Chủ Nhật, 3 tháng 4, 2022

Quyền thừa kế di sản từ ông bà của cháu, chắt khi cha mẹ chết sau ông bà

Quyền thừa kế là một trong những quyền cơ bản của công dân được pháp luật Việt Nam ghi nhận, điều chỉnh việc chuyển dịch tài sản của người đã chết cho người khác. Vậy pháp luật quy định Quyền thừa kế di sản từ ông bà của cháu chắt khi cha mẹ chết sau ông bà như thế nào? Các trường hợp nào thì được hưởng di sản? Hãy cùng Luật sư Dân sự Long Phan PMT phân tích trong bài viết dưới đây.

Quyền thừa kế di sản từ ông bà của cháu chắt khi cha mẹ chết sau ông bà

Quyền thừa kế di sản từ ông bà của cháu chắt khi cha mẹ chết sau ông bà

Các trường hợp cháu, chắt được hưởng thừa kế di sản từ ông bà khi cha mẹ chết sau ông bà

Thừa kế là chế định dân sự được quy định cụ thể trong Bộ luật Dân sự 2015. Tuy nhiên, trên thực tế, tùy từng trường hợp mà di sản thừa kế của người đã mất được phân chia khác nhau và việc thực hiện thủ tục hưởng thừa kế còn gặp nhiều vướng mắc và tranh chấp liên quan đến những người được hưởng di sản. Do đó, để tránh xảy ra những tranh chấp không mong muốn thì cần nắm rõ các quy định của pháp luật về quyền hưởng di sản. 

Trong trường hợp cha mẹ chết sau ông bà thì quyền thừa kế di sản từ ông bà của cháu được quy định cụ thể như sau:

Hưởng di sản thừa kế theo di chúc

Căn cứ quy định tại Điều 624 Bộ luật Dân sự năm 2015, di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết. Theo đó, người để lại di chúc có toàn quyền tự quyết định, chỉ định người thừa kế và phân chia phần di sản cho người hưởng di sản. 

Do đó, nếu ông bà mất có để lại di chúc, và trong di chúc chỉ định và phân chia phần di sản cho người cháu thì người cháu đương nhiên được hưởng di sản từ ông bà.

Hưởng di sản thừa kế theo pháp luật 

Theo quy định tại Điều 650 Bộ luật Dân sự 2015, khi thuộc một trong các trường hợp sau đây thì di sản thừa kế sẽ được chia theo pháp luật:

  • Không có di chúc
  • Di chúc không hợp pháp
  • Những người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; cơ quan, tổ chức được hưởng thừa kế theo di chúc không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế
  • Những người được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc mà không có quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản

Người cháu sẽ được hưởng di sản thừa kế theo pháp luật trong 2 trường hợp sau đây:

Trường hợp một: Thừa kế của thừa kế

Di sản của ông bà sẽ được để lại và phân chia cho những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất (bao gồm cha mẹ – con của ông bà). Cháu thuộc hàng thừa kế thứ hai, khi những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất còn sống tại thời điểm ông bà mất thì không được hưởng thừa kế từ di sản của ông bà. 

Phần tài sản bố mẹ được hưởng thừa kế từ ông bà sẽ là tài sản thuộc sở hữu của bố mẹ. Khi chết đi, phần tài sản đó sẽ được tính vào di sản thừa kế của bố mẹ. Lúc này, cháu – con của bố mẹ sẽ thuộc hàng thừa kế thứ nhất nên sẽ được một phần tài sản thuộc di sản của bố mẹ để lại.

Trường hợp hai: Hưởng di sản do không có hàng thừa kế thứ nhất

Theo Điều 651 Bộ luật Dân sự 2015, cháu (cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại) là người thừa kế thuộc hàng thừa kế thứ hai và nguyên tắc thừa kế theo hàng thừa kế là những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước.

Trong trường hợp này, người cháu (cùng với những người thuộc hàng thừa kế thứ hai) chỉ được hưởng di sản thừa kế khi không còn ai ở hàng thừa kế thứ nhất vì các nguyên nhân:

  • Chết
  • Không có quyền hưởng di sản
  • Bị truất quyền hưởng di sản
  • Từ chối nhận di sản

Cho nên, nếu xảy ra một trong các trường hợp nêu trên thì người cháu được hưởng di sản thừa kế theo pháp luật từ ông bà để lại.

>> Xem thêm: Xử lý tài sản thừa kế của những người chết cùng một thời điểm

Hưởng di sản thừa kế của ông bà khi bố mẹ chưa khai nhận di sản thừa kế đã mất

Khai nhận di sản thừa kế là thủ tục nhằm xác lập quyền tài sản đối với di sản thừa kế của người thụ hưởng trong di chúc hoặc người thuộc hàng thừa kế theo quy định của pháp luật tại thời điểm phát sinh quyền thừa kế sau khi người để lại di sản chết. Khai nhận di sản được áp dụng đối với trường hợp:

  • Người duy nhất được hưởng di sản theo pháp luật 
  • Những người cùng được hưởng di sản theo pháp luật nhưng thỏa thuận không phân chia di sản 

Trường hợp thừa kế thông thường, sau khi mở thừa kế, cha mẹ chưa đi làm thủ tục khai nhận di sản thừa kế (tức chưa xác lập quyền tài sản đối với di sản thừa kế đó) mà đã chết thì con (tức cháu của ông bà) sẽ được hưởng thừa kế theo pháp luật đối với phần di sản thừa kế của ông bà mà cha mẹ được hưởng.

Chia thừa kế cho cháu trong từng trường hợp cụ thể

Chia thừa kế cho cháu trong từng trường hợp cụ thể

Có xảy ra trường hợp thừa kế kế vị hay không?

Theo Điều 652 Bộ luật Dân sự 2015, thừa kế thế vị xảy ra trong các trường hợp sau đây:

  • Con của người để lại di sản (tức cha, mẹ của cháu) chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản (ông, bà)  thì cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống
  • Trường hợp cháu cũng chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản (ông, bà) thì chắt được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của chắt được hưởng nếu còn sống

Có thể thấy, điều kiện để xảy ra trường hợp thừa kế thế vị là phải xem xét đến thời điểm chết của ông bà và của cha mẹ (xảy ra trước hoặc cùng một thời điểm). 

Vì vậy, trong trường hợp cha mẹ chết sau ông bà thì không xảy ra thừa kế thế vị. Tức người cháu, chắt sẽ không được hưởng di sản từ ông bà theo quy tắc thừa kế thế vị quy định trong Bộ luật Dân sự. 

Một số quy định của pháp luật về thừa kế

Quy định pháp luật về người để lại di sản

Người để lại di sản thừa kế có những đặc điểm chung sau đây:

  • Người để lại di sản thừa kế là người có tài sản sau khi chết để lại cho người còn sống theo ý chí của họ được thể hiện trong di chúc hay theo quy định của pháp luật
  • Người để lại di sản thừa kế chỉ có thể là cá nhân, không phân biệt bất cứ điều kiện nào như thành phần xã hội, mức độ năng lực hành vi,…

>> Xem thêm: Con nuôi có được quyền hưởng thừa kế từ ông bà

Quy định pháp luật về người thừa kế

Người thừa kế là người được thừa hưởng di sản thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật và có các quyền, nghĩa vụ về tài sản do người chết để lại. Trong đó:

  • Người thừa kế theo pháp luật chỉ có thể là cá nhân và phải là người có quan hệ hôn nhân, huyết thống hoặc nuôi dưỡng đối với người để lại di sản
  • Người thừa kế theo di chúc có thể là cá nhân hoặc tổ chức hoặc Nhà nước

Theo quy định của pháp luật hiện hành, người thừa kế là cá nhân phải là người:

  • Còn sống vào thời điểm mở thừa kế 
  • Được sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người để lại di sản chết.

Đối với các trường hợp người thừa kế theo di chúc là cơ quan, tổ chức thì phải là cơ quan, tổ chức tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.

