Thủ tục khởi kiện giành
quyền giám hộ cho người thân là một trong các thủ tục quan trọng, do liên
quan đến vấn đề đại diện, thừa kế. Đã từng có nhiều giao dịch lừa dối, giả tạo
trót lọt do lợi dụng lợi thế của việc giám hộ. Do đó, các bạn nên chọn người
giám hộ đáng tin tưởng và có trách nhiệm để hạn chế rủi ro. Bài viết dưới đây
sẽ hướng dẫn Quý bạn đọc cách thực hiện quyền lợi đó.
Quy định của pháp luật về giám hộ
Theo định nghĩa tại khoản
1 Điều 46 Bộ luật Dân sự 2015:
Giám hộ là việc cá
nhân, pháp nhân được luật quy định, được UBND xã cử, được Tòa án chỉ định hoặc
được người giám hộ lựa chọn theo khoản 2 Điều 48 để thực hiện việc chăm sóc, bảo vệ quyền, lợi ích hợp
pháp của người được giám hộ. Người được giám hộ là:
- Người chưa thành niên.
- Người mất năng lực hành vi dân sự,
- Người có khó khăn trong nhận thức, làm
chủ hành vi
Để đạt tiêu chuẩn làm
người giám hộ, cần phải đủ điều kiện tại Điều 49 Bộ luật Dân sự 2015, bao gồm:
- Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ
- Tư cách đạo đức tốt, có các điều kiện cần
thiết để thực hiện quyền, nghĩa vụ của người được giám hộ; - Không phải người đang bị truy cứu trách
nhiệm hình sự, hoặc người bị kết án nhưng chưa được xóa án tích về một trong
các tội Tại khoản 3 Điều 49 Luật này. - Giám hộ có hai hình thức là do chỉ định
hoặc đương nhiên (Điều 53, 54 Bộ luật
này).
Bên cạnh đó, người này
còn phải chịu sự giám sát của người giám sát khác (gọi là giám sát việc
giám hộ). Người này do người thân thích
của người được giám hộ thỏa thuận chọn lựa trong số người thân thích hoặc cá
nhân, pháp nhân khác thực hiện việc này (khoản 1 Điều 51 Bộ luật này).
Khởi kiện giành quyền giám hộ cho người thân
Thủ tục khởi kiện
Với trường
hợp khởi kiện giành quyền nuôi con khi ly hôn
Pháp
luật
dân sự quy định
Nếu vợ chồng không tự thỏa thuận được với
nhau bằng văn bản thì thực hiện theo quy định tại Điều 28 Bộ luật Tố tụng dân sự
2015:
- Người làm đơn gửi đơn đến Tòa án nhân
dân nơi bị đơn cư trú, làm việc cùng các tài liệu, chứng cứ liên quan. - Tòa án xem xét đơn, nếu đơn hợp lệ thì
Tòa án tiến hành thụ lý vụ án,, ra thông báo thụ lý và để người khởi kiện thực hiện nghĩa vụ đóng tiền
tạm ứng án phí. - Tòa án thực hiện xác minh hồ sơ, chứng cứ
và tiến hành hòa giải; - Mở phiên Tòa xét xử sơ thẩm theo thủ tục tố tụng dân sự. Nếu
không đồng ý với bản án/quyết định của Tòa thì một trong các bên có quyền kháng
cáo trong thời hạn luật định. - Nộp tạm ứng án phí và nộp biên lai cho
Tòa án, sau đó chờ thông báo thụ lý vụ án.
Thời hạn giải quyết đòi
quyền nuôi con từ 04 – 06 tháng kể từ ngày thụ lý vụ án. (Điều 203 BLTTDS
2015).
>>>>>
Các mẫu đơn thông dụng:
- Mẫu
đơn khởi kiện giành quyền nuôi con - Mẫu đơn đăng ký
giám hộ và hướng dẫn cách viết - Mẫu
đơn đăng ký chấm dứt việc giám hộ
Thời
hạn giải quyết đòi quyền nuôi con từ 04 – 06 tháng
Án phí giành quyền nuôi
con:
- Nếu không có tranh chấp về tài sản thì
án phí sơ thẩm là 300.000 đồng - Đối với tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình thì căn cứ theo từng
trường hợp cụ thể tại Mục 1.3 Danh mục án phí, lệ phí ban hành kèm Nghị quyết
326/2016/NQ-HĐTP. - Giá trị tài sản tranh chấp càng lớn thì
án phí càng cao.
Điều 85 Luật Hôn nhân
và Gia đình 2014.
Với trường hợp giành quyền giám hộ cho người mất năng lực hành vi dân sự
Điều 53 BLDS 2015 quy định:
- Trường hợp vợ (hoặc chồng) là người mất
năng lực hành vi dân sự (mất NLHVDS) thì chồng (hoặc vợ) là người giám hộ - Trường hợp cha và mẹ đều mất NLHVDS hoặc
một người mất NLHVDS, còn người kia không đủ điều kiện làm người giám hộ thì
con cả làm người giám hộ, con cả không đủ điều kiện thì người con tiếp theo có
đủ điều kiện sẽ đảm nhận. - Trường hợp người thành niên mất NLHVDS
chưa có vợ, chồng, con hoặc có mà vợ, chồng, con đều không có đủ điều kiện làm
người giám hộ thì cha, mẹ làm người giám hộ. - Trường hợp không có cha, mẹ, anh, em thì ông bà
nội, ông bà ngoại có nghĩa vụ nuôi dưỡng cháu (Điều 104 Luật Hôn nhân và Gia
đình 2014). - Nếu người cần được giám hộ không có người
giám hộ đương nhiên, thì UBND xã, phường, thị trấn nơi người đó cư trú có trách
nhiệm cử người giám hộ hoặc đề nghị một tổ chức đảm nhận. - Việc cử người giám hộ phải được sự đồng
ý của người giám hộ.
>>>> Có thể
bạn quan tâm: Thủ
tục đại diện cho người nhà bị tâm thần mua bán quyền sử dụng đất
Công việc luật sư cần thực hiện để bảo vệ quyền lợi cho khách hàng
Khi
khách hàng liên hệ và cung cấp thông tin cho luật sư, luật sư tiếp xúc khách
hàng và trao đổi. Sau đó tiến hành các công việc sau:
- Tiếp nhận,
nghiên cứu và xử lý hồ sơ; - Cung cấp biểu mẫu,
đơn từ cho khách hàng; - Soạn thảo các
đơn từ gửi đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền; - Thu thập chứng cứ,
sắp xếp tài liệu phục vụ cho quá trình tư vấn, tranh tụng. - Thông báo tiến độ
công việc và đưa ra hướng xử lý cho khách hàng; - Tham gia tranh tụng
tại Tòa án, Trọng tài (nếu có); - Các công việc
khác.
Chi phí thuê luật sư bảo vệ quyền lợi
Rất nhiều khách hàng
quan tâm đến chi phí pháp lý trong việc khởi kiện đòi quyền giám hộ. Chúng tôi
sẽ trình bày các khoản chi phí cho việc thuê luật sư trong bài viết này.
Chi phí thuê luật sư thường bao gồm
các khoản sau:
- Phí Nhà nước: bao gồm các khoản tiền tạm ứng án phí, lệ phí cần nộp cho Tòa án; phí thẩm định giá, phí yêu cầu thi hành án.
- Phí công tác: gồm phí đi lại, lưu trú cho luật sư trong quá trình xử lý vụ việc, cụ thể là chi phí cho các phương tiện, ăn nghỉ ở nơi luật sư, chuyên viên tư vấn làm việc.
- Thù lao luật sư: Được tính trên cơ sở thỏa thuận giữa khách hàng và luật sư, và ghi nhận chi tiết trong Hợp đồng dịch vụ theo giờ.
- Phí dịch vụ tư vấn theo giờ: Dành cho các trường hợp khách hàng được tư vấn trực tiếp tại văn phòng luật sư.
- Thuế VAT và các chi phí, lệ phí khác (nếu có)
Phương thức thanh toán: Chuyển khoản
hoặc thanh toán trực tiếp.
Các chi phí này dựa
trên nhiều yếu tố, trong đó bao gồm tính chất phức tạp của vụ việc; yêu cầu của
khách hàng và thời hạn thực hiện công việc của luật sư. Các khoản chi phí sẽ được
luật sư trao đổi trực tiếp với khách hàng và hạch toán rõ ràng, đầy đủ trong
quá trình làm việc.
Cam kết chất lượng dịch vụ
Nhằm
đem lại cho khách hàng trải nghiệm tốt nhất khi sử dụng dịch vụ, chúng tôi đã
thiết lập quy trình tiếp nhận và xử lý thông tin đa kênh. Nghĩa là dù liên hệ
dưới bất kỳ hình thức nào, trực tiếp hay thông qua email, điện thoại, facebook,
v.v, mọi yêu cầu của khách hàng sẽ được ghi nhận và phản hồi sớm nhất.
Bên
cạnh đó, chúng tôi tuân thủ 27 nguyên tắc Đạo đức luật sư do Liên đoàn Luật sư
Việt Nam ban hành
- Nghĩa vụ bảo mật thông tin khách hàng;
- Nhận vụ việc theo khả năng chuyên môn,
điều kiện của mình và thực hiện vụ việc trong phạm vi yêu cầu hợp pháp của
khách hàng.
Bên
cạnh những gói dịch vụ đã được thiết kế sẵn, chúng tôi sẽ thiết kế các gói dịch
vụ riêng, tùy theo yêu cầu của khách hàng. Quý khách có thể an tâm rằng, dù
đăng ký gói nào, thì yêu cầu mà khách hàng giao phó sẽ được hoàn thành đúng tiến
độ và chất lượng cam kết.
Như
vậy, qua bài viết trên, chúng tôi đã hướng dẫn cho Quý khách hàng các bước yêu
cầu đòi quyền giám hộ theo thủ tục tố
tụng. Nếu Quý khách có nhu cầu được tư vấn thêm về thủ tục giám hộ, hãy liên hệ
theo số hotline 1900.63.63.87 để được hỗ trợ kịp thời. Đội ngũ chuyên viên sẽ
nhanh chóng tiếp nhận và phản hồi thông tin.
Trân
trọng cảm ơn.
September 23, 2020 at 07:00AM
Nguồn: WordPress https://vuvietnang.wordpress.com/2020/09/23/thu-tuc-khoi-kien-gianh-quyen-giam-ho-cho-nguoi-than/