Việc thu thập chứng cứ giúp rất nhiều cho đương sự, người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan bảo vệ quyền lợi của mình trong vụ án dân sự, nhưng bên cạnh đó việc thu thập chứng cứ cũng cần phải đúng trình tự theo quy định pháp luật. Trong bài viết này sẽ giúp cho mọi người tìm hiểu về quyền thu thập chứng cứ của đương sự trong vụ án dân sự.
Quyền thu thập chứng cứ của đương sự trong vụ án dân sự
>> Xem thêm: Mẫu đơn yêu cầu tòa án thu thập chứng cứ
Thời điểm phát sinh quyền và nghĩa vụ thu thập chứng cứ
Căn cứ điều 24 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 Bảo đảm tranh tụng trong xét xử:
- Tòa án có trách nhiệm bảo đảm cho đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự thực hiện quyền tranh tụng trong xét xử sơ thẩm, phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm theo quy định của Bộ luật này.
- Đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự có quyền thu thập, giao nộp tài liệu, chứng cứ kể từ khi Tòa án thụ lý vụ án dân sự và có nghĩa vụ thông báo cho nhau các tài liệu, chứng cứ đã giao nộp; trình bày, đối đáp, phát biểu quan điểm, lập luận về đánh giá chứng cứ và pháp luật áp dụng để bảo vệ yêu cầu, quyền, lợi ích hợp pháp của mình hoặc bác bỏ yêu cầu của người khác theo quy định của Bộ luật này.
Như vậy, kể từ thời điểm toà án thụ lý vụ án các bên đương sự liên quan đến tranh chấp dân sự có quyền và nghĩa vụ thu thập, giao nộp các bằng chứng, chứng cứ để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp với các bên có liên quan.
Trách nhiệm cung cấp chứng cứ của các bên có thẩm quyền
Để đảm bảo việc thu thập chứng cứ được diễn ra thuận lợi thì luật cũng đã quy định rõ về trách nhiệm của các bên có thể quyền cung cấp chứng cứ.
Điều 7 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 quy định về trách nhiệm cung cấp tài liệu, chứng cứ của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền:
Cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm cung cấp đầy đủ và đúng thời hạn cho đương sự, Tòa án, Viện kiểm sát nhân dân (sau đây gọi là Viện kiểm sát) tài liệu, chứng cứ mà mình đang lưu giữ, quản lý khi có yêu cầu của đương sự, Tòa án, Viện kiểm sát theo quy định của Bộ luật này và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc cung cấp tài liệu, chứng cứ đó;
Trường hợp không cung cấp được thì phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do cho đương sự, Tòa án, Viện kiểm sát.
Đây là một trong những biện pháp thu thập chứng cứ mà Luật sư có thể sử dụng để thu thập tài liệu từ một người hay một tổ chức không phải là một bên trong tố tụng tại Tòa án. Khi thực hiện biện pháp này, Luật sư có thể thực hiện bất kỳ hoạt động hợp pháp để lấy được tài liệu trong khoảng thời gian Tòa án yêu cầu.
Quyền yêu cầu tòa án thu thập chứng cứ
Yêu cầu Tòa án thu thập chứng cứ vụ án dân sự là một trong những bước quan trọng trong quá trình thu thập chứng cứ của đương sự nếu đương sự không tự mình thu thập được. Vì vậy việc nắm rõ các thủ tục yêu cầu Tòa án thu thập chứng cứ vụ án dân sự là rất cần thiết, giúp việc thu thập chứng cứ được diễn ra nhanh chóng, góp phần giải quyết vụ án một cách hiệu quả.
Tại khoản 2 Điều 97 và khoản 1 Điều 106 của Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 cũng quy định
- Trường hợp đương sự đã áp dụng các biện pháp cần thiết để thu thập tài liệu, chứng cứ mà vẫn không thể tự mình thu thập được thì có thể đề nghị Tòa án ra quyết định yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân đang lưu giữ, quản lý tài liệu, chứng cứ cung cấp cho mình hoặc đề nghị Tòa án tiến hành thu thập tài liệu, chứng cứ nhằm bảo đảm cho việc giải quyết vụ việc dân sự đúng đắn.
- Đương sự yêu cầu Tòa án thu thập tài liệu, chứng cứ phải làm đơn ghi rõ vấn đề cần chứng minh; tài liệu, chứng cứ cần thu thập; lý do mình không tự thu thập được; họ, tên, địa chỉ của cá nhân, tên, địa chỉ của cơ quan, tổ chức đang quản lý, lưu giữ tài liệu, chứng cứ cần thu thập.
Quyền yêu cầu tòa án thu thập chứng cứ
>> Xem thêm: Thủ tục yêu cầu tòa án thu thập chứng cứ vụ án dân sự
Các Biện pháp để thu thập chứng cứ
Đối với các đương sự, người đại diện, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự được áp dụng một hoặc một số biện pháp quy định Căn cứ theo Khoản 1 Điều 97 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 quy định về các biện pháp đương sự có thể sử dụng để thu thập chứng cứ như sau:
Cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền tự mình thu thập tài liệu, chứng cứ bằng những biện pháp sau đây:
- Thu thập tài liệu đọc được, nghe được, nhìn được; thông điệp dữ liệu điện tử;
- Thu thập vật chứng;
- Xác định người làm chứng và lấy xác nhận của người làm chứng;
- Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân cho sao chép hoặc cung cấp những tài liệu có liên quan đến việc giải quyết vụ việc mà cơ quan, tổ chức, cá nhân đó đang lưu giữ, quản lý;
- Yêu cầu Ủy ban nhân dân cấp xã chứng thực chữ ký của người làm chứng;
- Yêu cầu Tòa án thu thập tài liệu, chứng cứ nếu đương sự không thể thu thập tài liệu, chứng cứ;
- Yêu cầu Tòa án ra quyết định trưng cầu giám định, định giá tài sản;
- Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện công việc khác theo quy định của pháp luật.
Trên đây là các biện pháp thu thập chứng của cơ quan tổ chức cá nhân. Đối với biện pháp thu thập chứng cứ của tòa án sẽ được quy định tại khoản 2 điều này.
Điều kiện để chứng cứ có giá trị pháp lý
Điều 94 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 Nguồn chứng cứ:
Chứng cứ được thu thập từ các nguồn sau đây:
- Tài liệu đọc được, nghe được, nhìn được, dữ liệu điện tử.
- Vật chứng.
- Lời khai của đương sự.
- Lời khai của người làm chứng.
- Kết luận giám định.
- Biên bản ghi kết quả thẩm định tại chỗ.
- Kết quả định giá tài sản, thẩm định giá tài sản.
- Văn bản ghi nhận sự kiện, hành vi pháp lý do người có chức năng lập.
- Văn bản công chứng, chứng thực.
- Các nguồn khác mà pháp luật có quy định.
Tính hợp pháp của chứng cứ là sự phù hợp của nó với các quy định của pháp luật tố tụng dân sự. Tính hợp pháp của chứng cứ thể hiện trong các mặt sau đây:
Chứng cứ được xác định bằng nguồn nhất định theo quy định của pháp luật. Những tài liệu đọc được,nghe được, nhìn được và có liên quan đến vụ án nhưng không được lưu giữ trong nguồn mà pháp luật quy định thì không được coi là chứng cứ.
Chứng cứ của vụ án có thể được xác định bằng một hay nhiều nguồn khác nhau mà bộ luật tố dân sự năm 2015 quy định. Chứng cứ đòi hỏi không chỉ ở việc chứng cứ phải được lưu giữ trong nguồn nhất định mà còn đòi hỏi mỗi loại chứng cứ phải được xác định bằng nguồn tương ứng xác định.
Ví dụ: chỉ được coi là vật chứng khi thỏa mãn đồng thời hai điều kiện:
- Thứ nhất: phải là vật, nghĩa là phải tồn tại dưới một dạng vật chất nhất định, có thể cầm, nắm và cảm nhận được bằng các giác quan.
- Thứ hai: Phải có giá trị chứng minh tội phạm và người phạm tội: nghĩa là vật đó phải chứa đựng những thông tin liên quan đến vụ án hình sự như: công cụ phạm tội, phương tiện phạm tội, vật mang dấu vết người phạm tội để lại khi thực hiện hành vi phạm tội…
Điều kiện để chứng cứ có giá trị pháp lý
>> Xem thêm: Thẩm phán có quyền thu thập chứng cứ bổ sung không
Thông tin liên hệ luật sư.
Hiện nay, Luật Long Phan PMT nhận hỗ trợ “tư vấn pháp luật” trực tuyến 24/7 cho khách hàng qua các hình thức như sau:
- Tư vấn pháp luật Dân Sự qua tổng đài: 1900.63.63.87
- Tư vấn pháp luật qua EMAIL: pmt@luatlongphan.vn
- Tư vấn pháp luật qua FACEBOOK: Fanpage Luật Long Phan
- Tư vấn pháp luật qua ZALO: 0819.700.748
- Tư vấn pháp luật trực tiếp tại TRỤ SỞ CÔNG TY: Tầng 14 Tòa nhà HM Town, 412 Nguyễn Thị Minh Khai, Phường 5, quận 3, TP. HCM
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi liên quan đến Quyền thu thập chứng cứ của đương sự trong vụ án dân sự. Nếu bạn đọc có nhu cầu TƯ VẤN LUẬT DÂN SỰ gửi hồ sơ tài liệu hoặc đặt lịch gặp trực tiếp luật sư vui lòng liên hệ với Công ty Luật Long Phan PMT qua HOTLINE: 1900.63.63.87. Xin cảm ơn!
*Lưu ý: Nội dung tư vấn trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp. Mọi thắc mắc, góp ý xin vui lòng liên hệ về email:pmt@luatlongphan.vn hoặc info@luatlongphan.vn.
Nguồn: Luật Sư Vũ Viết Năng – Luật Long Phan