Quy định pháp luật về những người không được hưởng di sản

Theo quy định tại Điều 621 Bộ luật Dân sự 2015, những người sau đây không có quyền hưởng di sản thừa kế, bao gồm:

  • Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe hoặc về hành vi ngược đãi nghiêm trọng, hành hạ người để lại di sản, xâm phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm của người đó
  • Người vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng người để lại di sản
  • Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng người thừa kế khác nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ phần di sản mà người thừa kế có quyền hưởng
  • Người có hành vi lừa dối, cưỡng ép hoặc ngăn cản người để lại di sản trong việc lập di chúc; giả mạo di chúc , sửa di chúc, hủy di chúc nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ di sản trái với ý chí của người để lại di sản

Tuy nhiên, nếu người để lại di sản đã biết về hành vi của những người trên nhưng vẫn cho hưởng di sản theo di chúc, thì những người này vẫn được hưởng di sản thừa kế để đảm bảo quyền tự định đoạt của người có di sản.

Quy định của pháp luật về thừa kế

Quy định của pháp luật về thừa kế

Quy định pháp luật về thời điểm và địa điểm mở thừa kế

Về thời điểm mở thừa kế

Thời điểm mở thừa kế được xác định là thời điểm người để lại di sản chết. 

  • Trong trường hợp Tòa án tuyên bố một người đã chết thì tùy vào từng trường hợp cụ thể mà Tòa án sẽ xác định ngày chết của người đó
  • Nếu không xác định được ngày chết của cá nhân đó thì ngày mà quyết định của Tòa án tuyên bố người đó là đã chết có hiệu lực pháp luật được coi là ngày người đó chết

Về địa điểm mở thừa kế

Đối với địa điểm mở thừa kế là nơi cư trú cuối cùng của người để lại di sản; nếu không xác định được nơi cư trú cuối cùng thì địa điểm mở thừa kế là nơi có toàn bộ hoặc một phần di sản. 

Địa điểm mở thừa kế được xác định theo đơn vị hành chính cấp cơ sở (xã, phường, thị trấn).

>> Xem thêm: Cha mẹ có quyền để lại tài sản thừa kế cho con gái nhiều hơn con trai?

Thông tin liên hệ Luật sư

Luật Long Phan PMT nhận hỗ trợ dịch vụ luật sư trực tuyến 24/7 qua các hình thức như sau:

  • Tư vấn pháp luật qua EMAIL: pmt@luatlongphan.vn
  • Tư vấn pháp luật qua FACEBOOK: Fanpage Luật Long Phan
  • Tư vấn luật qua ZALO: 0819700748
  • Cần dịch vụ luật sư dân sự vui lòng liên hệ TỔNG ĐÀI ĐIỆN THOẠI 1900 63.63.87 
  • Gặp trực tiếp luật sư dân sự tại TRỤ SỞ CÔNG TY: Tầng 14 Tòa nhà HM Town, 412 Nguyễn Thị Minh Khai, Phường 5, quận 3, TP. HCM
  • Tại Văn Phòng Luật sư Quận Bình Thạnh: 277/45 Xô Viết Nghệ Tĩnh, Phường 15, Bình Thạnh, TP.HCM

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn về Quyền thừa kế di sản từ ông bà của cháu, chắt khi cha mẹ chết sau ông bà của Long Phan PMT. Nếu quý khách gặp khó khăn, vướng mắc pháp lý khi tham gia vào các quan hệ pháp luật Cạnh tranh hay có nhu cầu sử dụng dịch vụ Luật sư Dân sự, vui lòng liên hệ tới Hotline 1900636387 để được Luật sư hỗ trợ tư vấn Luật dân sự kịp thời. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe những thắc mắc từ quý khách hàng mọi lúc, mọi nơi, kết nối bạn đến với những tư vấn từ những luật sư giỏi về chuyên môn, nhiệt tình trong công việc. Xin cảm ơn!

*Lưu ý: Nội dung tư vấn trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp. Mọi thắc mắc, góp ý xin vui lòng liên hệ về email: pmt@luatlongphan.vn hoặc info@luatlongphan.vn. 



Nguồn: Luật Sư Vũ Viết Năng – Luật Long Phan

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

DỊCH VỤ LUẬT SƯ LAO ĐỘNG

DỊCH VỤ LUẬT SƯ LAO ĐỘNG  Trong bối cảnh quan hệ lao động ngày càng phức tạp, dịch vụ luật sư lao động đang trở thành lựa chọn tối ưu cho do...