Chủ Nhật, 25 tháng 10, 2020

Cách tính lãi phạt trong hợp đồng kinh doanh thương mại

Cách tính lãi phạt trong hợp đồng kinh doanh thương mại là một tranh chấp khá phổ biến đối với các Doanh nghiệp khi ký kết Hợp đồng. Vậy làm sao để giảm rủi ro khi tranh chấp này phát sinh? Bài viết sau đây Công ty Luật Long Phan PMT sẽ giúp quý khách hàng hiểu thêm về Cách tính lãi phạt trong hợp đồng kinh doanh thương mại

cach tinh lai phat
Phạt vi phạm là một chế tài trong thương mại

Phạt vi phạm trong hợp đồng kinh doanh thương mại là gì?

Phạt vi phạm là chế tài thương mại được áp dụng khi một bên vi phạm hợp đồng, theo đó bên bị vi phạm yêu cầu bên vi phạm trả một khoản tiền phạt do vi phạm hợp đồng nếu trong hợp đồng có thoả thuận, trừ các trường hợp miễn trách nhiệm.

Quy định về thỏa thuận phạt vi phạm trong hợp đồng kinh doanh thương mại ra sao?

Giới hạn của mức phạt vi phạm 

Theo quy định của Luật Thương mại, tại Điều 301 quy định về mức phạt quy phạm thì Mức phạt vi phạm hợp đồng bị giới hạn bởi thoả thuận về mức phạt của các bên trong hợp đồng nhưng không được vượt quá mức phạt do pháp luật quy định. 

  • Mức phạt đối với vi phạm nghĩa vụ hợp đồng kinh doanh, thương mại hoặc tổng mức phạt đối với nhiều vi phạm do các bên thoả thuận trong hợp đồng, nhưng không quá 8% giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm; 
  • Quy định tại Khoản 2 Điều 146 Luật xây dựng 2014 đối với công trình xây dựng sử dụng vốn nhà nước, mức phạt hợp đồng không vượt quá 12% giá trị phần hợp đồng bị vi phạm.

Phạt vi phạm khác gì với bồi thường thiệt hại 

Phạt vi phạm và Bồi thường thiệt hại là hai chế tài được quy định trong Luật thương mại. Chúng ta cần phải làm rõ điểm khác biệt giữa hai biện pháp chế tài này để tránh hiểu sai khi áp dụng.

  • Chế tài Phạt vi phạm được quy định tại Điều 300 Luật Thương mại. Theo đó, phạt vi phạm cần phải được thỏa thuận trong hợp đồng. Bởi vì bản chất của phạt vi phạm là phải có thỏa thuận trong hợp đồng, nên khi có vi phạm xảy ra mà các bên không có thỏa thuận phạt vi phạm thì các bên chỉ có thể yêu cầu bồi thường thiệt hại mà thôi.
  • Trong trường hợp các bên có thỏa thuận phạt vi phạm thì bên bị vi phạm có quyền áp dụng cả chế tài phạt vi phạm và buộc bồi thường thiệt hại. Quy định này của các nhà làm luật là một quy định hợp lý, phù hợp với quan hệ thương mại đang phát triển không ngừng hiện nay. 
  • Bồi thường thiệt hại là việc bên vi phạm bồi thường những tổn thất do hành vi vi phạm hợp đồng gây ra cho bên bị vi phạm. Bồi thường thiệt hại phát sinh khi có đủ các yếu tố sau đây: Có hành vi vi phạm hợp đồng; Có thiệt hại thực tế; Hành vi vi phạm hợp đồng là nguyên nhân trực tiếp gây ra thiệt hại.
  • Như vậy, trách nhiệm bồi thường thiệt hại không cần có sự thỏa thuận, tự nó sẽ phát sinh khi hội đủ các điều kiện đã nêu ở trên. Mục đích của biện pháp này là khắc phục hậu quả do hành vi vi phạm gây nên, vì thế thiệt hại bao nhiêu thì sẽ bồi thường bấy nhiêu. Giá trị bồi thường thiệt hại bao gồm giá trị tổn thất thực tế, trực tiếp mà bên bị vi phạm phải chịu do bên vi phạm gây ra và khoản lợi trực tiếp mà bên bị vi phạm đáng lẽ được hưởng nếu không có hành vi vi phạm.
lai phat trong hop dong
Cần phải phân biệt chế tài phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại

Phạt vi phạm có được tính lãi không? 

Về lãi suất của phạt vi phạm khi số tiền phạt này không trả đúng thời hạn quy định hiện nay chưa được pháp luật Việt Nam quy định. Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng không phù hợp khi tính thêm lãi suất của phạt quy phạm vì như vậy được xem như “phạt chồng phạt”. 

Thỏa thuận phạt vi phạm hợp đồng có ý nghĩa răn đe, nhắc nhở các bên phải thực hiện hợp đồng một cách nghiêm túc. Căn cứ theo Điều 306 Luật Thương mại quy định quyền yêu cầu tiền lãi chỉ áp dụng đối với hành vi vi phạm chậm thanh toán tiền hàng hay chậm thanh toán thù lao dịch vụ và các chi phí hợp lý khác. 

Bên cạnh đó, có thể tham khảo tại Nghị quyết 01/2019/NQ-HĐTP của Hội đồng Thẩm phán nhân dân tối cao quy định về lãi, lãi suất, phạt vi phạm. Theo đó tại Điều 8 nghị quyết này, trong hợp đồng tín dụng, chấp nhận lãi phạt chậm trả nhưng được tính trên nợ lãi trong hạn chưa trả tương ứng với thời gian chậm trả tiền lãi trên nợ gốc. Điều này cũng phù hợp với quy định của pháp luật về phạt vi phạm cũng như sự thỏa thuận của các bên trong hợp đồng nhằm nâng cao trách nhiệm của bên vay đối với nghĩa vụ trả nợ gốc và nợ lãi.

Như vậy, việc không tính lãi trên khoản tiền phạt vi phạm là hợp lý vì đây là một khoản tiền không tính trên số tiền nợ gốc và nó chỉ phát sinh thêm dựa trên hành vi vi phạm thỏa thuận hợp đồng. Bản chất của nó đã là một khoản phạt, nếu tính thêm tiền lãi phạt thì đây thật sự là “lãi chồng lãi”, pháp luật nước ta không cho phép về hành vi này.

Thỏa thuận phạt vi phạm khi nào bị vô hiệu?

Hiện nay, pháp luật Việt Nam quy định về mức phạt vi phạm đối với hợp đồng thương mại ở mức 8% và đối với hợp đồng xây dựng sử dụng vốn nhà nước là 12% giá trị hợp đồng và không quy định về hành vi nếu thỏa thuận vượt quá mức trần. Vậy nếu các bên thỏa thuận mức phạt vi phạm trên mức mà pháp luật quy định thì phải làm sao? Thực tế, các Thẩm phán thường xét xử cho rằng thỏa thuận mức phạt cao hơn 8% nghĩa vụ bị vi phạm là không phù hợp với quy định pháp luật và giải quyết theo hai hướng:

  • Thứ nhất, phần vượt quá sự thỏa thuận sẽ bị tuyên vô hiệu và mức phạt vi phạm hợp đồng chỉ dừng lại ở mức 8% theo Luật thương mại và 12% theo Luật xây dựng.
  • Thứ hai, phần thỏa thuận về phạt vi phạm trong hợp đồng sẽ bị tuyên vô hiệu.

Giải quyết theo hướng thứ nhất được nhiều nhà Luật gia đồng ý và áp dụng khi xét xử. Bởi lẽ nó phù hợp với quy định của pháp luật tại Đoạn thứ hai khoản 1 Điều 468 BLDS 2015 quy định: “Trường hợp lãi suất theo thỏa thuận vượt quá lãi suất giới hạn được quy định tại khoản này thì mức lãi suất vượt quá không có hiệu lực”.

Dịch vụ luật sư hỗ trợ, tư vấn giải quyết tranh chấp điều khoản phạt trong hợp đồng kinh doanh thương mại

tinh lai phat trong hop dong
Dịch vụ Luật sự hỗ trợ tại Luật Long Phan PMT

Đối với các tranh chấp về điều khoản phạt trong hợp đồng kinh doanh thương mại, các doanh nghiệp có thể dựa vào dịch vụ pháp lý sẵn có tại công ty hoặc tìm Văn phòng Luật sư uy tín để giúp đỡ. Tại Công ty Luật Long Phan PMT, với đội ngũ luật sư uy tín, dày dặn kinh nghiệm luôn sẵn sàng để giúp đỡ quý khách hàng. Cụ thể:

  • Khách hàng có thể liên hệ đến quý công ty thông qua Tổng đài tư vấn trực tiếp, gửi Email hoặc các kênh thông tin khác. Khách hàng sẽ trình bày vấn đề của mình và được tư vấn MIỄN PHÍ bởi những Luật sư có kinh nghiệm. Nếu khách hàng có nguyện vọng sử dụng dịch vụ Luật sư sẽ được hướng dẫn ký kết Hợp đồng;
  • Quý khách hàng cung cấp tài liệu bao gồm Hợp đồng kinh doanh thương mại được ký kết giữa các bên, Phụ lục Hợp đồng và các giấy tờ, hồ sơ liên quan. Luật sư sẽ xem xét và giải thích cho quý khách hàng về quy định của pháp luật, đồng thời tư vấn cho quý khách hàng phương thức giải quyết, hướng đi đúng đắn cho vụ việc. Cụ thể đối với các vấn đề về kinh doanh thương mại có các cách giải quyết sau: Thương lượng, Hòa giải, Trọng tài thương mại hoặc giải quyết bằng Tòa án;
  • Soạn thảo những văn bản cần thiết như đơn khởi kiện ra Tòa án hoặc Trọng tài thương mại, chuẩn bị hồ sơ và các tài liệu liên quan phục vụ cho quá trình tố tụng;
  • Giúp quý khách hàng trong quá trình hòa giải và trong quá trình tố tụng với vai trò là người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho đương sự.

Trên đây là nội dung bài viết Cách tính lãi của phạt vi phạm khi có một bên vi phạm hợp đồng kinh doanh thương mại. Nếu như có thắc mắc về vấn đề này hay cần tư vấn giải quyết hãy liên hệ tới DỊCH VỤ LUẬT SƯ DOANH NGHIỆP thông qua HOTLINE 1900.63.63.87 để được hỗ trợ tư vấn miễn phí. Xin cảm ơn.

October 26, 2020 at 01:00PM



Nguồn: WordPress https://vuvietnang.wordpress.com/2020/10/26/cach-tinh-lai-phat-trong-hop-dong-kinh-doanh-thuong-mai/

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

DỊCH VỤ LUẬT SƯ LAO ĐỘNG

DỊCH VỤ LUẬT SƯ LAO ĐỘNG  Trong bối cảnh quan hệ lao động ngày càng phức tạp, dịch vụ luật sư lao động đang trở thành lựa chọn tối ưu cho do...