Thứ Bảy, 31 tháng 10, 2020

Con riêng có được hưởng thừa kế từ cha dượng, mẹ kế

Con riêng có được hưởng thừa kế của cha dượng, mẹ kế hay không là vấn đề pháp lý mà nhiều người thắc mắc. Pháp luật sinh ra là để bảo vệ quyền lợi của con người, trên tinh thần đó, con riêng của là một thành tố quan trọng trong mối quan hệ cha con, mẹ con. Để giải đáp vấn đề này mời bạn đọc xem bài viết dưới đây.

phan chia thua ke con rieng
Con riêng có được hưởng thừa kế từ cha dượng, mẹ kế hay không?

Quy định pháp luật về quyền của con riêng trong việc hưởng thừa kế theo từ cha dượng, mẹ kế

Theo quy định của pháp luật về thừa kế con riêng có thể được hưởng thừa kế theo di chúc hoặc thừa kế theo pháp luật khi người để lại di sản thừa kế không lập di chúc.

  • Theo quy định tại Điều 624 BLDS 2015 thì di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân để lại thừa kế bày tỏ nguyện vọng chuyển quyền sở hữu của mình cho người khác;
  • Trường hợp không có di chúc thì con riêng không thuộc diện người thừa kế theo pháp luật quy định tại khoản 1 Điều 651 BLDS 2015, tuy vậy pháp luật vẫn có sự nhìn nhận về mặt đạo lý khi vẫn có quy định tại Điều 654 BLDS 2015 về quan hệ thừa kế giữa con riêng và bố dượng, mẹ kế.

Điều kiện để con riêng được hưởng thừa kế từ cha dượng, mẹ kế

Thực tế pháp luật vẫn thể hiện sự ưu tiên về quan hệ huyết thống trong việc thừa kế theo pháp luật. Bởi đây là những người có quan hệ gần gũi, thân thuộc đối với người để lại di sản thừa kế. Tuy nhiên, vẫn có các trường hợp ngoại lệ, đó là con riêng vẫn được hưởng di sản nhưng kèm theo điều kiện. Cụ thể:

  • Nếu con riêng không vi phạm về điều kiện quy định tại Điều 621 BLDS 2015 về người không được hưởng quyền di sản hoặc từ chối nhận di sản theo quy định tại Điều 320 BLDS 2015 thì họ được hưởng di sản theo thừa kế theo di chúc;
  • Trong quá trình chung sống con riêng đối xử tốt với cha dượng, mẹ kế thể hiện mối quan hệ nuôi dưỡng như cha con, mẹ con thì học được hưởng thừa kế theo pháp luật.

>> Xem thêm:  Quyền thừa kế của con riêng khi có tranh chấp giải quyết như thế nào

quy dinh phan chia thua ke con rieng
Người được hưởng thừa kế phải đáp ứng điều kiện của pháp luật


Hướng xử lý khi phát sinh tranh chấp tài sản thừa kế giữa con riêng và anh em khác trong nhà

Đây là vấn đề thường xảy ra trên thực tế, đặt trường hợp là người để lại di sản thì họ không bao giờ mong muốn điều này xảy ra. Để giải quyết vấn đề này một cách hợp tình, hợp lý, sẽ là thuyết phục khi ta theo các hướng sau:

  • Các bên thỏa thuận với nhau trên tinh thần thiện chí, phù hợp với ý chí của người để lại di sản theo di chúc hoặc tập quán địa phương. Trường hợp không để lại di chúc thì việc xử lý tranh chấp nên tuân thủ quy định của pháp luật về vấn đề thừa kế;
  • Các bên khi không thể dung hòa lợi ích của nhau, thì họ nên khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết. Thời hiệu yêu cầu chia di sản thừa kế là 30 năm đối với bất động sản và 10 năm đối với động sản kể từ thời điểm mở thừa kế. Hết thời hạn này thì di sản thuộc về người thừa kế đang quản lý di sản đó;
  • Các bên nếu nhận thấy vấn đề phân chia di sản thừa kế chưa thỏa đáng hoặc chưa được đảm bảo thì tự mình hoặc nhờ luật sư, người khác bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
tranh chap thua ke
Giải quyết tranh chấp tài sản giữa con riêng và anh em khác trong nhà

Vai trò luật sư giải quyết tranh chấp tài sản giữa con riêng và anh em khác trong nhà

Với việc am hiểu quy định của pháp luật, trong trường hợp này sẽ là cần thiết nếu có sự đồng hành của luật sự, bởi:

  • Luật sư tư vấn giúp bạn hiểu rõ về các vấn đề pháp lý có liên quan, trên cơ sở đó các bên có thể thỏa thuận với nhau, tránh mất thời gian và chi phí khi khởi kiện tại Tòa án;
  • Luật sư còn là cầu nối để các bên trao đổi vấn đề một cách cởi mở, nhân văn, phù hợp với tập quán địa phương cũng như quy định của pháp luật;
  • Luật sư sẽ đại diện một trong các bên để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ khi đưa vụ việc ra tranh chấp tại Tòa án.

>> Xem thêm:  Giải quyết tranh chấp thừa kế của con cùng cha khác mẹ

Trên đây là bài viết tư vấn của chúng tôi về vấn đề con riêng trong việc có được hưởng quyền thừa kế hay không. Nếu bạn đọc có thắc mắc, cần hiểu rõ thêm thông tin hoặc để biết thêm chi tiết về chủ đề này thì vui lòng liên hệ với với chúng tôi qua HOTLINE 1900.63.63.87 để được tư vấn luật dân sự và các vấn đề pháp lý khác  .Xin cảm ơn!

November 01, 2020 at 10:00AM



Nguồn: WordPress https://vuvietnang.wordpress.com/2020/11/01/con-rieng-co-duoc-huong-thua-ke-tu-cha-duong-me-ke/

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

DỊCH VỤ LUẬT SƯ LAO ĐỘNG

DỊCH VỤ LUẬT SƯ LAO ĐỘNG  Trong bối cảnh quan hệ lao động ngày càng phức tạp, dịch vụ luật sư lao động đang trở thành lựa chọn tối ưu cho do...