Phần tiền lãi đã vượt quá lãi suất quy định có được khấu trừ vào tiền vay không? Để ngăn cản hành vi trục lợi bất hợp pháp, pháp luật có những quy định khống chế lãi suất cho vay. Dù vậy, tình trạng cho vay nặng lãi trên thực tế vẫn xảy ra, ảnh hưởng đến quyền lợi của bên vay, tác động tiêu cực tới xã hội. Vậy liệu có thể khấu trừ tiền lãi vượt quá lãi suất theo quy định của pháp luật vào tiền vay? Mời quý bạn đọc cùng tham khảo bài viết dưới đây.
Có được khấu trừ vào tiền vay phần lãi suất vượt quá lãi suất pháp luật quy định?
Lãi suất tiền vay theo pháp luật Việt Nam
Lãi suất tiền vay được quy định tại Điều 468 Bộ luật Dân sự năm 2015 như sau:
- Lãi suất vay do các bên thỏa thuận: Trường hợp các bên có thỏa thuận về lãi suất thì lãi suất theo thỏa thuận không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay, trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định khác. Căn cứ tình hình thực tế và theo đề xuất của Chính phủ, Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định điều chỉnh mức lãi suất nói trên và báo cáo Quốc hội tại kỳ họp gần nhất.
Trường hợp lãi suất theo thỏa thuận vượt quá lãi suất giới hạn được quy định tại khoản này thì mức lãi suất vượt quá không có hiệu lực.
- Trường hợp các bên có thỏa thuận về việc trả lãi, nhưng không xác định rõ lãi suất và có tranh chấp về lãi suất thì lãi suất được xác định bằng 50% mức lãi suất giới hạn quy định tại khoản 1 Điều 468 BLDS 2015 tại thời điểm trả nợ.
Có thỏa thuận tiền lãi
Có thể thấy, theo quy định trên thì trong trường hợp các bên thỏa thuận cụ thể với nhau về mức lãi suất thì mức này bị pháp luật khống chế ở mức 20%/năm.
>>>Xem thêm: Cho vay với lãi suất cao thì phạm tội gì
Không có thỏa thuận tiền lãi
Trong trường hợp các bên không thỏa thuận tiền lãi nhưng có thỏa thuận về việc trả lãi trong hợp đồng thì bên vay phải có nghĩa vụ trả lãi với mức lãi suất bằng 50% của mức lãi suất nêu ở khoản 1 Điều 468 Bộ luật Dân sự năm 2015. Như vậy, khi không có thỏa thuận về mức lãi suất thì bên vay phải trả cho bên cho vay với mức lãi suất tối đa là 10%/năm.
Lãi suất vay theo quy định của pháp luật Việt Nam
Cách xử lý khi lãi suất tiền vay vượt quá mức quy định
Trên thực tế các bên có thể thỏa thuận, đàm phán lại với nhau để giải quyết vấn đề lãi suất trong hợp đồng. Vì thế phần lãi suất đã vượt quá quy định hoàn toàn có thể được khấu trừ vào tiền vay theo sự thỏa thuận.
- Về mặt luật pháp, không có một quy định cụ thể nào quy định về vấn đề có được khấu trừ phần tiền lãi đã vượt quá lãi suất quy định vào tiền vay hay không. Do đó, chúng ta có thể làm những gì pháp luật không cấm.
- Về bản chất, tiền lãi là một khoản tiền mà người vay phải trả cho người cho vay khi giữa họ có thỏa thuận về việc cho vay có trả lãi. Như vậy, khi phát hiện lãi suất đã vượt quá mức mà pháp luật quy định mà người vay đã trả cho người cho vay thì họ có thể không cần yêu cầu người cho vay trả lại phần tiền lãi bị vượt mức đó mà có thể yêu cầu trừ thẳng vào phần nợ gốc.
Bên cạnh đó, nếu cho vay với mới lãi suất quá cao người cho vay có thể bị xử lý hình sự. Điều 201 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 quy định về tội Cho vay lãi nặng lãi: Người nào trong giao dịch dân sự mà cho vay với lãi suất gấp 05 lần trở lên của mức lãi suất cao nhất quy định trong Bộ luật dân sự, thu lợi bất chính từ 30.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.
>>>Xem thêm: Tranh chấp hợp đồng vay tài sản có lãi cao tại tòa
Như vậy, ngoài các quy định dân sự, bên vay có thể vận dụng các quy định của pháp luật hình sự để bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình, cũng như làm giảm thiểu tình trạng kiếm lời bất hợp pháp từ hành vi cho vay với lãi suất “cắt cổ”.
Giải quyết tranh chấp hợp đồng vay tài sản
Pháp luật dân sự luôn tôn trọng sự thỏa thuận của các bên trong hợp đồng. Vì thế mà khi các bên thỏa thuận được với nhau về tranh chấp trong hợp đồng vay tài sản thì pháp luật sẽ không can thiệp, cho đến khi họ yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp.
Giải quyết tranh chấp hợp đồng vay tài sản
Hợp đồng vay tài sản là hợp đồng dân sự nên theo quy định tại khoản 3 Điều 26, điểm a khoản 1 Điều 35 và khoản 1 Điều 39 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 thì thẩm quyền giải quyết tranh chấp về hợp đồng này là tại Tòa án nhân dân cấp huyện nơi bị đơn cư trú. Các bên vẫn có quyền thỏa thuận giải quyết tranh chấp tại Tòa án nơi nguyên đơn cư trú.
Thủ tục giải quyết vụ án dân sự sơ thẩm bao gồm:
- Cá nhân, tổ chức làm Đơn khởi kiện với nội dung theo Điều 189 BLTTDS 2015 gửi đến Tòa án có thẩm quyền.
- Sau khi nhận đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ kèm theo, nếu hồ sơ hợp lệ thì Thẩm phán phải thông báo ngay cho người khởi kiện biết để họ đến Tòa án làm thủ tục nộp tiền tạm ứng án phí trong trường hợp họ phải nộp tiền tạm ứng án phí và Thẩm phán tiến hành thụ lý vụ án.
- Sau khi thụ lý vụ án Tòa án sẽ xem xét và chuẩn bị xét xử vụ án. Trong giai đoạn này, Tòa án sẽ tiến hành phiên họp kiểm tra giao nộp, công khai chứng cứ và hòa giải. Sau đó, Tòa án sẽ ban hành các quyết định như công nhận hòa giải thành, tạm đình chỉ vụ án hoặc đình chỉ vụ án.
- Nếu vụ án không rơi vào trường hợp trên thì Thẩm phán phải quyết định đưa vụ án ra xét xử sơ thẩm.
- Xét xử phúc thẩm (nếu có kháng cáo, kháng nghị)
>>>Xem thêm: Tranh chấp hợp đồng vay tài sản giải quyết như thế nào?
Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về tiền lãi đã vượt quá lãi suất quy định có được khấu trừ vào tiền vay không? Quý bạn đọc có bất cứ thắc mắc về nội dung bài viết và cần TƯ VẤN LUẬT DÂN SỰ, vui lòng liên hệ Công ty Luật Long Phan PMT qua số HOTLINE 1900636387 để được tư vấn và hỗ trợ kịp thời. Xin cảm ơn!
*Lưu ý: Nội dung tư vấn trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp. Mọi thắc mắc, góp ý xin vui lòng liên hệ về email: pmt@luatlongphan.vn hoặc info@luatlongphan.vn.
Nguồn: Luật Sư Vũ Viết Năng – Luật Long Phan PMT
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét