Thứ Hai, 3 tháng 8, 2020

Thủ tục đăng ký giấy chứng nhận phòng cháy, chữa cháy

Thủ tục đăng ký giấy chứng nhận phòng cháy, chữa cháy (GCN PCCC) đòi hỏi nhiều hồ sơ và nhiều bước tiến hành, gây lúng túng cho người dân và doanh nghiệp. Vậy hồ sơ xin cấp GCN cần những giấy tờ gì? Thủ tục kéo dài bao lâu? Trong bài viết sau đây, chúng tôi sẽ giúp Quý bạn đọc tháo gỡ những vướng mắc liên quan đến vấn đề trên.

huong dan thu tuc xin giay chung nhan hien nay con phuc tap va keo dai
Thủ tục xin giấy chứng nhận hiện nay còn phức tạp và kéo dài

Điều kiện đăng ký GCN PCCC với từng đối
tượng

Nghị định 79/2014/NĐ-CP đưa ra các yêu cầu
rất chặt chẽ về điều kiện đảm bảo phòng cháy chữa cháy, chúng tôi xin liệt kê một số ít tiêu chí như sau:

Với dự án đầu tư xây dựng

Đối với công trình cơ sở thuộc phụ lục II (cảng hàng
không, trường đại học, nhà chung cư v.v):

  • Có lực lượng
    phòng cháy và chữa cháy cơ sở, chuyên ngành được huấn luyện nghiệp vụ PCCC và tổ chức thường trực sẵn sàng chữa cháy đáp ứng
    yêu cầu chữa cháy tại chỗ.
  • Có văn bản thẩm duyệt, kiểm tra nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy của cơ quan Cảnh sát PC&CC.
  • (…)
  • Có hồ sơ quản lý, theo dõi hoạt động phòng cháy
    và chữa cháy theo quy định của Bộ Công an.
  • Các điều
    kiện trên phải được đảm bảo tổ chức thực hiện và duy trì trong suốt
    quá trình hoạt động
  • Cơ sở pháp
    lý: Điều 07, 11, 12 và 13 Nghị định 79/2014/NĐ-CP.

Yêu cầu khi lập dự án và thiết kế xây dựng công trình (Xem thêm tại Điều 13 Nghị định này)

  • Địa điểm xây
    dựng công trình phải đảm bảo khoảng cách an toàn PC, CC với các công trình xung quanh
  • Lối thoát nạn, phương tiện cứu người phải bảo
    đảm cho việc thoát nạn nhanh chóng, an toàn.
  • Vị trí phục vụ phương tiện chữa cháy cơ giới
    hoạt động phải bảo đảm kích thước và tải trọng;

Với công trình cao tầng, nhà khung thép mái
tôn: Vui lòng tham khảo Điều 11 Nghị định này.

Yêu cầu khi lập quy hoạch, dự án xây dựng mới hoặc cải tạo đô thị, khu dân cư, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao: Điều 12 Nghị định này.

Với phương tiện giao thông cơ giới

Căn cứ theo khoản 1 Điều 10 Nghị định này, phương tiện giao thông cơ giới phải
đảm bảo:

  • Quy trình vận hành phương tiện; hệ thống điện, nhiên liệu,
    v.v phải bảo đảm an toàn về phòng cháy và chữa cháy.
  • Có phương tiện chữa cháy phù hợp với yêu cầu của phương
    tiện […], quy chuẩn kỹ thuật về PCCC hoặc theo quy định của Bộ Công an.

Với những phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu
đặc biệt về đảm bảo an toàn PC&CC thì cần có thêm văn bản thẩm duyệt, kiểm tra nghiệm thu về PCCC của cơ
quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy. (điểm b khoản 2 Điều này)

Thẩm quyền cấp phép thuộc về ai?

cuc canh sat pc&cc co tham quyen duyet thiet ke ve phong chay chua chay
Cục Cảnh sát PC&CC có thẩm quyền thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy, chữa cháy

Căn cứ theo khoản 5 Điều 7 Thông tư 66/2014/TT-BCA, thẩm
quyền thẩm duyệt thiết kế về  PCCC
thuộc về:

  • Cục
    Cảnh sát PC&CC và Cứu nạn cứu
    hộ
  • Cục
    Cảnh sát PC&CC cấp tỉnh;
  • Phòng
    Cảnh sát PC&CC và cứu nạn, cứu hộ Công an cấp tỉnh

Hồ sơ

Hồ sơ thẩm
duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy gồm 02 bộ, có xác nhận của chủ đầu
tư, chủ phương tiện, nếu hồ sơ bằng tiếng nước ngoài thì phải có bản dịch phần
thuyết minh ra tiếng Việt kèm theo.

Với dự án đầu tư xây dựng

  • Văn bản đề nghị xem
    xét, cho ý kiến về giải pháp PC&CC của cơ quan phê duyệt dự án hoặc của chủ
    đầu tư (nếu ủy quyền cho một đơn vị khác thực hiện thì phải có văn bản ủy quyền
    kèm theo);
    • Dự toán tổng mức đầu
      tư của dự án thiết kế quy hoạch;
    • Các tài liệu và bản vẽ
      quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1:500 thể hiện những nội dung yêu cầu về giải pháp
      phòng cháy và chữa cháy quy định tại các Khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 12 Nghị định
      này.

Với phương tiện giao thông cơ giới

Căn cứ theo
điểm đ khoản 3 Điều 15 Nghị định 79/2014/NĐ-CP, hồ sơ bao gồm

  • Văn bản đề nghị
    thẩm duyệt thiết kế về PC&CC của chủ đầu tư, chủ phương tiện;
    • Bản sao văn bản của
      cấp có thẩm quyền cho phép đầu tư, chế tạo mới hoặc hoán cải phương tiện;
    • Dự toán tổng mức đầu
      tư phương tiện;
    • Bản vẽ và bản thuyết
      minh thiết kế kỹ thuật thể hiện giải pháp bảo đảm an toàn về PC&CC đối với
      tính chất hoạt động và đặc điểm nguy hiểm cháy, nổ của phương tiện; (các tiêu
      chuẩn khác quy định tại Điều này).

Xin phép chấp
thuận địa điểm xây dựng

  • Văn bản đề nghị chấp thuận địa điểm xây dựng về phòng cháy và chữa cháy của chủ đầu tư;
  • Bản sao văn bản nêu rõ tính hợp pháp của khu đất dự kiến xây dựng công trình;
  • Bản vẽ, tài liệu thể hiện rõ hiện trạng địa hình của khu đất có liên quan đến phòng cháy và chữa cháy.

Thủ tục

thoi han tham quyen duyet co the keo dai ty 05 den 10 ngay tuy vao du an
Thời hạn thẩm duyệt có thể kéo dài từ 05 đến 10 ngày, tùy vào dự án

Có thể bạn quan tâm:

>>>>>>>Tải mẫu đơn đề nghị nghiệm thu
PCCC TẠI ĐÂY

Với dự án xây dựng

Trước khi thiết kế
dự án, chủ đầu tư nộp hồ sơ xin chấp thuận địa điểm xây dựng đến cơ quan có
thẩm quyền (đối với một số công trình).

Sau khi thiết kế
dự án, chủ đầu tư nộp 02 bộ hồ sơ xin thẩm duyệt thiết kế PCCC đến cơ quan có
thẩm quyền. Thời hạn thẩm duyệt phụ thuộc vào từng loại dự án.

Thời hạn thẩm
duyệt:

  • Không quá 10 ngày đối với dự án thiết kế
    quy hoạch;
  • Không quá 05 ngày làm việc đối với chấp
    thuận địa điểm lao động;
  • […]

Lưu ý: Thời hạn thẩm duyệt
thiết kế về phòng cháy và chữa cháy được tính kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ
(khoản 5 Điều 15 Nghị định 79/2014/NĐ-CP).

Với phương tiện giao thông cơ giới

Chủ phương tiện nộp 02 bộ hồ sơ xin thẩm
duyệt thiết kế PCCC đến cơ quan có thẩm quyền. Thời hạn thẩm duyệt không quá 10
ngày kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ.

(điểm đ khoản 5 Điều 15 Nghị định
15/2014/NĐ-CP)

Kiểm tra nghiệm thu

Trước khi đưa vào sử dụng, chủ đầu tư và chủ phương
tiện phải thông báo kèm theo hồ sơ thẩm duyệt kiểm tra nghiệm thu PCCC.

  1. Trong
    thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được thông báo, cơ quan
    cảnh sát PC&CC đã thẩm duyệt trước đó có trách nhiệm kiểm tra
    nghiệm thu về PCCC.
  2. Văn
    bản kiểm tra phải được lập thành biên bản theo theo mẫu PC05.

Cơ sở pháp lý: khoản 2 Điều 8 Thông tư 66/2014/TT-BCA.

Không đăng ký bị xử phạt như thế nào

Hành vi không đăng ký GCN PCCC sẽ bị xử phạt hành
chính, cụ thể như sau:

Phạt tiền:

Thực hiện không đầy đủ hoặc không đúng thời hạn
các yêu cầu về phòng cháy và chữa cháy đã được cơ quan có thẩm quyền yêu cầu
bằng văn bản
;

  • Phạt tiền  từ
    10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng với hành vi:
  • Sau khi được thẩm duyệt và nghiệm thu về PCCC,  không có văn bản thông báo và ký cam kết cơ
    sở đã đáp ứng đủ các yêu cầu và duy trì các điều kiện về đảm bảo an toàn về PCCC
    trong quá trình sử dụng theo quy định.
  • Mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực phòng cháy, chữa
    cháy là 50.000.000 đồng


sở pháp lý:

Như vậy, mọi chủ thể
đều phải đăng ký GCN PCCC theo quy định của pháp luật. Nếu Quý khách
hàng gặp khó khăn trong việc chuẩn bị hồ sơ và thủ tục hành chính liên quan, hãy gọi cho chúng tôi theo số hotline:
1900.63.63.87 đễ được hỗ trợ kịp thời.

Nếu doanh nghiệp có nhu
cầu tư vấn pháp lý thường xuyên, chúng tôi sẵn lòng cung cấp các
gói dịch vụ tùy theo nhu cầu của Quý khách.

Trân trọng cảm ơn./

Bài viết nói về: Thủ tục đăng ký giấy chứng nhận phòng cháy, chữa cháy
Nguồn trích dẫn từ:Luật Long Phan PMT
Tác giả:Vũ Viết Năng

August 04, 2020 at 07:00AM



Nguồn: WordPress https://vuvietnang.wordpress.com/2020/08/04/thu%cc%89-tu%cc%a3c-dang-ky-giay-chung-nha%cc%a3n-phong-chay-chu%cc%83a-chay/

DỊCH VỤ LUẬT SƯ LAO ĐỘNG

DỊCH VỤ LUẬT SƯ LAO ĐỘNG  Trong bối cảnh quan hệ lao động ngày càng phức tạp, dịch vụ luật sư lao động đang trở thành lựa chọn tối ưu cho do...