Thứ Hai, 4 tháng 5, 2020

Trình tự kiện Quyết định hành chính về quản lý đất đai

Khởi kiện Quyết định hành chính về quản lý đất đai là trình tự thủ tục giúp người sử dụng đất đảm bảo được quyền và lợi ích của mình trước những sai phạm trong quá trình quản lý đất đai của cơ quan có thẩm quyền. Trên thực tế để khởi kiện cần có những điều cần lưu ý như về hồ sơ khởi kiện, nơi nộp hồ sơ,… Trong phạm vi bài viết này, chúng tôi sẽ tư vấn cụ thể về các vấn đề trên.

Khiếu kiện quyết định hành chính quản lý đất đai
Quyết định hành chính về quản lý đất đai là quyết định của cơ quan có thẩm quyền

Quyết định hành chính đất đai theo quy định của
pháp luật

Theo khoản 1 Điều 3 Bộ luật tố tụng hành chính 2015, quyết định hành chính
là:

  • Văn bản
    do cơ quan hành chính nhà nước, cơ quan, tổ chức được giao thực hiện quản lý
    hành chính nhà nước ban hành hoặc
  • Văn bản
    do người có thẩm quyền trong cơ quan, tổ chức đó ban hành
  • Mục
    tiêu văn bản là quyết định về vấn đề cụ thể trong hoạt động quản lý hành chính
    được áp dụng một lần đối với một hoặc một số đối tượng cụ thể.

Quyết định hành chính về đất đai là văn bản do cơ quan hành chính nhà nước
hoặc người có thẩm quyền trong các cơ quan, tổ chức đó ban hành, quyết định về
việc quản lý đất đai gồm:

  • Quyết
    định thu hồi đất,
  • Quyết
    định giao đất;
  • Quyết
    định phê duyệt phương án bồi thường hỗ trợ khi nhà nước thu hồi đất;
  • Các
    quyết định hành chính về quản lý đất đai khác.

Trên thực tế, các quyết định hành chính của về quản lý đất đai sẽ có những
sai sót và làm ảnh hưởng lớn đến quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đât. Khi
muốn khởi kiện quyết định hành chính về quản lý đất đai, người khởi kiện có thể
khiếu kiện các loại văn bản hành
chính:

  • Quyết
    định hành chính về đất đai được cơ quan hành chính nhà nước  hoặc người có thẩm quyền trong cơ quan hành
    chính ban hành trong khi giải quyết, xử lý những việc cụ thể trong hoạt động quản
    lý hành chính về đất đai như quyết định thu hồi đất,…
  • Quyết
    định hành chính về đất đai được ban hành sau khi có khiếu nại và có nội dung sửa
    đổi, bổ sung, thay thế, huỷ bỏ một phần hoặc toàn bộ quyết định hành chính.

Quyền khởi kiện quyết định hành chính về quản lý
đất đai

Trách nhiệm thụ lý giải quyết vụ án hành chính
Người có quyền khởi kiện là những người có năng lực pháp luật tố tụng hành chính

Người có quyền khởi kiện

Theo Điều 3 Luật Tố tụng hành chính 2015, mọi cá nhân, cơ quan, tổ chức có
năng lực pháp luật tố tụng hành chính đều có quyền yêu cầu Toà án bảo vệ quyền
và lợi ích hợp pháp của mình.

Năng lực pháp luật tố tụng hành chính là khả năng tự mình thực hiện quyền,
nghĩa vụ tố tụng hành chính hoặc ủy quyền cho người đại diện tham gia tố tụng
hành chính. người từ đủ 18 tuổi trở lên có đầy đủ năng lực hành vi tố tụng hành
chính, trừ người mất năng lực hành vi dân sự hoặc pháp luật có quy định khác.

Người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi thì người đại diện hợp pháp của họ có thể tự mình hoặc nhờ người khác làm hộ đơn khởi kiện vụ án.

Thời hiệu khởi kiện quyết định hành chính về quản
lý đất đai

Theo Điều 116 Bộ luật Tố tụng hành chính 2015, thời hiệu khởi kiện quyết định
quản lý hành chính đất đai là 01 năm kể từ ngày nhận được hoặc biết được quyết
định hành chính đó.

Trường hợp đương sự khiếu nại theo đúng quy định của pháp luật đến cơ quan
nhà nước, người có thẩm quyền giải quyết
khiếu nại
thì thời hiệu khởi kiện được quy định như sau:

  • Một
    năm kể từ ngày nhận được hoặc biết được quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu
    hoặc quyết định giải quyết khiếu nại lần hai;
  • Một
    năm kể từ ngày hết thời hạn giải quyết khiếu nại theo quy định của pháp luật mà
    cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền không giải quyết và không có văn bản trả
    lời cho người khiếu nại.

Thủ tục khởi kiện quyết định hành chính về quản lý
đất đai

Các bước khởi kiện quyết định quản lý đất đai
Tòa án là cơ quan có thẩm quyền giải quyết đơn khởi kiện

Thẩm quyền giải quyết khởi kiện

Theo Điều 30, 31, 32 Bộ luật tố tụng hành chính 2015, Tòa án là cơ quan có thẩm quyền giải quyết khởi kiện liên quan đến
quyết định hành chính quản lý về đất đai.

Tòa án nhân dân cấp huyện: khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành
chính về đất đai của cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền trong cơ quan nhà nước
từ cấp huyện trở xuống trên cùng phạm vi địa giới hành chính với Toà án;

Tòa án nhân dân cấp tỉnh: Khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành
chính về đất đai của các cơ quan nhà nước cấp cao ở Trung ương: các Bộ và cơ
quan ngang Bộ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện
kiểm sát nhân dân
tối cao.

Bên cạnh đó, Tòa án nhân dân cấp tỉnh cũng tiếp nhận khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính của Ủy ban nhân dân cấp huyện, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện trên cùng phạm vi địa giới hành chính với Tòa án.

Hồ sơ khởi kiện

Theo các quy định của Điều 117 Bộ luật tố tụng hành chính 2015, hồ sơ khởi
kiện bao gồm:

  • Đơn
    khởi kiện có đầy đủ nội dung theo Điều 118 Luật tố tụng hành chính;
  • Các
    tài liệu, chứng cứ chứng minh cho yêu cầu khởi kiện: bản sao quyết định hành
    chính về đất đai, đơn khiếu nại hành chính về đất đai hoặc quyết định, thông
    báo, kết luận về giải quyết khiếu nại hành chính về đất đai (nếu có),…;
  • Cung
    cấp cho Tòa án hồ sơ giải quyết khiếu nại (nếu có) và bản sao các văn bản, tài
    liệu trong hồ sơ giải quyết khiếu nại hành chính đó.
  • Giấy ủy
    quyền tham gia tố tụng (nếu có);
  • Bản
    sao có chứng thực hộ khẩu, giấy chứng minh thư nhân dân của người khởi kiện.

Trình tự thủ tục khởi kiện

Sau khi tiến hành nộp đơn khởi kiện theo hai cách là nộp tài toàn hoặc nộp
qua đường bưu điện. Khi nhận được đơn thì Tòa án sẽ tiến hành xem xét
đơn khởi kiện:

  • Tòa án xem xét đơn khởi kiện trong vòng 03 ngày;
  • Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày được phân công, thẩm phán tiến hành xem xét đơn khởi kiện và ra một trong số các quyết định: yêu cầu sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện nếu đơn khởi kiện chưa hợp lệ; thụ lý vụ án; chuyển đơn khởi kiện cho Tòa có thẩm quyền; trả lại đơn khởi kiện và nêu rõ lý do.
  • Sau khi ra quyết định, Tòa án thông báo với người nộp đơn để người nộp đơn có thể bổ sung hồ sơ khởi kiện hoặc tiến hành đóng án phí.
  • Sau khi vụ án được thụ lý (người nộp đơn đã đóng án phí), Tòa án phải tiến hành quá trình chuẩn bị xét xử trong thời hạn 04 tháng kể từ ngày thụ lý.
  • Sau nghiên cứu hồ sơ, tài liệu chứng cứ mà các bên đương sự cung cấp hoặc do tự mình thu thập, Thẩm phán sẽ mở phiên tòa sơ thẩm giải quyết vụ án.

Trên đây là bài viết tư vấn về thủ tục kiện quyết định hành chính về quản lý đất đai. Để có thể được tư vấn các vấn đề liên quan tới giải quyết tranh chấp đất đai hoặc các thủ tục về đất đai, quý bạn đọc vui lòng lòng liên hệ tới Công ty luật Long Phan PMT qua hotline bên dưới của chúng tôi để được hỗ trợ. Xin cảm ơn.

Bài viết nói về: Trình tự kiện Quyết định hành chính về quản lý đất đai
Nguồn trích dẫn từ:Luật Long Phan PMT
Tác giả:Vũ Viết Năng

May 05, 2020 at 07:00AM



Nguồn: WordPress https://vuvietnang.wordpress.com/2020/05/05/trinh-tu-kien-quyet-dinh-hanh-chinh-ve-quan-ly-dat-dai/

Thứ Bảy, 2 tháng 5, 2020

Hướng dẫn thủ tục khiếu nại quyết định đưa vào sở cai nghiện bắt buộc của Tòa án

Thủ tục khiếu nại quyết định đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc của Tòa án được thực hiện khi người khiếu nại hoặc người đại diện của họ có căn cứ cho rằng quyết định của Tòa án là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình. Để bạn đọc có cái nhìn cụ thể hơn về vấn đề này, chúng tôi xin cung cấp một số thông tin dưới bài viết sau.

Áp dụng biện pháp đưa vào trại cai nghiên bắt buộc
Nâng cao sức khỏe bản thân sẽ giúp cơ thể dễ dàng chống lại cơn nghiện

Quy định về việc áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc

Căn cứ theo quy định tại Điều 95, 96 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012, đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc là biện pháp xử lý hành chính áp dụng đối với đối tượng có hành vi vi phạm để chữa bệnh, lao động, học văn hóa, học nghề dưới sự quản lý, kiểm soát của cơ sở cai nghiện bắt buộc.

Đối tượng áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở
cai nghiện bắt buộc phải thỏa mãn các điều kiện:

  • Là người nghiện ma túy từ đủ 18 tuổi trở lên đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn mà vẫn còn nghiện;
  • Là người nghiện ma túy từ đủ 18 tuổi trở lên chưa bị áp dụng biện pháp này nhưng không có nơi cư trú ổn định.
Đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc theo quyết định Tòa án
Tòa án nhân dân cấp Huyện có quyền quyết định áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc

Thời hạn áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc từ 12 tháng đến 24 tháng.

Cần lưu ý, không áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở
cai nghiện bắt buộc đối với các trường hợp sau đây:

  • Người không có năng lực trách nhiệm hành
    chính;
  • Người đang mang thai có chứng nhận của bệnh
    viện;
  • Phụ nữ hoặc người duy nhất đang nuôi con
    nhỏ dưới 36 tháng tuổi được Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú xác nhận.

Như vậy, nếu một người đủ điều kiện đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc thì Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, sau đó trình Tòa án nhân dân cấp huyện quyết định áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc.

Thủ tục khiếu nại quyết định đưa vào cơ sở cai nghiện của Tòa án

Người có quyền khiếu nại đối với quyết định trên

Căn cứ theo Điều 30 Pháp lệnh số 09/2014/UBTVQH13,
người có quyền khiếu nại bao gồm:

  • Người bị đề nghị áp dụng biện pháp xử lý hành chính;
  • Người đại diện hợp pháp của người bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính;
  • Cha mẹ hoặc người giám hộ của người bị đề nghị là người chưa thành niên;

Thời hạn khiếu nại

Căn cứ theo Điều 31 Pháp lệnh số 09/2014/UBTVQH13
quy định về thời hạn khiếu nại quyết định của Tòa án như sau:

  • Thời hạn khiếu nại của người bị áp dụng
    biện pháp xử lý hành chính hoặc người đại diện hợp pháp, cha mẹ hoặc người giám
    hộ của họ, cha mẹ hoặc người giám hộ của người bị đề nghị là người chưa thành
    niên là 03 ngày làm việc
  • Trường hợp họ vắng mặt tại phiên họp thì
    thời hạn khiếu nại là 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được quyết định của Tòa
    án.
  • Trường hợp ốm đau, thiên tai hoặc trở ngại
    khách quan khác mà người khiếu nại không thực hiện được quyền khiếu nại theo
    đúng thời hạn thì thời gian có trở ngại đó không tính vào thời hạn khiếu nại.

Thủ tục khiếu nại quyết định của Tòa án

Căn cứ theo Mục 2,3 Chương III, Luật khiếu nại 2011,
thủ tục khiếu nại được tiến hành như sau:

  1. Người khiếu nại gửi đơn đến Tòa án đã xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính, trong đó nêu rõ lý do và căn cứ khiếu nại.
  2. Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn khiếu nại, Tòa án đã xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính gửi đơn kèm theo hồ sơ cho Tòa án cấp trên trực tiếp để xem xét, giải quyết.
  3. Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn khiếu nại kèm theo hồ sơ, Tòa án cấp trên trực tiếp thụ lý và phân công Thẩm phán, giải quyết.
  4. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày được phân công, Thẩm phán mở phiên họp xem xét, giải quyết.

Người khiếu nại vắng mặt lần thứ nhất có lý do chính đáng thì Tòa án phải hoãn phiên họp, nếu không có lý do chính đáng hoặc có đơn xin vắng mặt hoặc vắng mặt lần thứ hai thì Tòa án vẫn tiến hành phiên họp.

Hướng dẫn viết đơn khiếu nại

Hướng dẫn cách viết đơn khiếu nại
Mẫu đơn khiếu nại quyết định của Tòa án

Nội dung đơn khiếu nại phải có các thông tin sau:

  • Họ tên, địa chỉ của người khiếu nại;
  • Ghi rõ thông tin của cơ quan ra quyết định hành chính, số quyết định, ngày tháng năm ra quyết định, người ký quyết định;
  • Ghi rõ họ tên chức vụ địa chỉ, người thực hiện hành vi hành chính;
  • Nội dung khiếu nại phải có: Tóm tắt việc khiếu nại, quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm. Và cuối đơn phải nêu rõ cam kết của người khiếu nại rằng toàn bộ nội dung trình bày là đúng sự thật và chịu mọi trách nhiệm trước pháp luật.

Kèm theo đơn khiếu nại là chứng cứ chứng minh quyết định đưa vào sở cai nghiện bắt buộc là không phù hợp như kết luận của cơ sở y tế, lời khai của các bên liên quan.

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn liên quan đến thủ tục khiếu nại việc bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc theo quyết định của Tòa án. Nếu quý độc giả gặp khó khăn trong quá trình soạn đơn khiếu nại hoặc có nhu cầu được tư vấn pháp lý, xin vui lòng liên hệ với Công ty Luật Long Phan PMT qua hotline bên dưới để được Luật sư tư vấn cụ thể. Xin cảm ơn !

Bài viết nói về: Hướng dẫn thủ tục khiếu nại quyết định đưa vào sở cai nghiện bắt buộc của Tòa án
Nguồn trích dẫn từ:Luật Long Phan PMT
Tác giả:Vũ Viết Năng

May 03, 2020 at 10:00AM



Nguồn: WordPress https://vuvietnang.wordpress.com/2020/05/03/huong-dan-thu-tuc-khieu-nai-quyet-dinh-dua-vao-so-cai-nghien-bat-buoc-cua-toa-an/

Thủ tục đại diện cho người khởi kiện tại Tòa án do bị tâm thần

Người bị tâm thần phải có người đại diện khi tham gia vào quy trình tố tụng tại Tòa án. Khi đại diện cho người bị tâm thần cần lưu ý một số thủ tục liên quan để tránh bị Tòa án đình chỉ vụ án. Nhằm giúp quý độc giả có cái nhìn rõ nét hơn, chúng tôi xin giải đáp các thắc mắc dưới bài viết này.

Người giám hộ đại diện người bị tâm thần khởi kiện
Người bị tâm thần phải có người đại diện khi tham gia tố tụng

Khi nào bị xem là người bị tâm thần theo quy định của pháp luật

Căn cứ theo quy định tại điều 22 Bộ luật Dân sự 2015, một người bị xem là tâm thần khi Tòa án ra quyết định tuyên bố người này là người mất năng lực hành vi dân sự trên cơ sở kết luận giám định pháp y tâm thần theo yêu cầu của các bên liên quan. Giao dịch dân sự của người mất năng lực hành vi dân sự phải do người đại diện theo pháp luật xác lập, thực hiện.

Dấu hiệu pháp lý chứng minh một người bị tâm thần
Giám định pháp y tâm thần là cơ sở xác định một người có bị xem là tâm thần

Điều kiện làm người giám hộ cho người bị tâm thần

Căn cứ theo Điều 49 Bộ luật dân sự 2015, điều kiện
làm người giám hộ cho người bị tâm thần bao gồm các yếu tố sau:

  • Năng lực hành vi dân sự đầy đủ.
  • Tư cách đạo đức tốt và các
  • Đảm bảo các điều kiện cần thiết để thực hiện quyền, nghĩa vụ của người giám hộ.
  • Không phải là người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự
  • Không phải là người bị kết án nhưng chưa được xoá án tích về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản của người khác.
  • Không phải là người bị Tòa án tuyên bố hạn chế quyền đối với con chưa thành niên.

Theo quy định tại Điều 53 Bộ luật dân sự 2015, đối với
người tâm thần, trường hợp không có người giám hộ thì những người sau đây sẽ trở
thành người giám hộ đương nhiên của họ, cụ thể:

  • Nếu vợ là người mất năng lực hành vi dân
    sự thì chồng là người giám hộ và ngược lại
  • Nếu cả cha và mẹ đều mất năng lực hành
    vi dân sự hoặc một người mất năng lực hành vi dân sự, còn người kia không có đủ
    điều kiện làm người giám hộ thì người con cả là người giám hộ
  • Nếu người con cả không có đủ điều kiện
    làm người giám hộ thì người con tiếp theo có đủ điều kiện làm người giám hộ là
    người giám hộ.
  • Trường hợp người thành niên mất năng lực
    hành vi dân sự chưa có vợ, chồng, con hoặc có mà vợ, chồng, con đều không có đủ
    điều kiện làm người giám hộ thì cha, mẹ là người giám hộ.

Đối với trường hợp một người bị hạn chế năng lực
hành vi dân sự, theo quy định tại Điều 24 Bộ luật dân sự 2015 thì Tòa án quyết
định người đại diện theo pháp luật và phạm vi đại diện. Việc xác lập, thực hiện
giao dịch dân sự liên quan đến tài sản của người bị Tòa án tuyên bố hạn chế
năng lực hành vi dân sự phải có sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật.

Như vậy, trong vụ án ly hôn, khi chồng bị tâm thần thì vợ có thể làm đơn xin ly hôn đơn phương và làm thủ tục yêu cầu tòa tuyên bố chồng bị mất năng lực hành vi dân sự đồng thời trở thành người giám hộ đương nhiên của chồng và sẽ tham gia vụ ly hôn với cả hai tư cách nguyên đơn và đại diện bị đơn.

Đối với các tranh chấp trong lĩnh vực đất đai, khi đại diện cho người bị tâm thần mua bán đất, chuyển nhượng quyền sử dụng, bồi thường đất đai, thực hiện các giao dịch trước tiên phải thực hiện tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự.

Thủ tục đại diện cho người khởi kiện tại Tòa án do bị tâm thần

Thủ tục yêu cầu tuyên bố một người bị mất năng lực hành vi dân sự, hạn chế năng lực hành vi dân sự

Căn cứ theo các quy định tại chương XXIV Bộ luật tố tụng dân sự 2015, thủ tục này được quy định như sau:

Bước 1: Nộp đơn yêu cầu đến Tòa án kèm theo chứng cứ:

  • Giấy xác nhận của cơ sở y tế tại địa phương, giấy khám chữa bệnh về tâm thần, kết quả giám định.
  • Chứng cứ để chứng minh người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự nghiện ma túy hoặc nghiện các chất kích thích khác dẫn đến phá tán tài sản của gia

Bước 2: Chuẩn bị xét đơn yêu cầu

  • Tòa án có thể trưng cầu giám định pháp y
    tâm thần đối với người bị yêu cầu tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự
  • Tòa án có thể trưng cầu giám định sức khỏe,
    bệnh tật của người bị yêu cầu tuyên bố bị hạn chế năng lực hành vi dân sự
  • Khi nhận được kết luận giám định, Tòa án
    ra quyết định mở phiên họp để xét đơn yêu cầu.

Bước 2: Tòa án mở phiên tòa xét đơn yêu cầu

  • Trường hợp chấp nhận đơn yêu cầu thì Tòa án ra quyết định tuyên bố một người mất năng lực hành vi dân sự, hạn chế năng lực hành vi dân sự
  • Khi người bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, hạn chế năng lực hành vi dân sự không còn ở trong tình trạng đã bị tuyên bố thì có quyền yêu cầu Tòa án ra quyết định hủy bỏ quyết định tuyên bố
  • Khi quyết định tuyên bố một người hạn chế năng lực hành vi dân sự thì phải quyết định người đại diện theo pháp luật và phạm vi đại diện
  • Trường hợp Tòa án chấp nhận yêu cầu hủy bỏ quyết định tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, hạn chế năng lực hành vi dân sự thì Tòa án ra quyết định hủy bỏ quyết định tuyên bố.

Như vậy người đại diện của người bị tâm thần sẽ tham gia khởi kiện tại Tòa án sau khi quyết định của Tòa án tuyên bố người đó bị mất năng lực hành vi dân sự được thi hành.

Tuy nhiên cần lưu ý đối với trường hợp đương sự có dấu
hiệu tâm thần nhưng người thân của họ không có yêu cầu tuyên bố người đó bị mất
năng lực hành vi dân sự thì giải quyết theo theo mục 6 phần IV của Giải đáp thắc
mắc số 01/2017/GĐ-TANDTC ngày 07/4/2017 của Tòa án nhân dân tối cao như sau:

  • Khi có chủ thể cho rằng một người là
    đương sự trong vụ án mất năng lực hành vi dân sự thì Tòa án phải giải thích để
    họ thực hiện quyền yêu cầu tuyên bố người đó mất năng lực hành vi dân sự
  • Trường hợp họ có yêu cầu và Tòa án giải
    quyết yêu cầu này thì Tòa án tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự
  • Trường hợp họ không yêu cầu thì Tòa án
    giải quyết vụ án dân sự theo thủ tục chung

Thủ tục đăng ký giám hộ cho người bị tâm thần

Người bị tâm thần bắt buộc phải có người giám hộ
Mẫu tờ khai đăng ký giám hộ cho người bị tâm thần

Căn cứ theo Điều 20 Luật hộ tịch 2014, đăng ký giám hộ cho người tâm thần được quy định như sau:

Đối với trường hợp đăng ký giám hộ cử:

  • Nộp tờ khai đăng ký giám hộ và văn bản cử
    người giám hộ cho cơ quan đăng ký hộ tịch.
  • Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ
    ngày nhận đủ giấy tờ hợp lệ, nếu thấy đủ điều kiện thì công chức tư pháp – hộ tịch
    ghi vào Sổ hộ tịch và cùng người đi đăng ký giám hộ ký vào Sổ hộ tịch, báo cáo
    Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã cấp trích lục cho người yêu cầu.

Đối với trường hợp đăng ký giám hộ đương nhiên:

  • Nộp tờ khai đăng ký giám hộ và giấy tờ
    chứng minh điều kiện giám hộ đương nhiên cho cơ quan đăng ký hộ tịch.
  • Trường hợp có nhiều người cùng đủ điều
    kiện làm giám hộ đương nhiên thì nộp thêm văn bản thỏa thuận về việc cử một người
    làm giám hộ đương nhiên.
  • Trình tự đăng ký giám hộ đương nhiên được
    thực hiện như đăng ký giám hộ cử nêu trên.

Đối với trường hợp một người bị hạn chế năng lực
hành vi dân sự, căn cứ theo Điều 88 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 thì khi tiến
hành tố tụng dân sự, nếu có đương sự là người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự
mà không có người đại diện thì Tòa án chỉ định người đại diện để tham gia tố tụng.

Trên đây là một số lưu ý về thủ tục đại diện cho người bị tâm thần khởi kiện. Nếu quý khách hàng có nhu cầu cần được tư vấn pháp lý, xin vui lòng liên hệ hotline bên dưới để được Luật Sư giải đáp chi tiết. Xin cảm ơn !

Bài viết nói về: Thủ tục đại diện cho người khởi kiện tại Tòa án do bị tâm thần
Nguồn trích dẫn từ:Luật Long Phan PMT
Tác giả:Vũ Viết Năng

May 03, 2020 at 07:00AM



Nguồn: WordPress https://vuvietnang.wordpress.com/2020/05/03/thu-tuc-dai-dien-cho-nguoi-khoi-kien-tai-toa-an-do-bi-tam-than/

Thứ Sáu, 1 tháng 5, 2020

Thủ tục đổi giấy phép lái xe cho người nước ngoài

Thủ tục đổi giấy phép lái xe cho người nước ngoài được thực hiện theo quy định pháp luật. Theo đó, người nước ngoài hoặc người Việt Nam cư trú ở nước ngoài có nhu cầu lái xe ở Việt Nam nếu có giấy phép lái xe quốc gia phải làm thủ tục đổi sang giấy phép lái xe tương ứng của Việt Nam.

quy trinh doi giay phep lai xe cho nguoi nuoc ngoai
Cần phải làm thủ tục đổi sang giấy phép lái xe tương ứng của Việt Nam

Đối tượng được đổi giấy phép lái xe

Nhà
nước ta đã ban hành quy định về những trường hợp điều khiển xe máy, xe ô tô lưu
thông tại Việt Nam mà không cần phải là bằng lái xe Quốc tế bằng cách chuyển đổi
giấy phép lái xe.

Căn
cứ quy định tại Điểm g Khoản 5 Điều 37 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT, đối tượng được
đổi giấy phép lái xe cụ thể như sau:

  • Có giấy chứng
    minh thư ngoại giao; giấy chứng minh thư công vụ; thẻ tạm trú, thẻ cư trú, thẻ
    lưu trú, thẻ thường trú với thời gian từ 03 tháng trở lên.
  • Có giấy phép lái
    xe quốc gia còn thời hạn sử dụng.

Những
trường hợp được phép chuyển sang bằng lái xe Việt Nam gồm:

  • Người có quốc tịch
    nước ngoài (người ngoại quốc) đang sinh sống và làm việc tại Việt Nam đã có bằng
    lái xe do nước của họ cấp và công nhận, có nhu cầu điều khiển xe tại Việt Nam.
  • Là người nước
    ngoài mang xe vào Việt Nam với thời gian 3 tháng trở lên đã có bằng lái xe hơi,
    bằng lái xe mô tô quốc gia còn giá trị sử dụng và có nhu cầu tham gia giao
    thông tại Việt Nam.
  • Là người Việt
    Nam định cư ở nước ngoài nhưng có bằng lái xe do nước ngoài cấp và còn thời hạn
    sử dụng, sau khi trở về nước có nhu cầu điều khiển xe tại Việt Nam.

Thời hạn sử dụng giấy phép lái xe Việt Nam đổi cho người nước ngoài

Thời
hạn sử dụng giấy phép lái xe Việt Nam đổi cho người nước ngoài phải:

  • Phù hợp với thời
    hạn ghi trong thị thực nhập cảnh hoặc thẻ tạm trú,
  • Phù hợp với thời
    hạn sử dụng giấy phép lái xe nước ngoài nhưng không vượt quá thời hạn quy định
    của giấy phép lái xe Việt Nam;

Thời
hạn sử dụng giấy phép lái xe Việt Nam đổi cho khách du lịch nước ngoài lái xe
đăng ký nước ngoài vào Việt Nam phù hợp với thời gian du lịch ở Việt Nam (từ khi
nhập cảnh đến khi xuất cảnh) nhưng không vượt quá thời hạn quy định của giấy
phép lái xe Việt Nam.

Hồ sơ cần chuẩn bị

giay to can chuan bi
Cần chuẩn bị đầy đủ hồ sơ giấy tờ

Hồ
sơ cần chuẩn bị được quy định như sau:

  • Đơn đề nghị đổi giấy phép lái xe theo mẫu
    quy định (mẫu dùng cho người nước ngoài);
  • Bản dịch giấy
    phép lái xe nước ngoài ra tiếng Việt được bảo chứng chất lượng dịch thuật của
    cơ quan Công chứng hoặc Đại sứ quán, Lãnh sự quán tại Việt Nam mà người dịch
    làm việc, đóng dấu giáp lai với bản sao giấy phép lái xe;

Đối với người Việt Nam xuất trình hợp pháp hóa lãnh sự
giấy phép lái xe hoặc bằng lái xe của nước ngoài theo quy định của pháp luật về
chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh sự, trừ các trường hợp được miễn trừ theo
quy định của pháp luật;

  • Bản sao hộ chiếu
    (gồm phần số hộ chiếu, họ tên và ảnh người được cấp, thời hạn sử dụng và trang
    thị thực nhập cảnh vào Việt Nam);
  • Bản sao chụp một
    trong các giấy tờ sau đây: thẻ cư trú,
    thẻ lưu trú, thẻ tạm trú, thẻ thường trú, giấy tờ xác minh định cư lâu dài tại
    Việt Nam.
  • 2 ảnh 3×4 nền
    xanh như thẻ căn cước hoặc CMND.

Đối
với Giấy phép lái xe Việt Nam đổi cho khách du lịch nước ngoài thì người lái xe
lập hồ sơ và gửi trực tiếp tại Sở Giao thông vận tải, bao gồm:

  • Đơn xin
    đề nghị đổi giấy phép lái xe;
  • Bản dịch giấy
    phép lái xe nước ngoài ra tiếng Việt được bảo chứng chất lượng dịch thuật của
    cơ quan công chứng hoặc Đại sứ quán, Lãnh sự quán tại Việt Nam mà người dịch
    làm việc, đóng dấu giáp lai với bản sao giấy phép lái xe;
  • Bản sao có chứng
    thực danh sách xuất nhập cảnh của Bộ Công an hoặc bản sao hộ chiếu gồm phần: số
    hộ chiếu, họ tên và ảnh người được cấp, thời hạn sử dụng và trang thị thực nhập
    cảnh vào Việt Nam;
  • 01 ảnh màu cỡ 3
    cm x 4 cm, nền ảnh màu xanh, kiểu chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công
    dân

Thủ tục đổi giấy phép lái xe hoặc bằng lái xe của người nước ngoài

Người nước ngoài vào Việt Nam có nhu cầu sử dụng các
phương tiện giao thông cá nhân khi sinh sống, làm việc hoặc du lịch dài hạn thì
cần phải chuyển bằng lái xe do nước
sở tại cấp sang bằng lái Việt Nam, nếu không thực hiện thì phải chịu một chế
tài pháp luật cho mức vi phạm tương ứng theo quy định.

Điều kiện đổi giấy phép lái xe quy định như sau:

  • Người nước ngoài có thời gian cư trú, làm việc, học
    tập tại Việt Nam từ 03 tháng trở lên;
  • Giấy phép lái xe nước ngoài còn đủ các yếu tố cần
    thiết: Còn thời hạn sử dụng, hạng xe được phép điều khiển, không có biểu hiện
    tẩy xóa hoặc rách nát, không có sự khác biệt về nhận dạng;
  • Không đổi giấy phép lái xe tạm thời của nước ngoài,
    giấy phép lái xe quốc tế.
dieu kien de chuyen doi giay phep lai xa
Để được cấp đổi giấy phép lái xe thì người nước ngoài phải đáp ứng các điều kiện luật định


quan có thẩm quyền đổi giấy phép lái xe là Tổng cục Đường bộ Việt Nam hoặc Sở
Giao thông vận tải (nơi đăng ký cư trú, lưu trú, tạm trú hoặc định cư lâu dài)

Khoản
1 Điều 41 Thông tư số 12/2017/TT-BGTVT quy định về thủ tục đổi giấy phép lái xe
hoặc bằng lái xe của nước ngoài như sau:

  1. Người lái xe lập 01 bộ hồ sơ, gửi trực tiếp tại Tổng cục
    Đường bộ Việt Nam hoặc Sở Giao thông
    vận tải (nơi đăng ký cư trú, lưu trú, tạm trú hoặc định cư lâu dài).
  2. Đối với người Việt Nam xuất trình hợp pháp hóa lãnh sự
    giấy phép lái xe hoặc bằng lái xe của nước ngoài theo quy định của pháp luật về
    chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh sự, trừ các trường hợp được miễn trừ theo
    quy định của pháp luật;
  3. Khi đến thực hiện thủ tục đổi giấy phép lái xe, người
    lái xe phải chụp ảnh trực tiếp tại cơ quan cấp giấy phép lái xe và phải xuất
    trình hộ chiếu còn thời hạn sử dụng, thẻ cư trú, thẻ lưu trú, thẻ tạm trú, thẻ
    thường trú, giấy tờ xác minh định cư lâu dài tại Việt Nam và giấy phép lái xe
    nước ngoài để đối chiếu.
  4. Trường hợp phát hiện có nghi vấn, cơ quan cấp đổi giấy
    phép lái xe có văn bản đề nghị Bộ Ngoại giao, Cục Quản lý Xuất nhập cảnh thuộc
    Bộ Công an, Phòng Quản lý xuất nhập Cảnh thuộc Công an tỉnh, thành phố trực thuộc
    Trung ương xác minh.
  5. Thời gian giải quyết hồ sơ đổi giấy phép lái xe là
    không quá 05 ngày làm việc, kể từ khi nhận hồ sơ đầy đủ theo quy định.

Trên
đây là bài viết hướng dẫn thủ tục đổi giấy phép lái xe cho người nước ngoài.
Quý bạn đọc nếu có nhu cầu được tư vấn pháp lý, xin vui lòng gọi ngay Công ty
Luật Long Phan PMT qua hotline bên dưới để được hỗ trợ kịp thời. Xin cảm ơn.

Bài viết nói về: Thủ tục đổi giấy phép lái xe cho người nước ngoài
Nguồn trích dẫn từ:Luật Long Phan PMT
Tác giả:Vũ Viết Năng

May 02, 2020 at 01:00PM



Nguồn: WordPress https://vuvietnang.wordpress.com/2020/05/02/thu-tuc-doi-giay-phep-lai-xe-cho-nguoi-nuoc-ngoai/

DỊCH VỤ LUẬT SƯ LAO ĐỘNG

DỊCH VỤ LUẬT SƯ LAO ĐỘNG  Trong bối cảnh quan hệ lao động ngày càng phức tạp, dịch vụ luật sư lao động đang trở thành lựa chọn tối ưu cho do...