại hình nhà ở thuộc sở hữu của cơ quan Nhà nước. Mục đích là cung cấp thêm các căn hộ giá rẻ hơn thị trường cho một số đối tượng được ưu tiên trong xã hội như công chức của nhà nước chưa có nhà ở ổn định, người có thu nhập thấp... để giải quyết nhu cầu nhà ở cho họ trong chính sách hiện hành.
Nhà ở xã hội sẽ được Nhà nước hoặc các tổ chức, cá nhân (gọi chung là chủ đầu tư) đầu tư xây dựng dưới sự quản lý của cơ quan Nhà nước theo quy định của Luật Nhà ở 2014.

Theo quy định của pháp luật hiện hành, chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở xã hội được bán nhà ở xã hội theo hai hình thức:
· Bán nhà ở xã hội hình thành trong tương lai;
· Bán nhà ở xã hội có sẵn.

Chủ đầu tư muốn bán nhà ở xã hội hình thành trong tương lai bắt buộc phải thỏa mãn hết các điều kiện sau (Theo khoản 2 Điều 63 Luật Nhà ở 2014):
· Đã có hồ sơ dự án đầu tư xây dựng nhà ở, có thiết kế kỹ thuật nhà ở được phê duyệt và có Giấy phép xây dựng nếu thuộc diện phải có Giấy phép xây dựng
· Đã hoàn thành việc xây dựng xong phần móng của nhà ở theo quy định của pháp luật về xây dựng và hoàn thành việc đầu tư xây dựng hệ thống đường giao thông, cấp, thoát nước, điện sinh hoạt, điện chiếu sáng công cộng của khu vực nhà ở được bán, cho thuê mua theo quy hoạch chi tiết xây dựng, hồ sơ thiết kế và tiến độ của dự án đã được phê duyệt; đã giải chấp đối với trường hợp chủ đầu tư có thế chấp nhà ở này, trừ trường hợp được người mua, thuê mua và bên nhận thế chấp đồng ý;
· Đã có văn bản thông báo của cơ quan quản lý nhà ở cấp tỉnh về việc nhà ở đủ điều kiện được bán, trừ nhà ở xã hội do Nhà nước đầu tư bằng nguồn vốn quy định tại khoản 1 Điều 53 của Luật Nhà ở 2014.

Chủ đầu tư muốn bán nhà ở xã hội có sẵn bắt buộc phải thỏa mãn hết các điều kiện sau (Theo khoản 3 Điều 63 Luật Nhà ở 2014):
· Khu vực nhà ở để cho thuê, cho thuê mua, để bán đã hoàn thành việc đầu tư xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật và các công trình xã hội theo quy hoạch chi tiết xây dựng, hồ sơ thiết kế và tiến độ của dự án đã được phê duyệt; nếu chủ đầu tư có thế chấp nhà ở thì phải giải chấp trước khi bán, cho thuê mua nhà ở này, trừ trường hợp được người mua, thuê mua và bên nhận thế chấp đồng ý;
· Đã có văn bản thông báo của cơ quan quản lý nhà ở cấp tỉnh về việc nhà ở đủ điều kiện được bán, cho thuê, cho thuê mua, trừ nhà ở xã hội do nhà nước đầu tư bằng nguồn vốn quy định tại khoản 1 Điều 53 của Luật Nhà ở 2014;
· Nhà ở có đủ điều kiện quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều 118 của Luật Nhà ở 2014.
 
Điều kiện mở bán nhà ở xã hội theo pháp luật hiện hành?


Người sở hữu nhà có được bán lại nhà ở xã hội hay không?
Theo quy định tại khoản 4 Điều 19 Nghị định 100/2015/NĐ-CP hướng dẫn Điều 63 Luật Nhà ở 2014 thì:
· Trong thời gian tối thiểu là 05 năm kể từ thời điểm người mua nhà ở xã hội trả hết tiền mua nhà theo hợp đồng đã ký với bên bán, người mua không được phép thế chấp (trừ trường hợp thế chấp với ngân hàng để vay tiền mua, thuê mua chính căn hộ đó) và không được chuyển nhượng nhà ở dưới mọi hình thức.
· Người mua nhà chỉ được phép bán lại, thế chấp hoặc cho thuê sau khi đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của pháp luật về đất đai.
Theo quy định tại khoản 5 Điều 19 Nghị định 100/2015/NĐ-CP hướng dẫn Điều 63 Luật Nhà ở 2014, trong thời hạn chưa đủ 05 năm, kể từ thời điểm trả hết tiền mua nhà ở xã hội, nếu bên mua có nhu cầu bán lại nhà ở xã hội thì chỉ được:
· Bán lại cho Nhà nước (trong trường hợp thuê mua nhà ở xã hội do Nhà nước đầu tư);
· Bán lại cho chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở xã hội (trong trường hợp mua, thuê mua nhà ở xã hội được đầu tư xây dựng bằng nguồn vốn ngoài ngân sách);
· Bán lại cho đối tượng được mua, thuê mua nhà ở xã hội theo quy định tại Điều 49 của Luật Nhà ở, với giá bán tối đa bằng giá bán nhà ở xã hội cùng loại tại cùng địa điểm, thời điểm bán và không phải nộp thuế thu nhập cá nhân.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

DỊCH VỤ LUẬT SƯ LAO ĐỘNG

DỊCH VỤ LUẬT SƯ LAO ĐỘNG  Trong bối cảnh quan hệ lao động ngày càng phức tạp, dịch vụ luật sư lao động đang trở thành lựa chọn tối ưu cho do...