Tư vấn giải quyết tranh
chấp di sản thừa kế có yếu tố nước ngoài là một trong các lĩnh vực được chú trọng nghiên cứu hiện nay, do
các giao dịch liên quan đến người nước ngoài ngày một tăng. Nổi bật nhất là
xung đột về việc phân chia di sản, vốn đã được báo chí đề cập nhiều gần đây.
Trong bài viết sau đây, chúng tôi sẽ hướng dẫn Quý bạn đọc hiểu rõ phương thức
giải quyết tranh chấp.
Tranh chấp di sản thừa kế có yếu tố nước ngoài
Quy định của pháp luật liên quan đến di sản có yếu tố nước ngoài
Điều
680 Bộ luật dân sự 2015 quy định như sau:
- Thừa kế được xác
định theo pháp luật của nước của nước
mà người để lại di sản thừa kế có quốc tịch ngay trước khi chết; - Việc thực hiện
quyền thừa kế đối với bất động sản được xác định theo pháp luật của nước nơi có
bất động sản đó.
Khoản
1 Điều 678 quy định: Việc xác lập, thực hiện, thay đổi, chấm dứt quyền sở hữu,
quyền khác đối với tài sản được xác định theo pháp luật của nước nơi có tài sản,
trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
Quy
định của pháp luật hiện nay, cụ thể là Luật Nhà ở 2014 cho phép người nước
ngoài, người Việt Nam định cư tại nước ngoài (Việt kiều) nhận
thừa kế giá trị di sản (thường bằng tiền)
tại Việt Nam và đứng tên trên Giấy chứng nhận.
Ai có quyền thừa kế
Những người được quyền
thừa kế:
- Những người thừa kế theo di chúc;
- Thừa kế không phụ thuộc nội dung di chúc
(Điều 644); - Thừa kế theo pháp luật.(Điều 651).
Những người không được
quyền hưởng di sản: (Điều 621 BLDS 2015):
- Người vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi
dưỡng người để lại di sản; - Người có hành vi lừa dối, cưỡng ép hoặc
ngăn chặn người để lại di sản trong việc lập di chúc; - Giả mạo di chúc, sửa chữa di chúc, hủy
di chúc, che giấu di chúc nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ di sản trái với ý
chí của người để lại di sản. - Người thừa kế từ chối nhận di sản (Điều 620)
- Các trường hợp khác tại Điều 621.
Phân chia di sản
Để tìm hiểu chi tiết về cách phân chia di sản, đặc biệt là đất
đai do cha mẹ để lại, vui lòng
tham khảo tại:
>>>>>Thủ
tục về khởi kiện chia tài sản thừa kế
>>>>> Hướng
dẫn chia thừa kế đất đai không có di chúc
>>>>> Cách
thức phân chia thừa kế và giải quyết tranh chấp
Bất cập
Thứ nhất, nếu người nhận
thừa kế muốn chuyển tiền ra nước ngoài, cần tuân thủ quy định pháp luật về hạn
mức.
Hạn mức chuyển tiền ngoại
hối ra nước ngoài: 5000 USD (mang trực tiếp). Nếu vượt quá hạn mức trên phải
khai báo với hải quan ở cửa khẩu và xin giấy phép của ngân hàng được phép hoạt
động ngoại hối. (điểm a khoản 1 Điều 2 Thông tư 15/2011/TT-NHNN).
Thứ hai, Tòa án không có thẩm quyền thụ lý do
nhiều nguyên nhân (khoản 1 Điều 472 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015):
- Các đương sự thỏa thuận lựa chọn phương
thức giải quyết tranh chấp theo quy
định của pháp luật áp dụng đối với quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài và đã lựa
chọn Trọng tài hoặc Tòa án nước ngoài giải quyết vụ việc đó; - Vụ việc không thuộc thẩm quyền riêng biệt
của Tòa án Việt Nam và vụ việc thuộc thẩm quyền riêng biệt của Tòa án nước
ngoài có liên quan; - Vụ việc không thuộc thẩm quyền riêng biệt
của Tòa án Việt Nam quy định tại Điều 470 Bộ luật này và đã được Trọng tài hoặc
Tòa án nước ngoài thụ lý giải quyết. - Bị đơn được hưởng quyền miễn trừ tư
pháp.
Luật sư hỗ trợ giải quyết tranh chấp di sản thừa kế có yếu tố nước ngoài như thế nào?
Công việc của luật sư
Các vụ việc dân sự có yếu
tố nước ngoài, đặc biệt là thừa kế, thường kéo dài do có nhiều tình tiết phức tạp. Vì vậy, khối lượng công việc
mà luật sư cần xử lý rất lớn, bao gồm:
- Tiếp nhận và
nghiên cứu hồ sơ vụ án, việc dân sự; - Cung cấp biểu mẫu,
đơn từ cho khách hàng; - Soạn thảo các
đơn từ gửi đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền; - Thu thập chứng cứ,
sắp xếp tài liệu phục vụ cho quá trình tư
vấn, tranh tụng.
- Thực hiện việc nộp
đơn khởi kiện, đơn phản tố, đơn kháng cáo và các giấy tờ khác liên quan; - Đánh giá tình tiết
vụ án và đưa ra hướng xử lý cho khách hàng; - Tham gia tranh tụng
tại Tòa án, Trọng tài (nếu có); - Các công việc
khác.
Thủ tục
Do pháp luật dân sự tôn
trọng ý chí và thỏa thuận của các bên, nên để giải quyết tranh chấp, có hai
phương thức phổ biến: (1) Hòa giải tại Tòa án, thông qua Trọng tài hoặc Hòa giải
viên; (2) Khởi kiện tại Tòa án có thẩm quyền.
- Đối với việc hòa giải: Luật sư đánh giá
tình hình và đưa ra hướng hòa giải có lợi nhất cho khách hàng, nhưng vẫn đảm bảo
tuân thủ pháp luật. - Đối với việc khởi kiện: Luật sư tham gia
tranh tụng với tư cách: (1) Người bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho đương sự
hoặc (2) Đại diện theo ủy quyền.
Chi phí thuê luật sư giải quyết tranh chấp
Với quá trình hội nhập
quốc tế, sự cạnh tranh giữa các văn phòng luật sư, công ty luật ngày càng khốc
liệt, trong đó có sự cạnh tranh về giá cả dịch vụ. Tuy nhiên, dù giá cả dịch vụ
có khác nhau thế nào, cũng cần khẳng định rằng:
- Chất lượng dịch vụ pháp lý nói chung
đang ngày càng được nâng cao, tương xứng với chi phí bỏ ra; - Sử dụng dịch vụ luật sư uy tín, chuyên
nghiệp đảm bảo loại bỏ rủi ro pháp lý lâu dài.
Chi phí thuê luật sư dựa trên cơ sở nào?
Chi phí thuê luật sư được dựa trên nhiều tiêu chí khác nhau,
phù hợp với nhu cầu và tính chất vụ việc, bao gồm:
- Mức độ phức tạp của công việc;
- Thời hạn thực hiện công việc của
luật sư; - Kinh nghiệm và uy tín của Luật sư
chính, của Văn phòng Luật sư; - Yêu cầu đặc biệt của khách hàng về
trách nhiệm, hiệu quả công việc.
Quý khách có thể lựa chọn các gói dịch vụ sau:
- Tư
vấn theo giờ; - Tư
vấn theo vụ việc hoặc - Tư
vấn trọn gói (Tư vấn cố định)
Các khoản chi phí thuê luật sư
Chi phí thuê luật sư thường bao gồm
các khoản sau:
- Phí Nhà nước: bao gồm các khoản tiền tạm ứng án phí, lệ phí cần nộp cho Tòa án; phí thẩm định giá, phí yêu cầu thi hành án.
- Phí công tác: gồm phí đi lại, lưu trú cho luật sư trong quá trình xử lý vụ việc, cụ thể là chi phí cho các phương tiện, ăn nghỉ ở nơi luật sư, chuyên viên tư vấn làm việc.
- Thù lao luật sư: Được tính trên cơ sở thỏa thuận giữa khách hàng và luật sư, và ghi nhận chi tiết trong Hợp đồng dịch vụ theo giờ.
- Phí dịch vụ tư vấn theo giờ: Dành cho các trường hợp khách hàng được tư vấn trực tiếp tại văn phòng luật sư.
- Thuế VAT và các chi phí, lệ phí khác (nếu có)
Phương thức thanh toán: Chuyển khoản
hoặc thanh toán trực tiếp.
Cam kết chất lượng dịch vụ
Tôn chỉ của
ngành luật nói chung, tại Long Phan PMT nói riêng là: “Đặt uy tín lên hàng đầu”.
Khi hành nghề, luật sư phải tuân thủ 27 nguyên tắc đạo đức luật sư (Do Liên
đoàn Luật sư Việt Nam ban hành). Trong đó, quan trọng nhất gồm:
- Nghĩa vụ bảo mật thông tin khách hàng;
- Nhận vụ việc theo khả năng chuyên môn,
điều kiện của mình và thực hiện vụ việc trong phạm vi yêu cầu hợp pháp của
khách hàng.
Tại công ty chúng tôi, các quy tắc trên luôn được đề
cao, nhằm đảo bảo uy tín nghề nghiệp đối với khách hàng.
Trong quá trình hành nghề lâu dài, chúng tôi cam kết:
- Đảm bảo tiếp nhận và phản hồi yêu cầu của
khách hàng trong thời hạn ngắn nhất có thể; - Ghi nhận yêu cầu, góp ý của khách hàng
qua đa dạng các phương tiện liên lạc; - Hoàn thành công việc của khách hàng đúng
thời hạn cam kết; - Thực hiện chính sách hoàn phí và hậu mãi
cho các khách hàng lâu năm; - Giữ kín thông tin khách hàng.
- Hoàn thành công việc đúng thời hạn cam kết;
- Hạch toán chi phí, lệ phí minh bạch, đầy đủ.
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi đối với
vấn đề xung đột về thừa kế có yếu tố nước ngoài. Nếu Quý khách có khó khăn
trong các thủ tục pháp lý liên quan, hoặc quan tâm đến các gói dịch vụ của
chúng tôi, hãy liên lạc theo số hotline: 1900.63.63.87 để được hỗ trợ kịp thời.
Đây cũng là tổng đài nhằm đặt lịch hẹn trực tiếp tại văn
phòng của chúng tôi. Đội ngũ chuyên viên sẽ sắp xếp địa điểm và khung thời gian
thuận lợi cho việc trao đổi giữa luật sư và khách hàng.
Trân trọng cảm ơn Quý khách đã quan tâm.
September 20, 2020 at 07:00AM
Nguồn: WordPress https://vuvietnang.wordpress.com/2020/09/20/tu-van-giai-quyet-tranh-chap-di-san-thua-ke-co-yeu-to-nuoc-ngoai/
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét