Những khó khăn trong việc giải quyết vụ án hành chính
Trong vụ án hành chính,
sau khi nộp đơn khởi kiện, cần trải qua 05 bước tố tụng:
- Thụ lý vụ án
- Chuẩn
bị xét xử - Đưa vụ án ra xét xử sơ thẩm
- Xét xử phúc thẩm
- Thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm
>> Tham khảo thêm: HƯỚNG DẪN THỦ TỤC KHIẾU NẠI QUYẾT ĐỊNH HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC CHO DOANH NGHIỆP
>> Tham khảo thêm: TRÌNH TỰ KIỆN QUYẾT ĐỊNH HÀNH CHÍNH VỀ QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI
Mỗi giai đoạn đều là tiền
đề để thực hiện giai đoạn tiếp theo, vì vậy bất kì bước nào cũng hết sức quan
trọng. Ngay từ khi viết đơn khởi kiện, người khởi kiện phải xác định được:
- Đối tượng bị kiện có thuộc thẩm quyền giải
quyết của vụ án không? - Người khởi kiện có năng lực hành vi tố tụng
hành chính đầy đủ không? - Chi phí ước tính bao nhiêu?
- Chứng cứ thu thập có hợp lệ không?
- Đơn khởi kiện viết như thế nào? Nộp tại
đâu?
Theo quy định tại khoản
1 Điều 123 Luật Tố tụng hành chính 2015, có 08 trường hợp đơn khởi kiện bị trả
lại.
- Người khởi kiện không có quyền
khởi kiện; - Người khởi kiện không có năng lực
hành vi tố tụng hành chính đầy đủ; - Trường hợp pháp luật có quy định
về điều kiện khởi kiện nhưng người khởi kiện đã khởi kiện đến Tòa án nhân dân khi còn thiếu một trong
các điều kiện đó; - Sự việc đã được giải quyết bằng
bản án hoặc quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật; - Sự việc không thuộc thẩm quyền
giải quyết của Tòa án; - Người khởi kiện lựa chọn giải
quyết vụ việc theo thủ tục giải quyết khiếu nại trong trường hợp quy định tại
Điều 33 của Luật này; - Đơn khởi kiện không có đủ nội dung
quy định tại khoản 1 Điều 118 của Luật này mà không được người khởi kiện sửa
đổi, bổ sung theo quy định tại Điều 122 của Luật này; - Hết thời hạn được thông báo quy
định tại khoản 1 Điều 125 của Luật này mà người khởi kiện không xuất trình biên
lai nộp tiền tạm ứng án phí cho Tòa án.
Đối
với những người không hiểu nhiều về pháp luật, với quy trình khắt khe và nhiều
bước như vậy sẽ diễn họ nhan chóng nản chí, chịu thiệt thòi. Nếu không có một
người am hiểu pháp lý giúp sức, chắc chắn nguyên đơn sẽ khó theo đuổi vụ kiện
mà lại tốn các khoản chi phí không cần thiết.
Vì sao nên nhờ luật sư bảo vệ trong vụ án hành chính?
Như đã đề cập ở phần trên,với thủ tục rườm rà, khó có ai có đủ sự kiên nhẫn lẫn chi phí để theo đuổi đến cùng. Việc có một luật sư tư vấn và tranh tụng sẽ phần nào tháo gỡ được những khó khăn về mặt thủ tục. Luật sư cần có những phẩm chất sau:
- Có nền tảng lý luận vững vàng, kiến thức pháp lý luôn cập nhật;
- Khả năng nắm bắt thông tin nhanh nhạy, phân tích thông tin đa chiều;
- Tận tụy, nhiệt thành vì lợi ích tốt nhất của khách hàng;
- Tận tâm, uy tín và đúng thời hạn;
- Quyết đoán, nhanh nhạy trước các tình huống phát sinh.
Lợi ích khi có luật sư bảo vệ trong vụ án hành chính
- Khách hàng được luật sư giải thích kỹ
càng các quy định của luật tố tụng hành chính; luật dân sự và các quy định liên quan; - Được hướng dẫn cách soạn thảo đơn từ,
chuẩn bị tài liệu, chứng cứ; - Luật sư thực hiện phần lớn các công việc
thay cho khách hàng. - Tiết kiệm thời gian do hồ sơ hợp lệ ngay
từ đầu. Khách hàng không tốn quá nhiều công sức tìm kiếm quy định pháp luật nhờ
có luật sư tư vấn. - Giảm thiểu rủi ro do bị trả lại hồ sơ hoặc
vụ án bị tạm đình chỉ quá lâu. - Có thể khiếu nại, tố cáo nếu phát hiện
cá nhân, cơ quan có thẩm quyền có dấu hiệu vi phạm. - Các lợi ích khác.
Những công việc Luật sư thực hiện bảo vệ khách hàng trong vụ án hành chính
Không
ai muốn vướng phải kiện tụng bao giờ. Tuy nhiên, khi quyền lợi hợp pháp bị xâm
phạm, người dân cần có một người am hiểu pháp luật bảo vệ cho chính mình. Công việc của luật sư trong giải quyết vụ
án hành chính, chủ yếu gồm các công việc sau
- Cung cấp biểu mẫu, mẫu đơn cho khách
hàng; - Thu thập chứng cứ, chứng minh thiệt hại
trong tranh chấp hành chính; - Soạn thảo đơn từ, nộp đơn khởi kiện, đơn kháng cáo, v.v;
- Tham gia tranh tụng tại phiên tòa;
- Khiếu
nại,
tố cáo các hành vi vi phạm thủ tục tố tụng đến Viện kiểm sát có thẩm quyền; - Tiến hành yêu cầu thi hành án;
- Các công việc khác;
Tùy vào mức độ phức tạp
của vụ án mà nội dung công việc của luật sư cũng có sự khác nhau. Trong một số
trường hợp, vụ án được phụ trách bởi nhiều cộng sự và chuyên gia, nhằm đảm bảo
hiệu quả tối đa.
Chi phí thuê luật sư được tính như thế nào?
Thông
thường, phí thuê luật sư bao gồm các
chi phí sau:
- Phí hành chính:
bao gồm các khoản tạm ứng án phí, lệ phí Tòa án, phí thẩm định giá, phí thi
hành án, v.v. - Phí dịch vụ tư vấn theo giờ/theo vụ việc
- Phí đi lại, lưu trú
cho luật sư trong quá trình xử lý vụ việc , cụ thể là phí cho các phương tiện đi lại và ăn nghỉ mức trung bình ở nơi luật sư, chuyên
viên tư vấn đến làm việc. - Thuế: Theo thông lệ chung các báo giá dịch vụ đều
không bao gồm thuế giá
trị gia tăng (VAT). Khách hàng có nghĩa vụ thanh toán khoản tiền thuế này bằng
10% giá trị hợp đồng. - Ngoài
ra, mỗi một dịch vụ pháp lý mà luật sư cung cấp cho khách hàng cũng làm tăng số
thuế thu nhập mà Công ty phải
nộp theo quy định pháp luật… - Thù lao luật sư được tính
trên cơ sở thỏa thuận giữa Luật sư với khách hàng và được ghi nhận tại hợp
đồng “dịch vụ” pháp lý ký kết giữa hai bên.
Thù lao Luật sư được tính trên các căn cứ sau:
- Mức độ phức tạp của công việc;
- Thời gian của luật sư bỏ ra để thực hiện công việc.
- Kinh nghiệm và uy tín của Luật sư chính, của Văn phòng luật sư.
- Yêu cầu đặc biệt của khách hàng về trách nhiệm, hiệu quả công việc.
Trên cơ sở nghiên cứu sơ bộ nội dung vụ việc, đặc thù công việc và yêu cầu của khách hàng thì luật sư thỏa thuận với khách hàng áp dụng cách tính thù lao sau:
- Thù lao tính theo giờ làm việc
- Thù lao trọn gói theo vụ việc
Các
khoản phí có thể khác nhau, tùy theo thời gian xử lý và thỏa thuận giữa thân chủ
với luật sư. Số liệu được văn phòng luật sư lưu trữ, ghi chép cẩn thận trong biểu
phí dịch vụ. Vì vậy, khách hàng hoàn toàn yên tâm về mục đích sử dụng của các
khoản phí này.
>> Tham khảo thêm: PHÍ TƯ VẤN CỦA LUẬT SƯ DOANH NGHIỆP ĐƯỢC TÍNH NHƯ THẾ NÀO?
Cam kết chất lượng dịch vụ pháp lý cung cấp tới khách hàng.
Tại Long Phan PMT, chúng tôi đề cao phương châm “Sống vì chữ tín, chết cũng vì chữ tín”, xem công việc của khách hàng như công việc cấp bách của chính mình. Chúng tôi cam kết thực hiện các công việc sau:
- Giữ bí mật thông tin của khách hàng;
- Hạch toán chi phí phát sinh rõ ràng, đầy đủ, trung thực;
- Đáp ứng yêu cầu của khách hàng đúng thời hạn cam kết;
- Tận tụy vì lợi ích của khách hàng, trừ trường hợp khách hàng có yêu cầu vi phạm pháp luật, trái với đạo đức xã hội.
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn liên quan đến nội dung công việc luật sư cần làm trong vụ án hành chính. Trường hợp bạn đọc có khó khăn trong quá trình giải quyết thủ tục hành chính hoặc có nhu cầu sử dụng dịch vụ luật sư tư vấn, vui lòng liên hệ hotline 1900.63.63.87 để được giải đáp miễn phí. Xin cảm ơn.
September 08, 2020 at 07:00AM
Nguồn: WordPress https://vuvietnang.wordpress.com/2020/09/08/luat-su-lam-gi-trong-qua-trinh-giai-quyet-vu-an-hanh-chinh/
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét