Kháng cáo quá hạn là tình huống rủi ro pháp lý rất dễ xảy ra vì những lý do nằm ngoài khả năng dự đoán của người kháng cáo. Lúc này cần phải làm gì để yêu cầu kháng cáo có thể được Tòa án có thẩm quyền xem xét, chấp nhận? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp một số quy định của pháp luật nhằm giải tỏa vướng mắc cho quý độc giả.
Thời hạn kháng cáo là bao lâu?
Điều 273 BLTTDS quy định thời hạn kháng cáo trong tố tụng dân sự như sau:
- 15 ngày, kể từ ngày tuyên án, đối với bản án. Nếu đương sự không có mặt tại phiên tòa hoặc không có mặt khi tuyên án vì lý do chính đáng thì tính từ ngày nhận được bản án hoặc bản án được niêm yết;
- 07 ngày, kể từ ngày đương sự nhận được quyết định hoặc kể từ ngày được niêm yết đối với quyết định tạm đình chỉ, đình chỉ giải quyết vụ án.
Lưu ý, nếu đương sự đã tham gia phiên tòa nhưng vắng mặt khi Tòa án tuyên án mà không có lý do chính đáng thì thời hạn kháng cáo được tính từ ngày tuyên án.
>>> Xem thêm: Khi nào thì khiếu nại, kháng cáo trong vụ án dân sự
Người có quyền kháng cáo trong vụ án dân sự
Điều 271 BLTTDS 2015 quy định đương sự, người đại diện hợp pháp của đương sự, cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện có quyền kháng cáo bản án, quyết định tạm đình chỉ, đình chỉ giải quyết vụ án dân sự của Tòa án cấp sơ thẩm để yêu cầu Tòa án cấp phúc thẩm giải quyết lại theo thủ tục phúc thẩm.
Kháng cáo quá hạn và hướng xử lý kháng cáo quá hạn
Kháng cáo quá hạn là gì?
Việc nộp đơn kháng cáo sauthời hạn luật định là kháng cáo quá hạn. Trường hợp này dù người nộp đơn có quyền kháng cáo và nội dung đơn hợp lệ thì yêu cầu kháng cáo cũng không đương nhiên được chấp nhận.
Hướng xử lý kháng cáo quá hạn
- Sau khi nhận được đơn kháng cáo quá hạn, Tòa án cấp sơ thẩm phải gửi đơn kháng cáo, bản tường trình về lý do kháng cáo quá hạn và tài liệu, chứng cứ kèm theo cho Tòa án cấp phúc thẩm.
- Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được đơn kháng cáo quá hạn và tài liệu, chứng cứ kèm theo, Tòa án cấp phúc thẩm thành mở phiên họp xem xét kháng cáo quá hạn.
- Phiên họp có sự tham gia của đại diện VKS cùng cấp và người kháng cáo quá hạn. Nếu người kháng cáo, Kiểm sát viên thì Tòa án vẫn tiến hành.
- Tòa án căn cứ vào tài liệu, chứng cứ có liên quan đến việc kháng cáo quá hạn, ý kiến của người kháng cáo, đại diện VKS tại phiên họp để quyết định chấp nhận hoặc không chấp nhận việc kháng cáo quá hạn và nêu rõ lý do.
>>> Xem thêm:
Mẫu đơn kháng cáo vụ án dân sự
Hướng dẫn soạn đơn giải trình nội dung kháng cáo
Luật sư hỗ trợ khánh hàng xử lý đơn kháng cáo quá hạn
- Xem xét, phân tích vi phạm về nội dung và hình thức của bản án sơ thẩm;
- Tư vấn trình tự, thủ tục tố tụng phúc thẩm;
- Hỗ trợ soạn thảo đơn kháng cáo, đơn giải trình kháng cáo quá hạn và các biểu mẫu tố tụng cần có khác;
- Biên soạn hồ sơ, giấy tờ, tài liệu xuất trình trước cơ quan nhà nước;
- Hỗ trợ thu thập tài liệu, chứng cứ giải quyết vụ án;
- Thay mặt khách hàng tham gia các phiên họp, phiên xét xử tại Tòa án…
>>> Xem thêm:
Cách viết đơn kháng cáo bản án tranh chấp đất đai
Tư vấn thủ tục kháng cáo bản án tranh chấp bất động sản
Trên đây là nội dung hướng dẫn thủ tục tố tụng dân sự của chúng tôi. Nếu quý bạn đọc còn điều gì chưa rõ hoặc gặp phải vướng mắc trong quá trình bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của mình vui lòng liên hệ ngay cho Luật sư pháp lý qua hotline 1900.63.63.87 để được tư vấn miễn phí. Xin cảm ơn.
October 30, 2020 at 07:00AM
Nguồn: WordPress https://vuvietnang.wordpress.com/2020/10/30/lam-gi-khi-bi-khang-cao-qua-han/
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét