Thứ Năm, 30 tháng 7, 2020

Hướng dẫn thủ tục tố cáo cán bộ công chức xâm phạm quyền lợi doanh nghiệp

Thủ
tục tố cáo cán bộ công chức xâm phạm quyền lợi doanh nghiệp
được thực hiện nhằm bảo vệ lợi ích của doanh nghiệp trước những sai
phạm
của đội ngũ cán bộ, công chức. Để bạn đọc hiểu rõ hơn về trình tự tố
cáo và những lưu ý quan trọng kèm
theo, chúng tôi xin cung cấp thông tin tư vấn ở bài viết dưới đây.

thu tuc giai quyet to cao
Quy trình giải quyết tố cáo

Thẩm quyền giải quyết tố cáo

Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ,
công vụ trong cơ quan hành chính nhà nước

Căn cứ tại Điều 13 Luật tố cáo 2018, thẩm quyền giải quyết thuộc về:

  • Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã;
  • Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện;
  • Người đứng đầu cơ quan chuyên môn thuộc Ủy
    ban nhân dân cấp tỉnh;
  • Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
  • Tổng cục trưởng, Cục trưởng và cấp tương
    đương thuộc Bộ, cơ quan ngang Bộ được phân cấp; quản lý cán bộ, công chức, viên
    chức;
  • Người đứng đầu cơ quan thuộc Chính phủ;
  • Bộ trưởng, người đứng đầu cơ quan ngang
    Bộ;
  • Thủ tướng Chính phủ.

Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ,
công vụ trong Tòa án nhân dân

Căn cứ theo Điều 14 Luật tố cáo 2018, thẩm quyền giải
quyết thuộc về:

  • Chánh án Tòa án nhân dân cấp huyện
  • Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh
  • Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao
  • Chánh án Tòa án nhân dân tối cao

Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ,
công vụ trong Viện kiểm sát nhân dân

Căn cứ theo Điều 15 Luật tố cáo 2018, thẩm quyền giải
quyết thuộc về:

  • Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp
    huyện
  • Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh
  • Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp
    cao
  • Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối
    cao

Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ,
công vụ trong cơ quan khác của Nhà nước

Căn cứ theo Điều 17 Luật tố cáo 2018 , thẩm quyền giải
quyết thuộc về

  • Ủy ban Thường vụ Quốc hội
  • Thường trực Hội đồng nhân dân
  • Người đứng đầu cơ quan khác của Nhà nước

Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ,
công vụ trong đơn vị sự nghiệp công lập

Căn cứ theo Điều 18 Luật tố cáo 2018, thẩm quyền giải
quyết thuộc về:

  • Người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập
  • Người đứng đầu cơ quan nhà nước quản lý
    đơn vị sự nghiệp công lập

Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ
của người có chức danh, chức vụ trong doanh nghiệp nhà nước

Căn cứ theo Điều 19 Luật tố cáo 2018, thẩm quyền giải
quyết thuộc về:

  • Người đứng đầu doanh nghiệp nhà nước
  • Người đứng đầu cơ quan nhà nước được
    giao quản lý doanh nghiệp nhà nước

Trình tự thủ tục giải quyết tố cáo

giai quyet don to cao
Giải quyết đơn tố cáo

Bước 1: Nộp đơn tố cáo

Căn cứ theo Điều 22,23 Luật tố cáo 2018, việc tố cáo
được thực hiện bằng đơn hoặc được trình bày trực tiếp tại cơ quan, tổ chức có
thẩm quyền.

Lưu ý: Trường hợp nhiều người cùng tố cáo về cùng một nội dung thì trong đơn tố cáo còn phải ghi rõ họ tên, địa chỉ, cách thức liên hệ với từng người tố cáo; họ tên của người đại diện cho những người tố cáo. Người tố cáo phải ký tên hoặc điểm chỉ vào đơn tố cáo.

Bước 2: Thụ lý tố cáo.

Bước 3:  Xác
minh nội dung tố cáo.

Bước 4: Kết luận nội dung tố cáo.

Bước 5: Xử lý kết luận nội dung tố cáo của người giải
quyết tố cáo.

Lưu ý: Thời hạn giải quyết tố cáo:

  • Không quá 30 ngày kể từ ngày thụ lý tố
    cáo.
  • Đối với vụ việc phức tạp thì có thể gia
    hạn giải quyết tố cáo một lần nhưng không quá 30 ngày.
  • Đối với vụ việc đặc biệt phức tạp thì có
    thể gia hạn giải quyết tố cáo hai lần, mỗi lần không quá 30 ngày.
  • Người giải quyết tố cáo quyết định bằng
    văn bản việc gia hạn giải quyết tố cáo và thông báo đến người tố cáo,
    người bị tố cáo, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.

Để nắm rõ hơn về tố cáo trong các trường hợp khác, mời
bạn đọc xem thêm tại:

>> Tham khảo thêm: Hướng dẫn thủ tục tố cáo đảng viên đúng luật

>> Tham khảo thêm: Biểu mẫu khiếu nại, tố cáo

Hướng dẫn viết đơn tố cáo

mau don to cao
Mẫu đơn tố cáo

Căn cứ theo Điều 22,23 Luật tố cáo 2018, trường hợp
tố cáo được thực hiện bằng đơn thì trong đơn tố cáo phải có các nội dung sau:

  • Ngày, tháng, năm tố cáo;
  • Họ tên, địa chỉ của người tố cáo, cách
    thức liên hệ với người tố cáo;
  • Hành vi vi phạm pháp luật bị tố cáo;
  • Người bị tố cáo và các thông tin khác có
    liên quan.

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn hướng dẫn thủ tục tố cáo cán bộ công chức xâm phạm quyền lợi doanh nghiệp. Nếu bạn đọc còn vướng mắc trong quá trình làm hồ sơ hoặc cần hỗ trợ thực hiện thủ tục với cơ quan có thẩm quyền, vui lòng liên hệ hotline 1900.63.63.87 để được LUẬT SƯ DOANH NGHIỆP tư vấn miễn phí. Xin cảm ơn.

Bài viết nói về: Hướng dẫn thủ tục tố cáo cán bộ công chức xâm phạm quyền lợi doanh nghiệp
Nguồn trích dẫn từ:Luật Long Phan PMT
Tác giả:Vũ Viết Năng

July 30, 2020 at 03:00PM



Nguồn: WordPress https://vuvietnang.wordpress.com/2020/07/30/huong-dan-thu-tuc-to-cao-can-bo-cong-chuc-xam-pham-quyen-loi-doanh-nghiep/

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

DỊCH VỤ LUẬT SƯ LAO ĐỘNG

DỊCH VỤ LUẬT SƯ LAO ĐỘNG  Trong bối cảnh quan hệ lao động ngày càng phức tạp, dịch vụ luật sư lao động đang trở thành lựa chọn tối ưu cho do...