Dâm ô khác gì với hiếp dâm?
Cấu thành tội phạm của tội dâm
ô
Điều 146 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa
đổi, bổ sung năm 2017) có quy định về tội dâm ô đối với người dưới 16 tuổi. Theo đó, dâm ô đối với trẻ em được hiểu là hành vi của người
đã thành niên dùng mọi thủ đoạn có tính chất dâm dục đối với người dưới 16 tuổi
nhằm thoả mãn dục
vọng của
mình nhưng không có ý định giao
cấu với
nạn nhân. Cấu thành tội phạm của tội này được phân tích như sau:
· Khách thể: Hành vi trên
đã xâm phạm đến quyền được bảo vệ về danh dự, nhân phẩm của trẻ em. Đối tượng
tác động là trẻ em.
· Chủ thể: Có thể là nam
hoặc nữ, nhưng chủ yếu là nam và nhất thiết phải là người từ đủ 18 tuổi trở
lên, và có năng lực trách nhiệm hình sự.
· Mặt khách quan:
-
Hành vi khách quan được thể hiện ở hành vi dâm ô đối với trẻ em. Đó là hành vi
tình dục nhưng không phải là hành vi giao cấu. Những hành vi đó có đặc điểm thoả
mãn hoặc khiêu gợi, kích thích nhu cầu tình dục; hành vi này được thể hiện đa dạng
như: sờ mó, hôn hít bộ phận
sinh dục của nạn nhân; hoặc bắt nạn nhân sờ mó, hôn hít bộ phận sinh dục của
mình nhằm thoả mãn dục vọng,… nhưng không có ý định giao cấu với nạn nhân.
-
Đối tượng của hành vi dâm ô ở tội này là trẻ em.
· Mặt chủ quan: Lỗi của người
phạm tội là lỗi cố ý. Mục đích nhằm
thoả mãn dục vọng của cá nhân.
Cấu thành tội phạm của tội hiếp dâm
Điều 141, Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung năm
2017) có quy định về tội hiếp dâm rằng người
nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được
của nạn nhân hoặc thủ đoạn khác giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục
khác trái với ý muốn của nạn nhân, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm. Cấu thành tội
phạm của tội này được phân tích như sau:
· Khách
thể: Tội
hiếp dâm xâm phạm quan hệ nhân thân của nạn nhân gồm sức khỏe, danh dự,
nhân phẩm.
· Chủ thể:
Chủ
thể thực hiện hành vi phạm tội hiếp dâm theo Bộ luật Hình sự 1999 và thực tiễn
xét xử được hiểu là nam giới. Tuy nhiên với Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017), chủ thể của tội hiếp
dâm có thể là nam giới và nữ giới. Như vậy người đủ năng lực trách nhiệm hình sự,
dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của
nạn nhân hoặc bằng thủ đoạn khác giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục
khác trái với ý muốn của nạn nhân thì đều có thể trở thành chủ thể của tội phạm
đối với tội hiếp dâm.
· Mặt
khách quan của tội hiếp dâm bao gồm:
- Hành vi khách quan:
Dùng vũ lực là các hành vi thực hiện để buộc nạn nhân phải
cho người phạm tội giao cấu hoặc thực hiện hành vi tình dục khác như: vật lộn,
giữ chân tay, bịt mồm, đánh đấm, trói,… Những hành vi này chủ yếu làm tê liệt sự
kháng cự của người bị hại để người phạm tội thực hiện việc giao cấu hoặc hành
vi tình dục khác.
Đe doạ dùng vũ lực là hành vi dùng lời nói hoặc hành động uy
hiếp tinh thần của người khác, làm cho người bị đe doạ sợ hãi để cho người phạm
tội giao cấu hoặc thực hiện hành vi tình dục khác trái với ý muốn của mình.
Lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân là trường
hợp nạn nhân rơi vào tình trạng nếu như bị người khác giao cấu thì không thể chống
cự lại được. Tình trạng này có thể có sẵn ở nạn nhân (nạn nhân bị bại liệt, bệnh
tâm thần...) hoặc do người phạm tội tạo ra (người phạm tội cho nạn nhân uống
thuốc mê, thuốc ngủ), hoặc do các nguyên nhân khách quan khác (nạn nhân bị say,
bất tỉnh, ốm đau bệnh tật mà sức khoẻ yếu...).
Thủ đoạn khác là những thủ đoạn ngoài những hành vi đã
được quy. Có thể hiểu là những thủ đoạn nhằm đưa người bị hại lâm vào tình trạng
không còn khả năng làm chủ bản thân để thực hiện hành vi giao cấu trái với ý muốn
của nạn nhân.
- Mối quan hệ nhân quả giữa
hành vi và hậu quả:
Hành vi giao cấu và hành vi quan hệ tình dục khác không nhất
thiết phải ở tình trạng hoàn thành mà có thể được diễn ra ở giao đoạn chuẩn bị
phạm tội, phạm tội chưa đạt. Mục đích và ý chí của người phạm tội là thỏa mãn
nhu cầu tình dục trái ý muốn đối với nạn nhân.
· Mặt chủ
quan tội hiếp dâm: Lỗi của người phạm tội là lỗi cố ý, người phạm tội biết
hành vi giao cấu hoặc các hành vi quan hệ tình dục khác của mình là trái ý muốn
nạn nhân hoặc không cần biết nạn nhân có đồng ý hay không. Mục đích của người
phạm tội là thỏa mãn ham muốn tình dục.
Phần
phân tích cấu thành tội hiếp dâm được dẫn nguồn từ trang của Viện kiểm sát nhân
dân tỉnh Bắc Giang: http://vksbacgiang.gov.vn/baiviet/71/7211
Vì
VKSND tỉnh Bắc Giang đã phân tích hết sức chi tiết đối với vấn đề này nên tôi
xin được trích dẫn toàn bộ và dẫn kèm theo nguồn để bạn đọc có thể thuận tiện đọc
lại nội dung bài viết.
Hành vi dâm ô và hiếp dâm đều là những hành vi phi đạo đức, để lại nhiều tác động xấu đối với tâm lý con trẻ
Dâm ô khác gì hiếp dâm?
Có
thể thấy cấu thành tội phạm tội hiếp dâm chỉ nêu ra dấu hiệu của mặt khách quan
là hành vi gây nguy hiểm cho xã hội mà không nói đến hậu quả và mối quan hệ
nhân quả giữa hành vi và hậu quả. Ở đây có thể hiểu, do tính chất nghiêm trọng
của hành vi hiếp dâm, xâm phạm vào khách thể có tầm quan trọng đặt biệt, chỉ cần
người nào thực hiện một hành vi trong mặt khách quan nghĩa là người đó có ý định
hiếp dâm người khác và có hành động dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực nhằm mục
đích giao cấu với nạn nhân trái ý muốn của họ là đã đủ điều kiện để cấu thành tội
phạm, bất kể hành vi đó có được hoàn thành và gây hậu quả hay không. Với đặc điểm
như vậy, cấu thành tội phạm của tội hiếp dâm là cấu thành tội phạm hình thức.
Sự
khác biệt lớn nhất giữa dâm ô và hiếp dâm là: Mục đích và Ý chí của người phạm
tội. Nguời phạm tội hiếp dâm mong muốn nhất đó là được giao cấu với nạn nhân nhằm
thỏa mãn nhu cầu tình dục dù cho nạn nhân có cố gắng phản kháng hay chống cự.
Còn người phạm tội dâm ô thì lại khác, họ chỉ muốn thỏa mãn dục vọng của mình bằng
cách sờ soạng, hôn hít nhưng không có ý định giao cấu với nạn nhân.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét