Thứ Ba, 7 tháng 1, 2025

DỊCH VỤ LUẬT SƯ LAO ĐỘNG

DỊCH VỤ LUẬT SƯ LAO ĐỘNG 

Trong bối cảnh quan hệ lao động ngày càng phức tạp, dịch vụ luật sư lao động đang trở thành lựa chọn tối ưu cho doanh nghiệp và người lao động. Với đội ngũ luật sư, chuyên viên pháp lý giàu kinh nghiệm, am hiểu sâu rộng các lĩnh vực liên quan, Luật Long Phan PMT tự tin mang đến dịch vụ tư vấn và giải quyết tranh chấp lao động hiệu quả, toàn diện.

Ưu điểm vượt trội của dịch vụ:

  • Am hiểu pháp luật: Đội ngũ luật sư có kiến thức chuyên sâu, cập nhật thường xuyên các quy định pháp luật lao động.
  • Kinh nghiệm thực tiễn: Xử lý thành công nhiều vụ việc đa dạng, phức tạp, đảm bảo quyền lợi tốt nhất cho khách hàng.
  • Tiết kiệm thời gian, chi phí: Giải quyết nhanh chóng, hiệu quả các yêu cầu, tranh chấp phát sinh, giúp khách hàng tập trung vào hoạt động sản xuất kinh doanh.

Luật Long Phan PMT cam kết đồng hành cùng khách hàng, đưa ra giải pháp pháp lý tối ưu, góp phần xây dựng môi trường lao động hài hòa, ổn định.


Thủ tục hành chính về lao động

Các thủ tục hành chính liên quan đến lao động như:

Hợp đồng lao động

Hợp đồng lao động là sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả công, tiền lương, điều kiện lao động, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động. Vì vậy, pháp luật lao động có sự điều chỉnh phức tạp về các vấn đề xoay quanh đến hợp đồng lao động như:

  • Hình thức hợp đồng
  • Loại hợp đồng
  • Những hành vi người sử dụng lao động không được làm khi giao kết, thực hiện hợp đồng lao động
  • Một số nội dung chủ yếu của hợp đồng lao động
  • Thử việc
  • Đào tạo nâng cao tay nghề cho người lao động
  • Chấm dứt hợp đồng lao động đúng pháp luật/trái pháp luật
  • Quyền và trách nhiệm khi chấm dứt hợp đồng lao động…
Xem thêm: https://luatlongphan.vn/dich-vu-luat-su/luat-su-lao-dong


Thứ Sáu, 3 tháng 1, 2025

DỊCH VỤ LUẬT SƯ HÌNH SỰ TẠI LUẬT LONG PHAN PMT

 DỊCH VỤ LUẬT SƯ HÌNH SỰ TẠI LUẬT LONG PHAN PMT

Vướng vào vòng lao lý hình sự là điều không ai mong muốn. Nhưng nếu không may rơi vào trường hợp này, bạn cần có một luật sư giỏi đồng hành để bảo vệ quyền lợi của mình.

Dịch vụ luật sư hình sự tại Luật Long Phan PMT là lựa chọn đáng tin cậy cho bạn. Với đội ngũ luật sư giàu kinh nghiệm, am hiểu sâu sắc về luật hình sự và tố tụng hình sự, chúng tôi cam kết mang đến cho bạn sự hỗ trợ pháp lý tốt nhất.

Luật sư hình sự sẽ làm gì cho bạn?

  • Tư vấn, giải đáp mọi thắc mắc liên quan đến vụ án hình sự.
  • Bào chữa cho bị can, bị cáo: xây dựng chiến lược bào chữa hiệu quả, đảm bảo quyền lợi của bạn trong suốt quá trình tố tụng.
  • Bảo vệ quyền lợi cho bị hại, bị đơn dân sự, nguyên đơn dân sự: giúp bạn đòi lại công bằng, bồi thường thiệt hại.

Tại sao nên chọn Luật Long Phan PMT?

  • Luật sư giỏi, nhiều kinh nghiệm: đội ngũ luật sư của chúng tôi đều là những người có chuyên môn cao, nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực hình sự.
  • Tận tâm, chuyên nghiệp: chúng tôi luôn đặt lợi ích của khách hàng lên hàng đầu, làm việc tận tâm, chuyên nghiệp.
  • Chi phí hợp lý: chúng tôi cung cấp dịch vụ với mức phí cạnh tranh, phù hợp với điều kiện của từng khách hàng.

Đừng để bản thân phải đối mặt với vòng lao lý một mình. Hãy liên hệ ngay với Luật Long Phan PMT để được tư vấn và hỗ trợ kịp thời.

Đọc thêm chi tiết: https://luatlongphan.vn/dich-vu-luat-su/luat-su-hinh-su

Dịch vụ Luật sư Thừa Kế trọn gói tại Luật Long Phan PMT

DỊCH VỤ LUẬT SƯ THỪA KẾ TẠI LUẬT LONG PHAN PMT

Thừa kế, nghe có vẻ đơn giản nhưng thực chất lại ẩn chứa rất nhiều vấn đề pháp lý phức tạp. Từ việc xác định ai là người thừa kế hợp pháp, phần ai người ấy, cho đến việc giải quyết các tranh chấp liên quan đến di chúc, tài sản... Nếu không am hiểu luật, bạn rất dễ rơi vào những rắc rối, mâu thuẫn kéo dài.

Đó là lúc bạn cần đến sự trợ giúp của dịch vụ luật sư thừa kế. Với kiến thức chuyên môn và kinh nghiệm thực tiễn, luật sư sẽ giúp bạn:

  • Tháo gỡ mọi vướng mắc pháp lý: giải đáp thắc mắc, tư vấn về quyền và nghĩa vụ của người thừa kế, thủ tục phân chia di sản...
  • Soạn thảo di chúc: đảm bảo di chúc hợp pháp, rõ ràng, tránh tranh chấp sau này.
  • Đại diện giải quyết tranh chấp: thương lượng, hòa giải hoặc đại diện bạn ra tòa án để bảo vệ quyền lợi.

Công ty Luật Long Phan PMT là địa chỉ tin cậy, mang đến giải pháp toàn diện về tư vấn và giải quyết các vấn đề thừa kế. Với đội ngũ luật sư giàu kinh nghiệm, chúng tôi cam kết đồng hành cùng bạn, bảo vệ quyền lợi hợp pháp và mang lại sự an tâm tuyệt đối.

Khi nào cần sử dụng DỊCH VỤ LUẬT SƯ THỪA KỀ?

Luật thừa kế tại Việt Nam quy định nhiều vấn đề phức tạp liên quan đến quyền thừa kế và phân chia di sản. Các tranh chấp thừa kế thường phát sinh do thiếu hiểu biết về quy định pháp luật. Việc tìm kiếm sự hỗ trợ từ luật sư thừa kế giúp ngăn ngừa và giải quyết các tranh chấp phát sinh. Dưới đây là một số tình huống mà quý khách cần sử dụng luật sư thừa kế:

Thừa kế không có di chúc

  • Xác định người thuộc diện thừa kế theo pháp luật
  • Xác định phần di sản cho từng người thừa kế
  • Thực hiện thủ tục khai nhận di sản thừa kế
  • Giải quyết tranh chấp giữa những người thừa kế

Thừa kế theo di chúc

  • Tư vấn lập di chúc hợp pháp
  • Xác minh hiệu lực của di chúc
  • Giải thích nội dung di chúc
  • Thực hiện phân chia di sản theo di chúc

Tranh chấp về thừa kế

  • Tranh chấp về quyền thừa kế
  • Tranh chấp về hiệu lực di chúc
  • Tranh chấp về phân chia di sản
  • Tranh chấp về di sản thừa kế

Có thể thấy, các vấn đề xoay quanh luật thừa kế rất phức tạp đòi hỏi Luật sư không chỉ có kiến thức chuyên môn mà còn phải có kỹ năng thực tế. Luật sư không chỉ phân tích, đánh giá vụ việc để hướng dẫn các thủ tục thừa kế theo quy định. Mà Luật sư thừa kế của Chúng tôi còn đề xuất phương án giải quyết tranh chấp, đại diện làm việc nhằm bảo vệ tối ưu quyền lợi hợp pháp của khách hàng.

Đọc thêm chi tiết tại: https://luatlongphan.vn/dich-vu-luat-su/dich-vu-luat-su-thua-ke-tai-luat-long-phan-pmt 

Chủ Nhật, 3 tháng 4, 2022

Quyền thu thập chứng cứ của đương sự trong vụ án dân sự

Việc thu thập chứng cứ giúp rất nhiều cho đương sự, người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan bảo vệ quyền lợi của mình trong vụ án dân sự,  nhưng bên cạnh đó việc thu thập chứng cứ cũng cần phải đúng trình tự theo quy định pháp luật. Trong bài viết này sẽ giúp cho mọi người tìm hiểu về quyền thu thập chứng cứ của đương sự trong vụ án dân sự.

Quyền thu thập chứng cứ

Quyền thu thập chứng cứ của đương sự trong vụ án dân sự

>> Xem thêm: Mẫu đơn yêu cầu tòa án thu thập chứng cứ

Thời điểm phát sinh quyền và nghĩa vụ thu thập chứng cứ

Căn cứ điều 24 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 Bảo đảm tranh tụng trong xét xử:

  • Tòa án có trách nhiệm bảo đảm cho đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự thực hiện quyền tranh tụng trong xét xử sơ thẩm, phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm theo quy định của Bộ luật này.
  • Đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự có quyền thu thập, giao nộp tài liệu, chứng cứ kể từ khi Tòa án thụ lý vụ án dân sự và có nghĩa vụ thông báo cho nhau các tài liệu, chứng cứ đã giao nộp; trình bày, đối đáp, phát biểu quan điểm, lập luận về đánh giá chứng cứ và pháp luật áp dụng để bảo vệ yêu cầu, quyền, lợi ích hợp pháp của mình hoặc bác bỏ yêu cầu của người khác theo quy định của Bộ luật này.

Như vậy, kể từ thời điểm toà án thụ lý vụ án các bên đương sự  liên quan đến tranh chấp dân sự có quyền và nghĩa vụ thu thập, giao nộp các bằng chứng, chứng cứ để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp với các bên có liên quan. 

Trách nhiệm cung cấp chứng cứ của các bên có thẩm quyền

Để đảm bảo việc thu thập chứng cứ được diễn ra thuận lợi thì luật cũng đã quy định rõ về trách nhiệm của các bên có thể quyền cung cấp chứng cứ.
Điều 7 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 quy định về trách nhiệm cung cấp tài liệu, chứng cứ của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền:

Cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm cung cấp đầy đủ và đúng thời hạn cho đương sự, Tòa án, Viện kiểm sát nhân dân (sau đây gọi là Viện kiểm sát) tài liệu, chứng cứ mà mình đang lưu giữ, quản lý khi có yêu cầu của đương sự, Tòa án, Viện kiểm sát theo quy định của Bộ luật này và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc cung cấp tài liệu, chứng cứ đó; 

Trường hợp không cung cấp được thì phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do cho đương sự, Tòa án, Viện kiểm sát.

Đây là một trong những biện pháp thu thập chứng cứ mà Luật sư có thể sử dụng để thu thập tài liệu từ một người hay một tổ chức không phải là một bên trong tố tụng tại Tòa án. Khi thực hiện biện pháp này, Luật sư có thể thực hiện bất kỳ hoạt động hợp pháp để lấy được tài liệu trong khoảng thời gian Tòa án yêu cầu. 

Quyền yêu cầu tòa án thu thập chứng cứ

Yêu cầu Tòa án thu thập chứng cứ vụ án dân sự là một trong những bước quan trọng trong quá trình thu thập chứng cứ của đương sự nếu đương sự không tự mình thu thập được. Vì vậy việc nắm rõ các thủ tục yêu cầu Tòa án thu thập chứng cứ vụ án dân sự là rất cần thiết, giúp việc thu thập chứng cứ được diễn ra nhanh chóng, góp phần giải quyết vụ án một cách hiệu quả.

Tại khoản 2 Điều 97 và khoản 1 Điều 106 của Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 cũng quy định 

  • Trường hợp đương sự đã áp dụng các biện pháp cần thiết để thu thập tài liệu, chứng cứ mà vẫn không thể tự mình thu thập được thì có thể đề nghị Tòa án ra quyết định yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân đang lưu giữ, quản lý tài liệu, chứng cứ cung cấp cho mình hoặc đề nghị Tòa án tiến hành thu thập tài liệu, chứng cứ nhằm bảo đảm cho việc giải quyết vụ việc dân sự đúng đắn.
  • Đương sự yêu cầu Tòa án thu thập tài liệu, chứng cứ phải làm đơn ghi rõ vấn đề cần chứng minh; tài liệu, chứng cứ cần thu thập; lý do mình không tự thu thập được; họ, tên, địa chỉ của cá nhân, tên, địa chỉ của cơ quan, tổ chức đang quản lý, lưu giữ tài liệu, chứng cứ cần thu thập.

Quyền yêu cầu tòa án thu thập chứng cứ

Quyền yêu cầu tòa án thu thập chứng cứ

>> Xem thêm: Thủ tục yêu cầu tòa án thu thập chứng cứ vụ án dân sự

Các Biện pháp để thu thập chứng cứ

Đối với các đương sự, người đại diện, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự được áp dụng một hoặc một số biện pháp quy định Căn cứ theo Khoản 1 Điều 97 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 quy định về các biện pháp đương sự có thể sử dụng để thu thập chứng cứ như sau:

Cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền tự mình thu thập tài liệu, chứng cứ bằng những biện pháp sau đây:

  • Thu thập tài liệu đọc được, nghe được, nhìn được; thông điệp dữ liệu điện tử;
  • Thu thập vật chứng;
  • Xác định người làm chứng và lấy xác nhận của người làm chứng;
  • Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân cho sao chép hoặc cung cấp những tài liệu có liên quan đến việc giải quyết vụ việc mà cơ quan, tổ chức, cá nhân đó đang lưu giữ, quản lý;
  • Yêu cầu Ủy ban nhân dân cấp xã chứng thực chữ ký của người làm chứng;
  • Yêu cầu Tòa án thu thập tài liệu, chứng cứ nếu đương sự không thể thu thập tài liệu, chứng cứ;
  • Yêu cầu Tòa án ra quyết định trưng cầu giám định, định giá tài sản;
  • Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện công việc khác theo quy định của pháp luật.

Trên đây là các biện pháp thu thập chứng của cơ quan tổ chức cá nhân. Đối với biện pháp thu thập chứng cứ của tòa án sẽ được quy định tại khoản 2 điều này.

Điều kiện để chứng cứ có giá trị pháp lý

Điều 94 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 Nguồn chứng cứ:

Chứng cứ được thu thập từ các nguồn sau đây:

  1. Tài liệu đọc được, nghe được, nhìn được, dữ liệu điện tử.
  2. Vật chứng.
  3. Lời khai của đương sự.
  4. Lời khai của người làm chứng.
  5. Kết luận giám định.
  6. Biên bản ghi kết quả thẩm định tại chỗ.
  7. Kết quả định giá tài sản, thẩm định giá tài sản.
  8. Văn bản ghi nhận sự kiện, hành vi pháp lý do người có chức năng lập.
  9. Văn bản công chứng, chứng thực.
  10. Các nguồn khác mà pháp luật có quy định.

Tính hợp pháp của chứng cứ là sự phù hợp của nó với các quy định của pháp luật tố tụng dân sự. Tính hợp pháp của chứng cứ thể hiện trong các mặt sau đây:

Chứng cứ được xác định bằng nguồn nhất định theo quy định của pháp luật. Những tài liệu đọc được,nghe được, nhìn được và có liên quan đến vụ án nhưng không được lưu giữ trong nguồn mà pháp luật quy định thì không được coi là chứng cứ.

Chứng cứ của vụ án có thể được xác định bằng một hay nhiều nguồn khác nhau mà bộ luật tố dân sự năm 2015 quy định. Chứng cứ đòi hỏi không chỉ ở việc chứng cứ phải được lưu giữ trong nguồn nhất định mà còn đòi hỏi mỗi loại chứng cứ phải được xác định bằng nguồn tương ứng xác định. 

Ví dụ: chỉ được coi là vật chứng khi thỏa mãn đồng thời hai điều kiện:

  • Thứ nhất: phải là vật, nghĩa là phải tồn tại dưới một dạng vật chất nhất định, có thể cầm, nắm và cảm nhận được bằng các giác quan.
  • Thứ hai: Phải có giá trị chứng minh tội phạm và người phạm tội: nghĩa là vật đó phải chứa đựng những thông tin liên quan đến vụ án hình sự như: công cụ phạm tội, phương tiện phạm tội, vật mang dấu vết người phạm tội để lại khi thực hiện hành vi phạm tội…

Điều kiện để chứng cứ có giá trị pháp lý

Điều kiện để chứng cứ có giá trị pháp lý

>> Xem thêm: Thẩm phán có quyền thu thập chứng cứ bổ sung không

Thông tin liên hệ luật sư.

Hiện nay, Luật Long Phan PMT nhận hỗ trợ “tư vấn pháp luật” trực tuyến 24/7 cho khách hàng qua các hình thức như sau:

  • Tư vấn pháp luật Dân Sự qua tổng đài: 1900.63.63.87 
  • Tư vấn pháp luật qua EMAIL: pmt@luatlongphan.vn
  • Tư vấn pháp luật qua FACEBOOK: Fanpage Luật Long Phan
  • Tư vấn pháp luật qua ZALO: 0819.700.748
  • Tư vấn pháp luật trực tiếp tại TRỤ SỞ CÔNG TY: Tầng 14 Tòa nhà HM Town, 412 Nguyễn Thị Minh Khai, Phường 5, quận 3, TP. HCM

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi liên quan đến Quyền thu thập chứng cứ của đương sự trong vụ án dân sự. Nếu bạn đọc có nhu cầu TƯ VẤN LUẬT DÂN SỰ gửi hồ sơ tài liệu hoặc đặt lịch gặp trực tiếp luật sư vui lòng liên hệ với Công ty Luật Long Phan PMT qua HOTLINE: 1900.63.63.87. Xin cảm ơn!

*Lưu ý: Nội dung tư vấn trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp. Mọi thắc mắc, góp ý xin vui lòng liên hệ về email:pmt@luatlongphan.vn hoặc info@luatlongphan.vn.



Nguồn: Luật Sư Vũ Viết Năng – Luật Long Phan

Quyền thừa kế di sản từ ông bà của cháu, chắt khi cha mẹ chết sau ông bà

Quyền thừa kế là một trong những quyền cơ bản của công dân được pháp luật Việt Nam ghi nhận, điều chỉnh việc chuyển dịch tài sản của người đã chết cho người khác. Vậy pháp luật quy định Quyền thừa kế di sản từ ông bà của cháu chắt khi cha mẹ chết sau ông bà như thế nào? Các trường hợp nào thì được hưởng di sản? Hãy cùng Luật sư Dân sự Long Phan PMT phân tích trong bài viết dưới đây.

Quyền thừa kế di sản từ ông bà của cháu chắt khi cha mẹ chết sau ông bà

Quyền thừa kế di sản từ ông bà của cháu chắt khi cha mẹ chết sau ông bà

Các trường hợp cháu, chắt được hưởng thừa kế di sản từ ông bà khi cha mẹ chết sau ông bà

Thừa kế là chế định dân sự được quy định cụ thể trong Bộ luật Dân sự 2015. Tuy nhiên, trên thực tế, tùy từng trường hợp mà di sản thừa kế của người đã mất được phân chia khác nhau và việc thực hiện thủ tục hưởng thừa kế còn gặp nhiều vướng mắc và tranh chấp liên quan đến những người được hưởng di sản. Do đó, để tránh xảy ra những tranh chấp không mong muốn thì cần nắm rõ các quy định của pháp luật về quyền hưởng di sản. 

Trong trường hợp cha mẹ chết sau ông bà thì quyền thừa kế di sản từ ông bà của cháu được quy định cụ thể như sau:

Hưởng di sản thừa kế theo di chúc

Căn cứ quy định tại Điều 624 Bộ luật Dân sự năm 2015, di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết. Theo đó, người để lại di chúc có toàn quyền tự quyết định, chỉ định người thừa kế và phân chia phần di sản cho người hưởng di sản. 

Do đó, nếu ông bà mất có để lại di chúc, và trong di chúc chỉ định và phân chia phần di sản cho người cháu thì người cháu đương nhiên được hưởng di sản từ ông bà.

Hưởng di sản thừa kế theo pháp luật 

Theo quy định tại Điều 650 Bộ luật Dân sự 2015, khi thuộc một trong các trường hợp sau đây thì di sản thừa kế sẽ được chia theo pháp luật:

  • Không có di chúc
  • Di chúc không hợp pháp
  • Những người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; cơ quan, tổ chức được hưởng thừa kế theo di chúc không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế
  • Những người được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc mà không có quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản

Người cháu sẽ được hưởng di sản thừa kế theo pháp luật trong 2 trường hợp sau đây:

Trường hợp một: Thừa kế của thừa kế

Di sản của ông bà sẽ được để lại và phân chia cho những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất (bao gồm cha mẹ – con của ông bà). Cháu thuộc hàng thừa kế thứ hai, khi những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất còn sống tại thời điểm ông bà mất thì không được hưởng thừa kế từ di sản của ông bà. 

Phần tài sản bố mẹ được hưởng thừa kế từ ông bà sẽ là tài sản thuộc sở hữu của bố mẹ. Khi chết đi, phần tài sản đó sẽ được tính vào di sản thừa kế của bố mẹ. Lúc này, cháu – con của bố mẹ sẽ thuộc hàng thừa kế thứ nhất nên sẽ được một phần tài sản thuộc di sản của bố mẹ để lại.

Trường hợp hai: Hưởng di sản do không có hàng thừa kế thứ nhất

Theo Điều 651 Bộ luật Dân sự 2015, cháu (cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại) là người thừa kế thuộc hàng thừa kế thứ hai và nguyên tắc thừa kế theo hàng thừa kế là những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước.

Trong trường hợp này, người cháu (cùng với những người thuộc hàng thừa kế thứ hai) chỉ được hưởng di sản thừa kế khi không còn ai ở hàng thừa kế thứ nhất vì các nguyên nhân:

  • Chết
  • Không có quyền hưởng di sản
  • Bị truất quyền hưởng di sản
  • Từ chối nhận di sản

Cho nên, nếu xảy ra một trong các trường hợp nêu trên thì người cháu được hưởng di sản thừa kế theo pháp luật từ ông bà để lại.

>> Xem thêm: Xử lý tài sản thừa kế của những người chết cùng một thời điểm

Hưởng di sản thừa kế của ông bà khi bố mẹ chưa khai nhận di sản thừa kế đã mất

Khai nhận di sản thừa kế là thủ tục nhằm xác lập quyền tài sản đối với di sản thừa kế của người thụ hưởng trong di chúc hoặc người thuộc hàng thừa kế theo quy định của pháp luật tại thời điểm phát sinh quyền thừa kế sau khi người để lại di sản chết. Khai nhận di sản được áp dụng đối với trường hợp:

  • Người duy nhất được hưởng di sản theo pháp luật 
  • Những người cùng được hưởng di sản theo pháp luật nhưng thỏa thuận không phân chia di sản 

Trường hợp thừa kế thông thường, sau khi mở thừa kế, cha mẹ chưa đi làm thủ tục khai nhận di sản thừa kế (tức chưa xác lập quyền tài sản đối với di sản thừa kế đó) mà đã chết thì con (tức cháu của ông bà) sẽ được hưởng thừa kế theo pháp luật đối với phần di sản thừa kế của ông bà mà cha mẹ được hưởng.

Chia thừa kế cho cháu trong từng trường hợp cụ thể

Chia thừa kế cho cháu trong từng trường hợp cụ thể

Có xảy ra trường hợp thừa kế kế vị hay không?

Theo Điều 652 Bộ luật Dân sự 2015, thừa kế thế vị xảy ra trong các trường hợp sau đây:

  • Con của người để lại di sản (tức cha, mẹ của cháu) chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản (ông, bà)  thì cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống
  • Trường hợp cháu cũng chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản (ông, bà) thì chắt được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của chắt được hưởng nếu còn sống

Có thể thấy, điều kiện để xảy ra trường hợp thừa kế thế vị là phải xem xét đến thời điểm chết của ông bà và của cha mẹ (xảy ra trước hoặc cùng một thời điểm). 

Vì vậy, trong trường hợp cha mẹ chết sau ông bà thì không xảy ra thừa kế thế vị. Tức người cháu, chắt sẽ không được hưởng di sản từ ông bà theo quy tắc thừa kế thế vị quy định trong Bộ luật Dân sự. 

Một số quy định của pháp luật về thừa kế

Quy định pháp luật về người để lại di sản

Người để lại di sản thừa kế có những đặc điểm chung sau đây:

  • Người để lại di sản thừa kế là người có tài sản sau khi chết để lại cho người còn sống theo ý chí của họ được thể hiện trong di chúc hay theo quy định của pháp luật
  • Người để lại di sản thừa kế chỉ có thể là cá nhân, không phân biệt bất cứ điều kiện nào như thành phần xã hội, mức độ năng lực hành vi,…

>> Xem thêm: Con nuôi có được quyền hưởng thừa kế từ ông bà

Quy định pháp luật về người thừa kế

Người thừa kế là người được thừa hưởng di sản thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật và có các quyền, nghĩa vụ về tài sản do người chết để lại. Trong đó:

  • Người thừa kế theo pháp luật chỉ có thể là cá nhân và phải là người có quan hệ hôn nhân, huyết thống hoặc nuôi dưỡng đối với người để lại di sản
  • Người thừa kế theo di chúc có thể là cá nhân hoặc tổ chức hoặc Nhà nước

Theo quy định của pháp luật hiện hành, người thừa kế là cá nhân phải là người:

  • Còn sống vào thời điểm mở thừa kế 
  • Được sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người để lại di sản chết.

Đối với các trường hợp người thừa kế theo di chúc là cơ quan, tổ chức thì phải là cơ quan, tổ chức tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.

Quy định pháp luật về những người không được hưởng di sản

Theo quy định tại Điều 621 Bộ luật Dân sự 2015, những người sau đây không có quyền hưởng di sản thừa kế, bao gồm:

  • Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe hoặc về hành vi ngược đãi nghiêm trọng, hành hạ người để lại di sản, xâm phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm của người đó
  • Người vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng người để lại di sản
  • Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng người thừa kế khác nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ phần di sản mà người thừa kế có quyền hưởng
  • Người có hành vi lừa dối, cưỡng ép hoặc ngăn cản người để lại di sản trong việc lập di chúc; giả mạo di chúc , sửa di chúc, hủy di chúc nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ di sản trái với ý chí của người để lại di sản

Tuy nhiên, nếu người để lại di sản đã biết về hành vi của những người trên nhưng vẫn cho hưởng di sản theo di chúc, thì những người này vẫn được hưởng di sản thừa kế để đảm bảo quyền tự định đoạt của người có di sản.

Quy định của pháp luật về thừa kế

Quy định của pháp luật về thừa kế

Quy định pháp luật về thời điểm và địa điểm mở thừa kế

Về thời điểm mở thừa kế

Thời điểm mở thừa kế được xác định là thời điểm người để lại di sản chết. 

  • Trong trường hợp Tòa án tuyên bố một người đã chết thì tùy vào từng trường hợp cụ thể mà Tòa án sẽ xác định ngày chết của người đó
  • Nếu không xác định được ngày chết của cá nhân đó thì ngày mà quyết định của Tòa án tuyên bố người đó là đã chết có hiệu lực pháp luật được coi là ngày người đó chết

Về địa điểm mở thừa kế

Đối với địa điểm mở thừa kế là nơi cư trú cuối cùng của người để lại di sản; nếu không xác định được nơi cư trú cuối cùng thì địa điểm mở thừa kế là nơi có toàn bộ hoặc một phần di sản. 

Địa điểm mở thừa kế được xác định theo đơn vị hành chính cấp cơ sở (xã, phường, thị trấn).

>> Xem thêm: Cha mẹ có quyền để lại tài sản thừa kế cho con gái nhiều hơn con trai?

Thông tin liên hệ Luật sư

Luật Long Phan PMT nhận hỗ trợ dịch vụ luật sư trực tuyến 24/7 qua các hình thức như sau:

  • Tư vấn pháp luật qua EMAIL: pmt@luatlongphan.vn
  • Tư vấn pháp luật qua FACEBOOK: Fanpage Luật Long Phan
  • Tư vấn luật qua ZALO: 0819700748
  • Cần dịch vụ luật sư dân sự vui lòng liên hệ TỔNG ĐÀI ĐIỆN THOẠI 1900 63.63.87 
  • Gặp trực tiếp luật sư dân sự tại TRỤ SỞ CÔNG TY: Tầng 14 Tòa nhà HM Town, 412 Nguyễn Thị Minh Khai, Phường 5, quận 3, TP. HCM
  • Tại Văn Phòng Luật sư Quận Bình Thạnh: 277/45 Xô Viết Nghệ Tĩnh, Phường 15, Bình Thạnh, TP.HCM

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn về Quyền thừa kế di sản từ ông bà của cháu, chắt khi cha mẹ chết sau ông bà của Long Phan PMT. Nếu quý khách gặp khó khăn, vướng mắc pháp lý khi tham gia vào các quan hệ pháp luật Cạnh tranh hay có nhu cầu sử dụng dịch vụ Luật sư Dân sự, vui lòng liên hệ tới Hotline 1900636387 để được Luật sư hỗ trợ tư vấn Luật dân sự kịp thời. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe những thắc mắc từ quý khách hàng mọi lúc, mọi nơi, kết nối bạn đến với những tư vấn từ những luật sư giỏi về chuyên môn, nhiệt tình trong công việc. Xin cảm ơn!

*Lưu ý: Nội dung tư vấn trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp. Mọi thắc mắc, góp ý xin vui lòng liên hệ về email: pmt@luatlongphan.vn hoặc info@luatlongphan.vn. 



Nguồn: Luật Sư Vũ Viết Năng – Luật Long Phan

Thứ Tư, 30 tháng 3, 2022

Các hình thức xử lý kỷ luật lao động theo quy định của pháp luật

Hình thức xử lý kỷ luật lao động được áp dụng trong trường hợp người lao động vi phạm kỷ luật thì cũng sẽ bị người sử dụng lao động xử lý kỷ luật theo pháp luật lao động. Vậy thì cách xác định hình thức xử lý đối với hành vi vi phạm như thế nào? Hệ quả ra sao? Hãy cùng tìm hiểu vấn đề trên thông qua bài viết dưới đây.

Các hình thức xử lý kỷ luật lao động

Các hình thức xử lý kỷ luật lao động

>>>Xem thêm: Quy trình xử lý kỷ luật trong doanh nghiệp theo bộ luật lao động 2019 

Khiển trách

Trường hợp áp dụng

  • Trong các hình thức xử lý kỷ luật lao động tại Điều 124 Bộ luật lao động 2019 (BLLĐ 2019) thì khiển trách là hình thức kỷ luật nhẹ nhất đối với người lao động.
  • Thông thường khiển trách được áp dụng đối với những người phạm lỗi lần đầu nhưng ở mức độ nhẹ và nhằm tác động về mặt tinh thần đến người vi phạm.

Hệ quả

Khiển trách

Khiển trách

  • Các hành vi vi phạm bị xử lý khiển trách có thể được quy định trong nội quy lao động mà nếu người lao động vi phạm thì cấp trên hoặc bộ phận có thẩm quyền xử lý sẽ có thể khiển trách bằng miệng hoặc gửi bằng văn bản để khiển trách.
  • Trong một số trường hợp thì khiển trách có thể là một trong các cơ sở để người sử dụng lao động áp dụng các biện pháp xử lý nặng hơn khi người lao động tiếp tục vi phạm.

Kéo dài thời hạn nâng lương không quá 6 tháng

Trường hợp áp dụng

  • Hình thức này áp dụng đối với người lao động có hành vi vi phạm với mức độ nặng hơn so với khiển trách và thực tế thường được áp dụng khi người lao động đã bị khiển trách bằng văn bản mà tiếp tục có hành vi vi phạm với thái độ xem thường kỉ luật lao động.

Hệ quả

  • Khi người lao động có hành vi vi phạm nội quy lao động bị áp dụng xử lý theo hình thức kéo dài thời hạn nâng lương thì chẳng hạn quy định công ty là cứ 12 tháng thì được nâng lương 1 lần, thời điểm nâng lương gần nhất là 1/1/2020 thì áp dụng hình thức xử lý kỷ luật này, người lao động vào 1/1/2021 sẽ không được nâng lương mà sẽ phải đến ngày 1/7/2021 mới được tiếp tục nâng lương.

>>>Xem thêm: Chính sách quản lý kỷ luật lao động được xây dựng thế nào

Cách chức

Trường hợp áp dụng

  • Cách chức đương nhiên chỉ được áp dụng đối với những đối tượng người lao động nắm giữ những chức vụ nhất định trong đơn vị sử dụng lao động.
  • Hình thức này được áp dụng đối với các hành vi vi phạm và người sử dụng lao động xem là nghiêm trọng mà không thể áp dụng khiển trách hay là kéo dài thời hạn nâng lương.
  • Cũng giống như hình thức khiển trách và kéo dài thời gian nâng lương thì cách chức sẽ do người sử dụng lao động chủ động quyết định trong nội quy lao động và áp dụng vào thực tiễn. Có nghĩa là không bắt buộc hành vi vi phạm nào sẽ tương ứng với hình thức xử lý nào mà sẽ do người sử dụng lao động cân nhắc, chủ động áp dụng.

Hệ quả

  • Người lao động bị xử lý kỷ luật lao động với hình thức này sẽ không được nắm giữ chức vụ hiện tại nữa. Hình thức này có thể sẽ làm ảnh hưởng đến yếu tố vật chất và cả danh tiếng của người đó.

Sa thải

Sa thải trong lao động

Sa thải trong lao động

Trường hợp áp dụng

  • Sa thải là hình thức xử lý kỷ luật cao nhất, nghiêm khắc nhất trong các hình thức được quy định tại Điều 124 BLLĐ 2019, và riêng về sa thải, tại Điều 125 BLLĐ 2019 quy định các trường hợp mà người sử dụng lao động chỉ được áp dụng sa thải:
  • Trộm cắp; tham ô; đánh bạc; cố ý gây thương tích; sử dụng ma túy tại nơi làm việc.
  • Tiết lộ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ; xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của người sử dụng lao động; gây thiệt hại nghiêm trọng hoặc đe dọa gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng về tài sản, lợi ích của người sử dụng lao động; quấy rối tình dục tại nơi làm việc.
  • Bị xử lý kỷ luật kéo dài thời hạn nâng lương mà tái phạm trong thời gian chưa xoá kỷ luật; bị xử lý kỷ luật cách chức mà tái phạm. Trong đó, tái phạm là trường hợp người lao động lặp lại hành vi vi phạm đã bị xử lý kỷ luật mà chưa được xóa kỷ luật.
  • Tự ý bỏ việc 05 ngày cộng dồn trong 30 ngày hoặc 20 ngày cộng dồn trong 365 ngày mà không có lý do chính đáng.
  • Có hành vi ngược đãi, đánh đập hoặc có lời nói, hành vi nhục mạ, hành vi làm ảnh hưởng đến sức khỏe, nhân phẩm, danh dự đối với người sử dụng lao động hoặc thành viên trong hộ gia đình; (Điểm c Khoản 6 Điều 189 Nghị định 145/2020/NĐ-CP)

Hệ quả

  • Người lao động bị áp dụng hình thức sa thải sẽ dẫn đến quan hệ lao động của người lao động bị chấm dứt, người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động. Nói cách khác là người lao động sẽ nghỉ việc, không được làm công việc này nữa.
  • Bên cạnh đó, người lao động khi bị sa thải sẽ không được nhận trợ cấp thôi việc được quy định tại Khoản 1 Điều 46 BLLĐ 2019.

>>>Xem thêm: Biên bản xử lý kỷ luật lao động bắt buộc có những thành phần nào

Các trường hợp không được tiến hành kỷ luật lao động

Căn cứ theo Khoản 4, Khoản 5 Điều 122 BLLĐ 2019 quy định các trường hợp không được tiến hành kỷ luật lao động bao gồm:

  • Nghỉ ốm đau, điều dưỡng; nghỉ việc được sự đồng ý của người sử dụng lao động;
  • Đang bị tạm giữ, tạm giam;
  • Đang chờ kết quả của cơ quan có thẩm quyền điều tra xác minh và kết luận đối với hành vi vi phạm được quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 125 của BLLĐ;
  • Người lao động nữ mang thai; người lao động nghỉ thai sản, nuôi con dưới 12 tháng tuổi.
  • Người lao động vi phạm kỷ luật lao động trong khi mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình.

Thông tin liên hệ Công ty Luật Long Phan PMT

Công ty Luật Long Phan PMT nhận hỗ trợ dịch vụ luật sư trực tuyến 24/7 qua các hình thức như sau:

  • Tư vấn pháp luật qua EMAIL: pmt@luatlongphan.vn
  • Tư vấn pháp luật qua FACEBOOK: Fanpage Luật Long Phan
  • Tư vấn luật qua ZALO: 1900636387
  • Cần dịch vụ luật sư tranh tụng vui lòng liên hệ TỔNG ĐÀI ĐIỆN THOẠI 1900 63.63.87
  • Gặp trực tiếp luật sư tranh tụng tại TRỤ SỞ CÔNG TY: Tầng 14 Tòa nhà HM Town, 412 Nguyễn Thị Minh Khai, Phường 5, quận 3, TP. HCM
  • Tại Văn Phòng Luật sư Quận Bình Thạnh: 277/45 Xô Viết Nghệ Tĩnh, Phường 15, Bình Thạnh, HCM

Nếu Quý khách hàng đang cần tư vấn vấn đề liên quan đến các hình thức xử lý kỷ luật lao động theo pháp luật hiện hành thì đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi qua HOTLINE: 1900.63.63.87 để được hỗ trợ tư vấn luật lao động nhanh nhất có thể nhé.

*Lưu ý: Nội dung tư vấn trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp. Mọi thắc mắc, góp ý xin vui lòng liên hệ về email: pmt@luatlongphan.vn hoặc info@luatlongphan.vn. 



Nguồn: Luật Sư Vũ Viết Năng – Luật Long Phan

Chủ Nhật, 27 tháng 3, 2022

Thủ tục kiện đòi bồi thường thiệt hại do chậm bàn giao công trình xây dựng

Thủ tục kiện đòi  bồi thường thiệt hại do chậm bàn giao công trình xây dựng hiện nay được rất nhiều nhà đầu tư quan tâm. Trên thực tế thì sự việc này diễn ra rất nhiều gây ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư. Vậy thì trình tự, thủ tục để khởi kiện yêu cầu bồi thường ra sao? Hãy cùng Luật sư dân sự tìm hiểu vấn đề trên thông qua bài viết dưới đây.

Chậm bàn giao công trình

Thủ tục kiện đòi bồi thường thiệt hại do chậm bàn giao công trình xây dựng

>>>Xem thêm: Thủ tục yêu cầu bồi thường do chậm bàn giao nhà đất

Trách nhiệm bồi thường khi chậm thực hiện nghĩa vụ

  • Theo quy định tại Điều 353 Bộ luật dân sự 2015 (BLDS 2015) thì chậm thực hiện nghĩa vụ là việc nghĩa vụ vẫn chưa được thực hiện hoặc chỉ được thực hiện một phần khi thời hạn thực hiện nghĩa vụ đã hết. Bên có nghĩa vụ mà vi phạm thì sẽ làm phát sinh trách nhiệm dân sự đối với bên vi phạm theo Điều 351 BLDS 2015.
  • Theo đó, căn cứ theo Khoản 4 Điều 22 Luật kinh doanh bất động sản 2014 (Luật KDBĐS 2014) thì bên bán nhà, công trình xây dựng phải tiến hành giao nhà, công trình xây dựng cho bên mua theo đúng thời hạn, chất lượng và các điều kiện khác đã thỏa thuận trong hợp đồng.
  • Trong trường hợp chậm thực hiện nghĩa vụ bàn giao nhà, công trình xây dựng thì bên mua có quyền yêu cầu bên bán bồi thường thiệt hại do việc bàn giao nhà, công trình xây dựng không đúng thời hạn, chất lượng và các cam kết khác căn cứ vào Khoản 4 Điều 23 Luật KDBĐS 2014.

Các khoản bồi thường theo hợp đồng các bên đã ký kết

  • Theo quy định của BLDS thì trong trường hợp có thiệt hại xảy ra do vi phạm nghĩa vụ thì bên có nghĩa vụ phải bồi thường toàn bộ thiệt hại, thiệt hại có thể bao gồm thiệt hại về vật chất và thiệt hại về tinh thần.
  • Bên cạnh đó, căn cứ theo căn cứ theo Điều 16 Luật KDBĐS 2014 thì việc bồi thường thiệt hại này sẽ căn cứ theo thỏa thuận đã ký kết giữa các bên trong hợp đồng, trong hợp đồng có thỏa thuận bồi thường các khoản như thế nào khi chậm bàn giao thì phải tuân theo thỏa thuận bồi thường thiệt hại đó.

Hợp đồng không quy định bồi thường khi chậm bàn giao nhà thì có thể kiện được không?

Khởi kiện yêu cầu bồi thườngKhởi kiện yêu cầu bồi thường

  • Theo quy định của BLDS và Luật KDBĐS thì việc bàn giao công trình xây dựng đúng thời hạn là một nghĩa vụ quan trọng của bên bán phải thực hiện cho bên mua. Chính vì vậy, mặc dù trong hợp đồng không có quy định rõ về việc bồi thường khi chậm bàn giao nhà thì bên mua hoàn toàn có quyền khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại do hành vi vi phạm nghĩa vụ của bên bán.
  • Bên cạnh đó, căn cứ theo Điều 186 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 (Bộ luật TTDS 2015) thì khi tổ chức, cá nhân cho rằng quyền và lợi ích của mình bị xâm phạm thì hoàn toàn có thể tiến hành khởi kiện. Trong trường hợp này, bên bán đã chậm bàn giao công trình xây dựng mà bên mua có thể tiến hành khởi kiện để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình theo Bộ luật TTDS.

>>>Xem thêm: Cách xử lý khi nhà thầu vi phạm hợp đồng không bàn giao mặt bằng đúng hạn

Trình tự, thủ tục khởi kiện

Giấy tờ cần chuẩn bị

Hồ sơ khởi kiện bao gồm các giấy tờ sau:

  • Đơn khởi kiện (Theo mẫu số 23-DS Nghị quyết 01/2017/NQ-HĐTP)
  • Chứng cứ, tài liệu kèm theo để chứng minh quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm (hợp đồng mua bán nhà, hợp đồng vay tiền để mua nhà…)
  • Hộ khẩu, chứng minh nhân dân.
  • Hồ sơ liên quan đến người khởi kiện, đương sự và người có liên quan.

Trình tự giải quyết

  • Người khởi kiện nộp đơn đến Tòa án có thẩm quyền giải quyết
  • Tòa án nhận và xử lý đơn khởi kiện
  • Nộp tạm ứng án phí có giá ngạch theo Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14.
  • Tòa án kiểm tra, đánh giá hồ sơ, chuẩn bị xét xử.
  • Tòa án mở phiên tòa xét xử sơ thẩm và phiên tòa phúc thẩm (nếu có)
  • Tòa án ban hành bản án/quyết định. Bản án/quyết định có hiệu lực pháp luật và quyền, nghĩa vụ của các bên trong bản án phát sinh khi không có kháng cáo, kháng nghị.

Trình tự giải quyết

Trình tự, thủ tục khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại

Thẩm quyền giải quyết

  • Tranh chấp trong trường hợp này được xác định là tranh chấp liên quan đến bất động sản, vì vậy căn cứ theo điểm a Khoản 1 Điều 39 Bộ luật TTDS 2015 thì thẩm quyền giải quyết sẽ là Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc, nếu bị đơn là cá nhân hoăc nơi bị đơn có trụ sở, nếu bị đơn là cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm.
  • Bên cạnh đó, căn cứ theo Khoản 1 Điều 30 và điểm b Khoản 1 Điều 35 Bộ luật TTDS 2015 thì trường hợp này Tòa án nhân dân cấp huyện sẽ có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm.

>>>Xem thêm: Hướng dẫn xử lý khi chủ đầu tư chậm bàn giao nhà

Thời hiệu khởi kiện

  • Căn cứ theo Điều 588 BLDS 2015 thì thời hiệu khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại là 03 năm, kể từ ngày người có quyền yêu cầu biết hoặc phải biết quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm.
  • Bên mua cần lưu ý thời hiệu này để tiến hành khởi kiện yêu cầu bên chậm bàn giao công trình xây dựng bồi thường thiệt hại cho mình.

Thông tin liên hệ luật sự hỗ trợ kiện bồi thường

Công ty Luật Long Phan PMT nhận hỗ trợ dịch vụ luật sư trực tuyến 24/7 qua các hình thức như sau:

  • Tư vấn pháp luật qua EMAIL: pmt@luatlongphan.vn
  • Tư vấn pháp luật qua FACEBOOK: Fanpage Luật Long Phan
  • Tư vấn luật qua ZALO: 1900636387
  • Cần dịch vụ luật sư tranh tụng vui lòng liên hệ TỔNG ĐÀI ĐIỆN THOẠI 1900 63.63.87
  • Gặp trực tiếp luật sư tranh tụng tại TRỤ SỞ CÔNG TY: Tầng 14 Tòa nhà HM Town, 412 Nguyễn Thị Minh Khai, Phường 5, quận 3, TP. HCM
  • Tại Văn Phòng Luật sư Quận Bình Thạnh: 277/45 Xô Viết Nghệ Tĩnh, Phường 15, Bình Thạnh, HCM
  • Tại Văn Phòng Luật sư Quận 7: Căn hộ Officetel 3.34, Tầng 3, Lô OT-X2, toà nhà Sunrise City North, 27 Nguyễn Hữu Thọ, phường Tân Hưng, quận 7, Tp.HCM.

Nếu khách hàng đang cần sự hỗ trợ về vấn đề liên quan đến Thủ tục kiện đòi bồi thường thiệt hại do chậm bàn giao công trình xây dựng thì đừng ngần ngại liên hệ với Luật sư qua HOTLINE: 1900.63.63.87 để được hỗ trợ nhanh nhất có thể nhé. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe những thắc mắc từ quý khách hàng mọi lúc, mọi nơi, kết nối bạn đến với những tư vấn luật dân sự từ những luật sư giỏi về chuyên môn, nhiệt tình trong công việc. Xin cám ơn!

*Lưu ý: Nội dung tư vấn trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp. Mọi thắc mắc, góp ý xin vui lòng liên hệ về email: pmt@luatlongphan.vn hoặc info@luatlongphan.vn. 



Nguồn: Luật Sư Vũ Viết Năng – Luật Long Phan

DỊCH VỤ LUẬT SƯ LAO ĐỘNG

DỊCH VỤ LUẬT SƯ LAO ĐỘNG  Trong bối cảnh quan hệ lao động ngày càng phức tạp, dịch vụ luật sư lao động đang trở thành lựa chọn tối ưu cho do...