Hợp tác quốc tế đang diễn ra mạnh mẽ thì thương mại quốc tế trở thành một quy luật tất yếu và khách quan cho sự phát triển của mỗi quốc gia. Quá trình hợp tác diễn ra mạnh mẽ thì sự xuất hiện của tranh chấp càng nhiều. Vì vậy, Tư vấn giải quyết tranh chấp trong thương mại quốc tế phù hợp, hãy cùng luật sư dân sự giải quyết vấn đề trên.
Tranh chấp thương mại quốc tế
Thế nào là tranh chấp trong thương mại quốc tế
Thương mại quốc tế tức là việc trao đổi hàng hóa và dịch vụ (hàng hóa hữu hình và hàng hóa vô hình) giữa các quốc gia, tuân theo nguyên tắc trao đổi ngang giá nhằm đưa lại lợi ích cho các bên, việc tăng cường thương mại quốc tế thường được xem như ý nghĩa cơ bản của “toàn cầu hoá”.
Tranh chấp thương mại quốc tế là những mâu thuẫn phát sinh khi một trong các bên vi phạm, hay nói cách khác là không thực hiện nghĩa vụ đã cam kết của mình trong hoạt động thương mại quốc tế.
- >>Xem thêm:
Hướng dẫn mua bán hàng hóa quốc tế tại Việt Nam
Phân loại tranh chấp trong thương mại quốc tế
Trong quan hệ thương mại quốc tế, có những loại tranh chấp cơ bản sau:
- Tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa;
- Tranh chấp hợp đồng xây dựng;
- Tranh chấp hợp đồng đại lý;
- Cung ứng dịch vụ, bảo hiểm, khai thác, tài chính, ngân hàng.
Giải quyết tranh chấp trong thương mại quốc tế
Thương lượng, hòa giải
Thương lượng là phương thức giải quyết tranh chấp trong kinh doanh mà không cần đến vai trò của bên thứ ba. Khi có tranh chấp các bên tranh chấp cùng nhau bàn bạc, thỏa thuận để tự giải quyết. Giải quyết tranh chấp trong kinh doanh bằng thương lượng thường được các bên tranh chấp sử dụng trước tiên vì giải quyết tranh chấp bằng phương thức này tiết kiệm về thời gian và tiền bạc, giữ được uy tín và bí mật kinh doanh cho các bên.
Hòa giải là hành vi thuyết phục các bên đồng ý chấm dứt xung đột hoặc xích mích một cách ổn thỏa. Hòa giải cũng là giải quyết các tranh chấp, bất đồng giữa hai hay nhiều bên tranh chấp bằng việc các bên dàn xếp, thương lượng với nhau có sự tham gia của bên thứ ba (không phải là bên tranh chấp). Hòa giải có ý nghĩa lớn, nó là cho những tranh chấp, xung đột, mâu thuẫn, xích mích được dập tắt hoặc không vượt qua giới hạn sự nghiêm trọng, giúp cho các bên tránh được một sự xung đột được giải quyết bằng bạo lực hoặc chiến tranh. Giúp các bên hiểu biết lẫn nhau, giữ gìn cục diện ổn định
Trọng tài thương mại quốc tế
Trọng tài thương mại quốc tế là một phương thức giải quyết tranh chấp có yếu tố nước ngoài, trong đó các bên thỏa thuận, lập ra hoặc chỉ định lập ra hoặc chỉ định ra một bên thứ ba và giao cho bên thứ ba được quyền phán quyết tranh chấp của họ, phát quyết này buộc các bên phải thực hiện
Các nguyên tắc giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài thương mại quốc tế như sau: nguyên tắc thỏa thuận, độc lập khách quan khi giải quyết tranh chấp, giữ bí mật nội dung vụ việc tranh chấp và quyết định của trọng tài có hiệu lực thi hành ngay, các bên không có quyền kháng cáo;
Các loại trọng tài thương mại quốc tế
- Trọng tài thường trực;
- Trọng tài vụ việc.
Tòa án thương mại quốc tế
Giải quyết các tranh chấp thương mại quốc tế tại Toà án là một trong những phương thức giải quyết được quy định trong pháp luật của nhiều nước trên thế giới. Thực tế cho thấy rằng chưa có một Toà án quốc tế nào giải quyết hữu hiệu các tranh chấp thương mại quốc tế mà chỉ có thể giải quyết tại Tòa án của một quốc gia nào đó theo quy tắc tố tụng của pháp luật quốc gia đó.
Việc chọn lựa Toà án nước nào đó để giải quyết tranh chấp là do sự thỏa thuận của các bên có tranh chấp. Khi lựa chọn Toà án để yêu cầu giải quyết tranh chấp, các bên cần lưu ý đến thẩm quyền của Toà án được lựa chọn, tính khách quan của Toà án được chọn đối với các chủ thể có tranh chấp, hiệu lực thi hành bản án ở các nước có liên quan đến vụ kiện, thời gian xét xử vụ kiện, mức án phí…
Giải quyết tranh chấp tại tòa án thương mại quốc tế
>>Xem thêm: giải quyết tranh chấp hợp đồng thương mại quốc tế
Giải quyết tranh chấp tại Tòa án Việt Nam.
Việc lựa chọn Tòa án Việt Nam để giải quyết tranh chấp về thương mại quốc tế sẽ do các bên thỏa thuận. Để việc áp dụng được hiệu quả, cần xác định được loại tranh chấp, pháp luật áp dụng, thẩm quyền xét xử của từng vụ việc. Tuy nhiên việc giải quyết tranh chấp tại Tòa án Việt Nam cần đảm bảo một số nguyên tắc nhất định theo quy định của pháp luật Việt Nam và phải tuân thủ theo các nguyên tắc đó.
Trên đây là một số tư vấn cơ bản về giải quyết tranh chấp trong thương mại quốc tế. Để tìm hiểu các vấn đề pháp lý liên quan về lĩnh vực dân sự quý khách có thể truy cập Luật sư dân sự để tham khảo một cách chi tiết và kịp thời nhất, đồng thời bạn đọc vui lòng liên hệ qua số HOTLINE 1900.63.63.87 để được TƯ VẤN LUẬT DÂN SỰ và hỗ trợ. Xin cảm ơn!
*Lưu ý: Nội dung tư vấn trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp. Mọi thắc mắc, góp ý xin vui lòng liên hệ về email: pmt@luatlongphan.vn hoặc info@luatlongphan.vn.
Nguồn: Luật Sư Vũ Viết Năng – Luật Long Phan PMT
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét