Thứ Năm, 30 tháng 1, 2020

Thủ tục công nhận bản án ly hôn nước ngoài tại Việt Nam

Công nhận bản án ly hôn nước ngoài tại Việt Nam là một thủ tục cần thiết được Tòa án có thẩm quyền của Việt Nam công nhận và cho thi hành tại Việt Nam. Công ty Luật Long Phan PMT sẽ hướng dẫn việc thực hiện thủ tục trên qua bài viết sau.

Cong nhan ban an ly hon nuoc ngoai
Công nhận bản án ly hôn tại Tòa án

1. Quy định về công nhận và cho thi hành bản án, quyết định của Tòa án nước
ngoài

Bản án, quyết định được công nhận và cho thi hành

Các loại quyết định của Tòa án nước ngoài được
xem xét, công nhận và cho thi hành tại Việt Nam

  • Bản án, quyết định của Toà án nước ngoài
  • Quyết định của cơ quan khác có thẩm quyền của nước
    ngoài

Lưu ý:

Những bản án, quyết định của Tòa án nước ngoài hoặc quyết định của cơ quan khác có thẩm quyền của nước
ngoài phải có hiệu lực pháp luật.

Chủ thể yêu cầu công nhận bản án:

Theo khoản 1 Điều 425 BLTTDS 2015, người yêu cầu công nhận
và cho thi hành tại Việt Nam là người được thi hành hoặc người đại diện hợp
pháp của họ.

Điều kiện được yêu cầu công nhận:

Điều kiện để được công nhận là cá nhân phải thi hành cư trú, làm việc tại Việt Nam hoặc cơ quan, tổ chức phải thi hành có trụ sở chính tại Việt Nam hoặc tài sản liên quan đến việc thi hành.

Nơi gửi đơn yêu cầu

Điều 432 BLTTDS 2015 quy định đơn yêu cầu được gứi đến Bộ Tư
pháp Việt Nam theo quy định của điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam và nước có Tòa án đã ra bản án, quyết định cùng là thành viên.

Đối với trường hợp không có điều ước quốc tế buộc gửi đơn
qua trung gian của Bộ Tư pháp, người có quyền yêu cầu được gửi đơn trực tiếp tới
Toà án.

2. Đơn yêu cầu và tài liệu kèm theo

yeu cau cong nhan ly hon o nuoc ngoai
Yêu cầu công nhận bản án ly hôn ở nước ngoài

Đơn yêu cầu phải có các nội dung chính sau:

  • Họ, tên, địa chỉ nơi cư trú hoặc nơi làm việc của
    người được thi hành hoặc người đại diện hợp pháp;
  • Họ, tên, địa chỉ nơi cư trú hoặc nơi làm việc của người thi hành;
  • Yêu cầu công nhận bản án, quyết định ly hôn.

Gửi kèm theo đơn yêu cầu:

  • Bản chính hoặc bản sao có chứng thực bản án, quyết
    định do Tòa án nước ngoài cấp;
  • Văn bản của Tòa án nước ngoài hoặc cơ quan khác
    có thẩm quyền của nước ngoài xác nhận bản án, quyết định đó có hiệu lực pháp luật,
    chưa hết thời hiệu thi hành và cần được thi hành tại Việt Nam, trừ trường hợp
    trong bản án, quyết định đó đã thể hiện rõ nội dung này;
  • Văn bản của Tòa án nước ngoài hoặc cơ quan có thẩm
    quyền của nước ngoài xác nhận kết quả tống đạt hợp lệ bản án, quyết định;
  • Văn bản của Tòa án nước ngoài hoặc cơ quan có thẩm
    quyền của nước ngoài xác nhận người được thi hành hoặc đại diện hợp pháp đã được
    triệu tập hợp lệ trong trường hợp Tòa án nước ngoài ra bản án vắng mặt họ.

Đơn yêu cầu bằng tiếng nước ngoài phải được gửi kèm theo bản
dịch ra tiếng Việt, được công chứng, chứng thực hợp pháp.

3. Trình tự xét đơn yêu cầu công nhận bản án ly hôn

co quan co tham quyen cong nhan ban an ly hon tai nuoc ngoai
Tòa án xét đơn yêu cầu công nhận bản án ly hôn
  1. Người được thi hành hoặc người đại diện hợp pháp
    nộp đơn yêu cầu công nhận đến cơ quan có thẩm quyền;
  2. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận
    được hồ sơ do Bộ Tư pháp chuyển đến hoặc kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu và giấy
    tờ, tài liệu kèm theo do người có yêu cầu gửi đến, Tòa án tiến hành thụ lý theo
    quy định.
  3. Việc xét đơn yêu cầu được tiến hành tại phiên họp
    do Hội đồng xét đơn yêu cầu gồm ba Thẩm phán thực hiện;
  4. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày Tòa án ra quyết
    định công nhận bản án ly hôn nước ngoài tại Việt Nam. Đương sự, người đại diện
    hợp pháp của họ có quyền kháng cáo, Viện kiểm sát có quyền kháng nghị quyết định
    đó;

4. Thời hiệu yêu cầu cho công nhận và thi hành

  • Người yêu cầu có quyền yêu cầu công nhận và cho
    thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định dân sự trong thời hạn 03 năm, kể từ
    ngày bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài có hiệu lực pháp luật,.
  • Khoản 2 Điều 432 BLTTDS 2015 quy định trong trường
    hợp người làm đơn chứng minh được vì sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách
    quan mà không thể gửi đơn đúng thời hạn thì thời gian có sự kiện bất khả kháng
    hoặc trở ngại khách quan đó không tính vào thời hạn gửi đơn.

Trên đây là nội dung tư vấn về vấn đề trên, trường hợp quý bạn đọc có thắc mắc hoặc có nhu cầu được tư vấn pháp luật, vui lòng liên hệ Công ty Luật Long Phan PMT qua hotline bên dưới để được hỗ trợ. Xin cảm ơn./.

Bài viết nói về: Thủ tục công nhận bản án ly hôn nước ngoài tại Việt Nam
Nguồn trích dẫn từ:Luật Long Phan PMT
Tác giả:Vũ Viết Năng

January 31, 2020 at 01:00PM



Nguồn: WordPress https://vuvietnang.wordpress.com/2020/01/31/thu-tuc-cong-nhan-ban-an-ly-hon-nuoc-ngoai-tai-viet-nam/

Thủ tục yêu cầu thi hành bản án dân sự có hiệu lực pháp luật

Yêu cầu thi hành bản án dân sự có hiệu lực pháp luật sẽ được tiến hành như thế nào và cần những hồ sơ gì? Công ty Luật Long Phan PMT sẽ hướng dẫn qua bài viết sau.

Yeu cau thi hanh ban an dan su co hieu luc phap luat
Thi hành Bản án dân sự có hiệu lực pháp luật

1. Ra quyết định thi hành án

Thủ trưởng cơ quan thi hành dân sự chỉ ra QUYẾT ĐỊNH thi hành án khi có đơn yêu cầu
thi hành
án.

Đương sự có thể tự mình hoặc uỷ quyền cho người khác yêu
cầu thi hành thông qua các hình thức:

  • Nộp
    đơn trực tiếp;
  • Gửi
    đơn qua bưu điện;
  • Trực
    tiếp trình bày bằng lời nói tại cơ quan thi hành án dân sự.

Cơ quan THADS từ chối yêu cầu thi
hành án và phải thông báo bằng văn bản cho người yêu cầu trong thời hạn 05 ngày
làm việc, kể từ ngày nhận được yêu cầu thi hành án trong các trường hợp sau
đây:

  • Người yêu cầu không có quyền yêu cầu thi hành án
    hoặc nội dung yêu cầu không liên quan đến nội dung của bản án, quyết định; bản
    án, quyết định không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ của các đương sự theo quy định
    của Luật này;
  • Cơ quan THADS được yêu cầu không có thẩm quyền
    thi hành án;
  • Hết thời hiệu yêu cầu thi hành án.

Thời hạn ra quyết định thi hành
án theo yêu cầu là 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được yêu cầu thi hành án.

2. Đơn yêu cầu thi hành án

Giay to can thiet de yeu cau thi hanh an
Mẫu đơn yêu cầu thi hành án

Mẫu đơn xin yêu cầu thi hành án có các nội dung chính sau đây:

  • Họ, tên, địa chỉ của người yêu cầu;
  • Tên cơ quan thi hành án dân sự nơi yêu cầu;
  • Họ, tên, địa chỉ của người được thi hành án; người phải thi hành án
  • Nội dung yêu cầu thi hành án;
  • Thông tin về tài sản hoặc điều kiện thi hành án của người phải thi hành án;
  • Người làm đơn yêu cầu thi hành án phải ghi rõ ngày, tháng, năm và ký tên hoặc điểm chỉ vào đơn.

Kèm theo đơn yêu cầu thi hành án, phải có Bản án (dân sự), quyết định có “hiệu lực” pháp luật được yêu cầu thi
hành và tài liệu khác có liên quan, nếu có;

Người yêu cầu thi hành án có quyền yêu cầu cơ quan thi
hành án dân sự áp dụng biện pháp bảo đảm thi hành án nhằm ngăn chặn việc tẩu tán, huỷ hoại tài sản, trốn tránh
việc thi hành án.

3. Thẩm quyền và thời hiệu yêu cầu thi hành

Về thẩm quyền

Theo khoản 1, Điều 35, Luật Thi hành án dân sự năm 2008, sửa đổi, bổ sung 2010 thì cơ quan thi hành án cấp huyện sẽ có thẩm quyền thi hành đối với bản án, quyết định của Giám đốc thẩm của Toà án cấp tỉnh đối với bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Toà án cấp huyện nơi cơ quan thi hành dân sự cấp huyện có trụ sở.

Trong trường hợp nếu thấy cần thiết, bản án, quyết định của
Giám đốc thẩm nêu trên có thể chuyển giao cho cơ quan thi hành dân sự cấp tỉnh.

Hiện nay cơ quan thi hành án các cấp bao gồm:

  • Cấp
    huyện là Chi cục Thi hành án dân sự huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh;

  • quan thi hành án cấp tỉnh là Cục Thi hành án dân sự tỉnh, thành phố trực thuộc
    Trung ương.

Về thời hiệu yêu cầu thi hành

  • Trong thời hạn 5 năm, kể từ ngày bản án có hiệu lực pháp luật, người được thi hành án, người phải thi hành án có quyền yêu cầu cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền ra quyết định thi hành án.
  • Trường hợp thời hạn thực hiện nghĩa vụ được ấn định trong bản án, quyết định thì thời hạn 05 năm được tính từ ngày nghĩa vụ đến hạn.
  • Đối với bản án, quyết định thi hành theo định kỳ thì thời hạn 05 năm được áp dụng cho từng định kỳ, kể từ ngày nghĩa vụ đến hạn.

4. Thủ tục thi hành án

thi hanh ban an dan su da co hieu luc phap luat
Chấp hành viên thực hiện thi hành án
  1. Người yêu cầu gửi đơn yêu cầu đến cơ quan thi hành án có thẩm quyền giải quyết.
  2. Cơ quan THADS phải kiểm tra nội dung yêu cầu và các tài liệu kèm theo, vào sổ nhận yêu cầu thi hành án và thông báo bằng văn bản cho người yêu cầu.
  3. Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự ra quyết định thi hành án. Sau khi ra quyết định thi hành án, Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự phân công Chấp hành viên thực hiện các trình tự thủ tục thi hành án.
  4. Chấp hành viên tiến hành gửi Quyết định về thi hành án trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày ra văn bản cho đương sự, người có quyền, nghĩa vụ liên quan để họ thực hiện quyền, nghĩa vụ theo nội dung của văn bản đó.
  5. Thời hạn tự nguyện thi hành án của người phải thi hành án là 10 ngày, kể từ ngày người phải thi hành án nhận được quyết định thi hành án hoặc được thông báo hợp lệ quyết định thi hành án.
  6. Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày hết thời hạn tự nguyện thi hành án mà người phải thi hành án không tự nguyện thi hành thì Chấp hành viên tiến hành “xác minh điều kiện thi hành án“.
  7. Hết thời hạn tự nguyện thi hành án, người phải thi hành án có điều kiện thi hành án (có tài sản) mà không tự nguyện thi hành án thì bị cưỡng chế.
  8. Chấp hành viên sẽ thực hiện các quy trình thủ tục định giá, bán đấu giá tài sản của người phải thi hành án để thi hành án cho người yêu cầu.

Trường hợp quý bạn đọc có vấn đề cần tư vấn, vui lòng liên hệ Công ty Luật Long Phan PMT qua hotline bên dưới để được hỗ trợ. Xin cảm ơn./.

Bài viết nói về: Thủ tục yêu cầu thi hành bản án dân sự có hiệu lực pháp luật
Nguồn trích dẫn từ:Luật Long Phan PMT
Tác giả:Vũ Viết Năng

January 31, 2020 at 07:00AM



Nguồn: WordPress https://vuvietnang.wordpress.com/2020/01/31/thu-tuc-yeu-cau-thi-hanh-ban-an-dan-su-co-hieu-luc-phap-luat/

Thứ Hai, 20 tháng 1, 2020

Mẹ chồng giữa vàng cưới không trả, đòi lại thế nào?

Vàng cưới là tài sản, của hồi môn của cô dâu chú rể. Trên thực tế có nhiều trường hợp vàng cưới bị mẹ chồng cầm giữ và không trả lại. Khi đó, muốn lấy lại vàng từ mẹ chồng thì phải làm như thế nào? Qua bài viết này sẽ giúp các bạn có thêm những căn cứ liên quan để đòi lại tài sản là vàng cưới do mẹ chồng giữ không trả.1. Mẹ chồng giữ vàng cưới là hợp đồng giữ tài sản.Theo quy định của Luật hôn nhân gia đinh tại Điều 33: Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân, trừ trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật này; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.Như vậy, vàng được tặng trong đám cưới cho cô dâu chú rể là tài sản chung của vợ chồng.Theo quy định về hợp đồng giữ tài sản quy định tại Điều 554 BLDS 2015: Hợp đồng gửi giữ tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên giữ nhận tài sản của bên gửi để bảo quản và trả lại chính tài sản đó cho bên gửi khi hết thời hạn hợp đồng, bên gửi phải trả tiền công cho bên giữ, trừ trường hợp gửi giữ không phải trả tiền công.Vì vậy, việc mẹ chồng giữ vàng cưới của vợ chồng được xem là hợp đồng giữ tài sản nên người giữ tài sản phải thực hiện nghĩa vụ theo quy định của pháp luật về hợp đồng giữ tài sản:  Bảo quản tài sản theo đúng thỏa thuận, trả lại tài sản cho bên gửi theo đúng tình trạng như khi nhận giữ tại khoản 1 Điều 557 BLDS.Bên cạnh đó, vợ chồng có vàng là người gửi tài sản có quyền yêu cầu lấy lại tài sản bất cứ lúc nào, nhưng phải báo trước cho bên giữ tài sản một khoảng thời gian nhất định vì thực chất hợp đồng giữ tài sản này là hợp đồng miệng, không xác định thời hạn theo quy định tại Điều 556 BLDS.2. Lấy lại vàng trong trường hợp mẹ chồng cố tình không trả lại.2.1 Thỏa thuận.Đối với trường hợp mẹ chồng giữ vàng và không trả lại thì cách giải quyết hợp lý nhất là hai bên tự thỏa thuận với nhau về việc trao trả lại vàng. Vì là mối quan hệ giữa mẹ chồng và con dâu nên cần hạn chế tối đa việc khởi kiện yêu cầu tòa án giải quyết theo quy định của pháp luật vì không phù hợp với thuần phong mỹ tục. Trong trường hợp này, các bên tự do thỏa thuận với nhau về phương án trao trả lại tài sản, trả vào thời điểm nào, trả trước một phần tài sản hay toàn bộ...2.2 Khởi kiện, yêu cầu tòa án giải quyết tranh chấp.Trong trường hợp hai bên thỏa thuận không có kết quả. Phương án tiếp theo, bên gửi tài sản có thể làm đơn khởi kiện ra tòa án nhân dân có thẩm quyền yêu cầu tòa án giải quyết tranh chấp về hợp đồng giữ tài sản.Theo quy định của Luật Tố tụng dân sự tại Điều 39, tranh chấp này thuộc thẩm quyền giải quyết của tòa án nhân dân cấp huyện nơi cư trú của bị đơn. Trình tự thủ tục khởi kiện vụ án dân sự được thực hiện như sau:Nộp đơn khởi kiện lên tòa án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết, trong đơn ghi rõ thông tin người bị kiện, vấn đề yêu cầu tòa án giải quyết cùng những chứng cứ chứng minh cho yêu cầu khởi kiện và giấy tờ tùy thân;Tòa án thụ lý vụ án, thực hiện cá thủ tục tố tụng theo quy định pháp luật;Xét xử sơ thẩm; Xét xử phúc thẩm (nếu có).Trên đây là bài viết “Mẹ chồng giữ vàng cưới không trả đòi lại thế nào?”. Quý bạn đọc có nhu cầu tư vấn pháp luật miễn phí vui lòng liên hệ qua hotline 0908 748 368 để được hỗ trợ. Xin cảm ơn./.Tham khảo thêm:Địa chỉ: Số 69, TDP số 2, thị trấn Yên Định, Hải Hậu, Nam Định Email: vuvietnangvt@gmail.com Site google: https://sites.google.com/site/lsvuvietnang/Tài nguyên ngành luật: https://drive.google.com/drive/folders/1nht7D8PHBHcLfaH8qNH5tJlDcufzu8-0?usp=sharing Form đăng ký tư vấn:  https://docs.google.com/forms/d/e/1FAIpQLSd6xk6R4WWb26iIhNq-t3kaMyB266xnHL1R06fmUShcHnAQQQ/viewform?usp=sf_link Bản đồ chỉ đường: https://www.google.com/maps/d/viewer?mid=1qhIRBG-CrbYey5IZjfVyGPjOTchtQ09z&ll=20.199872200000016%2C106.29487730000005&z=17 Lịch làm việc: https://calendar.google.com/calendar/embed?src=vuvietnangvt%40gmail.com&ctz=Asia%2FHo_Chi_Minh Các bài viết mới nhất của LS Vuvietnang: https://docs.google.com/spreadsheets/d/1eyewUxqo_MNwKMX-9XiHaOGSNZgoFBaa28WcNqDn9MQ/edit?usp=sharingCác tweet mới nhất của LS Vuvietnang: https://docs.google.com/spreadsheets/d/1qdWWMP2p4SnhOHZ-7vXwyFyAGyPVuIdGYNXz4JUARNc/edit?usp=sharing

Nguồn: Posts of Luật Dân Sự

Mẹ chồng giữa vàng cưới không trả, đòi lại thế nào?

Vàng cưới là tài sản, của hồi môn của cô dâu chú rể. Trên thực tế có nhiều trường hợp vàng cưới bị mẹ chồng cầm giữ và không trả lại. Khi đó, muốn lấy lại vàng từ mẹ chồng thì phải làm như thế nào? Qua bài viết này sẽ giúp các bạn có thêm những căn cứ liên quan để đòi lại tài sản là vàng cưới do mẹ chồng giữ không trả.1. Mẹ chồng giữ vàng cưới là hợp đồng giữ tài sản.Theo quy định của Luật hôn nhân gia đinh tại Điều 33: Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân, trừ trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật này; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.Như vậy, vàng được tặng trong đám cưới cho cô dâu chú rể là tài sản chung của vợ chồng.Theo quy định về hợp đồng giữ tài sản quy định tại Điều 554 BLDS 2015: Hợp đồng gửi giữ tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên giữ nhận tài sản của bên gửi để bảo quản và trả lại chính tài sản đó cho bên gửi khi hết thời hạn hợp đồng, bên gửi phải trả tiền công cho bên giữ, trừ trường hợp gửi giữ không phải trả tiền công.Vì vậy, việc mẹ chồng giữ vàng cưới của vợ chồng được xem là hợp đồng giữ tài sản nên người giữ tài sản phải thực hiện nghĩa vụ theo quy định của pháp luật về hợp đồng giữ tài sản:  Bảo quản tài sản theo đúng thỏa thuận, trả lại tài sản cho bên gửi theo đúng tình trạng như khi nhận giữ tại khoản 1 Điều 557 BLDS.Bên cạnh đó, vợ chồng có vàng là người gửi tài sản có quyền yêu cầu lấy lại tài sản bất cứ lúc nào, nhưng phải báo trước cho bên giữ tài sản một khoảng thời gian nhất định vì thực chất hợp đồng giữ tài sản này là hợp đồng miệng, không xác định thời hạn theo quy định tại Điều 556 BLDS.2. Lấy lại vàng trong trường hợp mẹ chồng cố tình không trả lại.2.1 Thỏa thuận.Đối với trường hợp mẹ chồng giữ vàng và không trả lại thì cách giải quyết hợp lý nhất là hai bên tự thỏa thuận với nhau về việc trao trả lại vàng. Vì là mối quan hệ giữa mẹ chồng và con dâu nên cần hạn chế tối đa việc khởi kiện yêu cầu tòa án giải quyết theo quy định của pháp luật vì không phù hợp với thuần phong mỹ tục. Trong trường hợp này, các bên tự do thỏa thuận với nhau về phương án trao trả lại tài sản, trả vào thời điểm nào, trả trước một phần tài sản hay toàn bộ…2.2 Khởi kiện, yêu cầu tòa án giải quyết tranh chấp.Trong trường hợp hai bên thỏa thuận không có kết quả. Phương án tiếp theo, bên gửi tài sản có thể làm đơn khởi kiện ra tòa án nhân dân có thẩm quyền yêu cầu tòa án giải quyết tranh chấp về hợp đồng giữ tài sản.Theo quy định của Luật Tố tụng dân sự tại Điều 39, tranh chấp này thuộc thẩm quyền giải quyết của tòa án nhân dân cấp huyện nơi cư trú của bị đơn. Trình tự thủ tục khởi kiện vụ án dân sự được thực hiện như sau:Nộp đơn khởi kiện lên tòa án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết, trong đơn ghi rõ thông tin người bị kiện, vấn đề yêu cầu tòa án giải quyết cùng những chứng cứ chứng minh cho yêu cầu khởi kiện và giấy tờ tùy thân;Tòa án thụ lý vụ án, thực hiện cá thủ tục tố tụng theo quy định pháp luật;Xét xử sơ thẩm; Xét xử phúc thẩm (nếu có).Trên đây là bài viết “Mẹ chồng giữ vàng cưới không trả đòi lại thế nào?”. Quý bạn đọc có nhu cầu tư vấn pháp luật miễn phí vui lòng liên hệ qua hotline 0908 748 368 để được hỗ trợ. Xin cảm ơn./.Tham khảo thêm:Địa chỉ: Số 69, TDP số 2, thị trấn Yên Định, Hải Hậu, Nam Định Email: vuvietnangvt@gmail.com Site google: https://sites.google.com/site/lsvuvietnang/Tài nguyên ngành luật: https://drive.google.com/drive/folders/1nht7D8PHBHcLfaH8qNH5tJlDcufzu8-0?usp=sharing Form đăng ký tư vấn:  https://docs.google.com/forms/d/e/1FAIpQLSd6xk6R4WWb26iIhNq-t3kaMyB266xnHL1R06fmUShcHnAQQQ/viewform?usp=sf_link Bản đồ chỉ đường: https://www.google.com/maps/d/viewer?mid=1qhIRBG-CrbYey5IZjfVyGPjOTchtQ09z&ll=20.199872200000016%2C106.29487730000005&z=17 Lịch làm việc: https://calendar.google.com/calendar/embed?src=vuvietnangvt%40gmail.com&ctz=Asia%2FHo_Chi_Minh Các bài viết mới nhất của LS Vuvietnang: https://docs.google.com/spreadsheets/d/1eyewUxqo_MNwKMX-9XiHaOGSNZgoFBaa28WcNqDn9MQ/edit?usp=sharingCác tweet mới nhất của LS Vuvietnang: https://docs.google.com/spreadsheets/d/1qdWWMP2p4SnhOHZ-7vXwyFyAGyPVuIdGYNXz4JUARNc/edit?usp=sharing

Nguồn: Posts of Luật Dân Sự



Nguồn: WordPress https://vuvietnang.wordpress.com/2020/01/20/me-chong-giua-vang-cuoi-khong-tra-doi-lai-the-nao/

Thứ Bảy, 11 tháng 1, 2020

Thủ tục chuyển khẩu sang tỉnh khác.


Công dân có quyền được đăng kí thường trú, tạm trú khi có đầy đủ điều kiện theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên trên thực tế hiện nay, nhiều người gặp phải khó khăn khi thực hiện các thủ tục và giấy tờ khi chuyển khẩu từ tỉnh này sang tình khác. Theo quy định của pháp luật hiện hành, trình tự thủ tục chuyển hộ khẩu từ tỉnh này sang tỉnh khác được thực hiện như thế nào? Qua bài viết này sẽ giải đáp những thắc mắc của bạn.


1. Thủ tục chuyển hộ khẩu từ tình này sang tỉnh khác được thực hiện như thế nào.

Bước 1: Xin cấp giấy chuyển hộ khẩu;
Bước 2: Thực hiện đăng kí thường trú tại tỉnh mới.
1.1 Thủ tục xin cấp giấy chuyển hộ khẩu.
Theo quy định tại Điều 28 Luật Cư trú 2006, công dân khi chuyển nơi thường trú thì được cấp giấy chuyển hộ khẩu. Như vậy, khi có nhu cầu chuyển nơi thường trú thì công dân phải đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền để xin cấp giấy chuyển hộ khẩu.
Giấy chuyển hộ khẩu được cấp cho công dân trong các trường hợp sau đây:
·         Chuyển đi ngoài phạm vi xã, thị trấn của huyện thuộc tỉnh;
·         Chuyển đi ngoài phạm vi huyện, quận, thị xã của thành phố trực thuộc trung ương; thị xã, thành phố thuộc tỉnh.
Hồ sơ xin cấp giấy chuyển hộ khẩu bao gồm sổ hộ khẩu và phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu. Trong thời hạn ba ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền phải cấp giấy chuyển hộ khẩu cho công dân.
1.1.1 Điều kiện đăng kí thường trú tại tỉnh mới.
Công dân khi chuyển nơi thường trú thì có thể chuyển đến một tỉnh mới hoặc là chuyển đến thành phố trực thuộc trung ương. Việc đăng ký thường trú của công dân phải đáp ứng điều kiện luật định đối với việc đăng ký thường trú tại tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
Trong trường hợp công dân đăng ký thường trú tại tỉnh mới, theo quy định tại Điều 19 Luật Cư trú 2006, công dân chỉ cần có nơi ở hợp pháp tại tỉnh mới chuyển đến.
Trong trường hợp công dân đăng ký hộ khẩu thường trú tại Thành phố trực thuộc trung ương, thì phải đáp ứng một các điều kiện được quy định tại Điều 20 Luật Cư trú 2006, sửa đổi, bổ sung 2013 như sau:
·         Thứ nhất, có chỗ ở hợp pháp, trường hợp đăng ký thường trú vào huyện, thị xã thuộc thành phố trực thuộc trung ương thì phải có thời gian tạm trú tại thành phố đó từ một năm trở lên, trường hợp đăng ký thường trú vào quận thuộc thành phố trực thuộc trung ương thì phải có thời gian tạm trú tại thành phố đó từ hai năm trở lên;
·         Thứ hai, được người có sổ hộ khẩu đồng ý cho nhập vào sổ hộ khẩu.
·         Thứ ba, được điều động, tuyển dụng đến làm việc tại cơ quan, tổ chức hưởng lương từ ngân sách nhà nước hoặc theo chế độ hợp đồng không xác định thời hạn và có chỗ ở hợp pháp;
·         Thứ tư, trước đây đã đăng ký thường trú tại thành phố trực thuộc trung ương, nay trở về thành phố đó sinh sống tại chỗ ở hợp pháp của mình;
·         Thứ năm, việc đăng ký thường trú vào nội thành thành phố Hà Nội thực hiện theo quy định tại khoản 4 Điều 19 của Luật Thủ đô.


2. Thủ tục đăng kí thường trú tại tỉnh mới.

Người đăng ký thường trú nộp hồ sơ đăng ký thường trú tại cơ quan công an sau đây:
Đối với thành phố trực thuộc trung ương thì nộp hồ sơ tại Công an huyện, quận, thị xã;
Đối với tỉnh thì nộp hồ sơ tại Công an xã, thị trấn thuộc huyện, Công an thị xã, thành phố thuộc tỉnh.
Hồ sơ đăng ký thường trú bao gồm:
·         Phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu; bản khai nhân khẩu;
·         Giấy chuyển hộ khẩu theo quy định tại Điều 28 của Luật này;
·         Giấy tờ và tài liệu chứng minh chỗ ở hợp pháp. Đối với trường hợp chuyển đến thành phố trực thuộc trung ương phải có thêm tài liệu chứng minh thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 20 của Luật này.
Trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều này phải cấp sổ hộ khẩu cho người đã nộp hồ sơ đăng ký thường trú; trường hợp không cấp phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Sau khi đăng ký thường trú ở nơi cư trú mới; trong trường hợp này, cơ quan đã làm thủ tục đăng ký thường trú cho công dân ở nơi cư trú mới có trách nhiệm thông báo ngay cho cơ quan đã cấp giấy chuyển hộ khẩu để xoá đăng ký thường trú ở nơi cư trú cũ.
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về chủ đề Thủ tục chuyển hộ khẩu từ tỉnh này sang tỉnh khác. Nếu có thắc mắc về vấn đề trên hoặc Qúy bạn đọc muốn được tư vấn trực tiếp, vui lòng liên hệ hotline 0908 748 368 để được tư vấn miễn phí. Xin cảm ơn!




Thứ Tư, 8 tháng 1, 2020

Tranh chấp dân sự là gì? Quy trình giải quyết tranh chấp dân sự

Mỗi ngày, chúng ta tham gia vào hàng trăm loại giao dịch dân sự khác nhau. Việc mâu thuẫn, bất hòa về quyền và lợi ích hợp pháp giữa các bên là điều khó tránh khỏi.  Do đó, nhiều vụ án tranh chấp dân sự ngày càng tăng lên. Để tìm hiểu như thế nào là tranh chấp dân sự? Quy trình giải quyết tranh chấp dân sự gồm những bước nào? Mời quý khách tham khảo bài viết sau đây.

Khai niem ve tranh chap dan su theo quy dinh phap luat
Cách xử lý khi phát sinh một tranh chấp dân sự

1. Tranh chấp dân sự là gì?

Hiện nay, pháp luật chưa có một khái niệm rõ ràng về tranh chấp dân sự. Tranh chấp dân sự được hiểu là những tranh chấp xảy ra giữa các chủ thể tham gia vào quan hệ pháp luật dân sự về các quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản được pháp luật bảo vệ.

Các loại tranh chấp dân sự phổ biến hiện nay là: tranh chấp về quyền sở hữu tài sản, tranh chấp về hợp đồng dân sự, tranh chấp về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, các vấn đề về ly hôn,…

2. Phương thức giải quyết tranh chấp dân sự

Phai lam gi khi cac ben co mau thuan, tranh chap ve giao dich dan su
Thương lượng, hòa giải, khởi kiện – các phương thức giải quyết tranh chấp dân sự phổ biến

Khi phát sinh vấn đề cần giải quyết tranh chấp dân sự, các bên đều mong muốn tìm được biện pháp giải quyết tranh chấp, đảm bảo tốt nhất quyền lợi của mình, ít tốn kém thời gian và tiền bạc. Vì vậy, lựa chọn phương thức giải quyết  tranh chấp là vô cùng quan trọng. Hiện nay, phương thức giải quyết tranh chấp dân sự: thương lượng, hòa giải, khởi kiện.

Thương lượng

Thương lượng là phương thức giải quyết đầu tiên trong quá trình giải quyết tranh chấp. Các bên chủ động gặp gỡ, bàn bạc, thỏa thuận về quyền và lợi ích hợp pháp cũng như nghĩa vụ của mỗi bên.

Pháp luật về giải quyết tranh chấp không có quy định bắt buộc các bên phải tiến hành thương lượng. Tất cả đều phụ thuộc vào thiện chí tự giải quyết của các bên. Phương thức thương lượng rất được các chủ thể ưu tiên lựa chọn vì phương thức này không chịu sự điều chỉnh của pháp luật, không bị bó buộc bởi các quy định về quy trình tổ chức thương lượng, thành phần tham gia, thời gian và không tốn tiền bạc.

Do các bên tự giải quyết nên sẽ giảm ảnh hưởng đến hoạt động bình thường, uy tín của các bên. Bởi vì không có sự điều chỉnh của quy phạm pháp luật cho nên không có sự cưỡng chế thi hành kết quả thương lượng.

Hòa giải

Hòa giải là việc các bên tiến hành “thương lượng giải quyết tranh chấp” với sự hỗ trợ của người trung gian. Đây cũng được xem là phương thức giải quyết tranh chấp không chịu sự điều chỉnh của pháp luật, được thực hiện hòa toàn dựa trên thiện chí của các bên.

So với việc lựa chọn phương thức thương lượng để giải quyết tranh chấp thì khi tiến hành hòa giải các bên được thỏa thuận lựa chọn ra một bên trung gian, độc lập, có kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm để giải quyết tranh chấp, đưa ra các lời khuyên về quyền lợi và nghĩa vụ của các bên.

Người trung gian có thể là cá nhân, tổ chức luật sư, …Ý kiến của người trung gian chỉ mang tính tham khảo. Phương thức hòa giải cũng được các bên lựa chọn vì thủ tục nhanh gọn, các bên có quyền định đoạt, không làm ảnh hưởng đến mối quan hệ hợp tác giữa các bên, không làm mất uy tín của hai bên.

Cũng giống như phương thức thương lượng thì các cam kết, thỏa thuận từ kết quả của quá trình hòa giải không bắt buộc cưỡng chế thi hành mà phụ thuộc vào thiện chí, sự tự nguyện của các bên.

Khởi kiện

Khi các phương thức thương lượng, hòa giải không đem lại kết quả, các chủ thể mới lựa chọn phương thức khởi kiện lên Tòa án để giải quyết.

Đây là phương thức có sự tham gia giải quyết của đại diện quyền lực nhà nước là Tòa án nhân dân. Vì vậy quy trình giải quyết tranh chấp phải tuân thủ quy định chặt chẽ của pháp luật tố tụng. Đồng thời, bản án, quyết định của Tòa án được đảm bảo thi hành bằng hệ thống cơ quan thi hành án của nhà nước.

Khi khởi kiện, các bên phải xác định được ĐỐI TƯỢNG TRANH CHẤP LÀ GÌ. Điều này nhằm giúp việc xác định cơ quan có thẩm quyền giải quyết đồng thời tạo điều kiện để quá trình khởi kiện thuận lợi hơn.

3. Quy trình giải quyết tranh chấp dân sự tại Tòa án

Quy trinh giai quyet tranh chap bang hinh thuc khoi kien tai Toa an
Phiên tòa thực tế giải quyết tranh chấp dân sự

Theo Khoản 3 Điều 26, Điều 35, Điều 39 Bộ luật Tố tụng Dân sự
(BLTTDS) 2015
 thì khi có tranh chấp dân sự xảy ra, thẩm quyền của Tòa
án được xác định như sau:

  • Hầu hết, Tòa án nhân dân cấp huyện nơi bị
    đơn cư trú có thẩm quyền giải quyết tranh chấp.
  • Tuy nhiên, đối với tranh chấp mà có đương
    sự hoặc có tài sản ở nước ngoài theo khoản 3 Điều 35 BLTTDS thì do Tòa án nhân dân
    cấp tỉnh giải quyết.
  • Ngoài ra, nguyên đơn có quyền lựa chọn tòa
    án giải quyết theo quy định tại khoản 1 Điều 40 BLTTDS 2015.
  1. Sau khi xác định được thẩm quyền giải quyết, các bên nộp đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn khởi kiện theo quy định tại Điều 189 BLTTDS 2015 tại tòa án có thẩm quyền. Người khởi kiện có thể nộp đơn trực tiếp tại Tòa án, gửi qua đường bưu chính, hoặc gửi trực tuyến bằng hình thức điện tử qua cổng thông tin điện tử Tòa án (nếu có).
  2. Nếu xét thấy vụ án thuộc đúng thẩm quyền thì Thẩm phán thông báo ngay cho người khởi kiện biết để họ đến Tòa án làm thủ tục nộp tiền tạm ứng án phí.
  3. Người khởi kiện phải nộp tiền tạm ứng án phí và nộp biên lai cho Tòa án để tránh trường hợp Tòa án đình chỉ giải quyết vụ án.
  4. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày thụ lý vụ án, Chánh án Tòa án quyết định phân công Thẩm phán giải quyết vụ án, đồng thời Thẩm phán phải thông báo bằng văn bản đến các đương sự và cơ quan, tổ chức có liên quan về việc đã thụ lý vụ án. (Điều 196, Điều 197 BLTTDS 2015).
  5. Quá trình giải quyết vụ án được tiến hành theo thủ tục sơ thẩm và các thủ tục khác theo quy định chung về tố tụng dân sự.

Trên đây là toàn bộ nội dung xoay quanh về việc tranh chấp dân sự, nếu có bất cứ thắc mắc gì xin hãy liên hệ ngay đến Công ty luật Long Phan PMT để được hỗ trợ và tư vấn kịp thời.

Bài viết nói về: Tranh chấp dân sự là gì? Quy trình giải quyết tranh chấp dân sự
Nguồn trích dẫn từ:Luật Long Phan PMT
Tác giả:Vũ Viết Năng

January 09, 2020 at 01:02PM



Nguồn: WordPress https://vuvietnang.wordpress.com/2020/01/09/tranh-chap-dan-su-la-gi-quy-trinh-giai-quyet-tranh-chap-dan-su/

Thứ Hai, 6 tháng 1, 2020

Thủ tục xin công nhận mẹ cho con


Hiện nay không ít các trường hợp mẹ con với nhau nhưng lại không được thừa nhận quan hệ mẹ con về mặt pháp luật. Để được công nhận thì phải tiến hành thủ tục đăng ký theo đúng quy định. Trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ trình bày về cách thực hiện thủ tục này sao cho đúng luật.


1.2 Thẩm quyền đăng ký nhận mẹ cho con 

Cơ quan đăng ký hộ tịch là cơ quan có thẩm quyền đăng ký nhận mẹ cho con, tùy vào trường hợp mà việc đăng ký này thực hiện ở các cấp khác nhau, cụ thể như sau:
Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của người nhận hoặc người được nhận là mẹ, con thực hiện đăng ký nhận mẹ, con nếu không thuộc các trường hợp thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân cấp huyện;
Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi cư trú của người được nhận là mẹ, con thực hiện đăng ký nhận mẹ, con trong các trường hợp sau:
·         Giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài;
·         Giữa công dân Việt Nam cư trú ở trong nước với công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài;
·         Giữa công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài với nhau;
·         Giữa công dân Việt Nam đồng thời có quốc tịch nước ngoài với công dân Việt Nam hoặc với người nước ngoài;
·         Giữa người nước ngoài với nhau mà một hoặc cả hai bên thường trú tại Việt Nam.

2. Thủ tục đăng ký nhận mẹ con được tiến hành như thế nào?

2.1 2Đối với việc nhận mẹ con mà cả hai đều là công dân Việt Nam, cư trú ở Việt Nam:

Hồ sơ bao gồm:

·         Tờ khai theo mẫu;
·         Chứng cứ chứng minh quan hệ me con.

Trình tự tiến hành:

·         Người yêu cầu đăng ký nhận mẹ, con nộp hồ sơ cho Ủy ban nhân dân cấp xã . Khi đăng ký các bên phải có mặt;
·         Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ giấy tờ theo quy định, nếu thấy việc nhận mẹ, con là đúng và không có tranh chấp, công chức tư pháp - hộ tịch ghi vào Sổ hộ tịch, cùng người đăng ký nhận mẹ, con ký vào Sổ hộ tịch và báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã cấp trích lục cho người yêu cầu.
·         Trường hợp cần phải xác minh thì thời hạn được kéo dài thêm không quá 05 ngày làm việc.

2.2 Đối với việc nhận mẹ con có yếu tố nước ngoài:

Hồ sơ bao gồm:        

·         Tờ khai theo mẫu;
·         Giấy tờ, đồ vật hoặc các chứng cứ khác để chứng minh quan hệ mẹ con;
·       Nếu có người nước ngoài thì phải nộp bản sao hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay hộ chiếu để chứng minh về nhân thân.

Trình tự tiến hành:

·         Người yêu cầu đăng ký nhận mẹ, con nộp hồ sơ cho Ủy ban nhân dân cấp huyện . Khi đăng ký các bên phải có mặt
·         Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận đủ giấy tờ theo quy định, công chức làm công tác hộ tịch xác minh, niêm yết việc nhận mẹ, con tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp huyện trong thời gian 07 ngày liên tục;
·         Đồng thời gửi văn bản đề nghị Ủy ban nhân dân cấp xã nơi thường trú của người được nhận là mẹ, con niêm yết trong thời gian 07 ngày liên tục tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã;
·         Phòng Tư pháp báo cáo và đề xuất Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định việc đăng ký nhận mẹ, con, nếu thấy đủ điều kiện thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện giải quyết;
·         Khi đăng ký nhận mẹ, con các bên phải có mặt; công chức làm công tác hộ tịch ghi vào Sổ hộ tịch, cùng các bên ký vào Sổ hộ tịch. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện cấp trích lục cho các bên.

3. Chứng cứ để chứng minh quan hệ mẹ con

Để có thể thực hiện được thủ tục đăng ký nhận mẹ, con thì phải nộp các chứng cứ chứng minh mối quan hệ này. Chứng cứ chứng minh được quy định tại Điều 11 Thông tư 15/2015/TT-BTP, là một trong các giấy tờ, tài liệu sau:
·         Văn bản của cơ quan y tế, cơ quan giám định hoặc cơ quan khác có thẩm quyền ở trong nước hoặc nước ngoài xác nhận quan hệ mẹ con.
·         Trường hợp không có văn bản nêu trên thì phải có thư từ, phim ảnh, băng, đĩa, đồ dùng, vật dụng khác chứng minh mối quan hệ mẹ con và văn bản cam đoan của cha, mẹ về việc trẻ em là con chung của hai người, có ít nhất hai người thân thích của cha, mẹ làm chứng.
Lưu ý:
·         Cơ quan đăng ký hộ tịch có trách nhiệm giải thích rõ trách nhiệm, hệ quả pháp lý của việc cam đoan, làm chứng không đúng sự thật.
·         Cơ quan đăng ký hộ tịch từ chối giải quyết theo quy định hoặc hủy bỏ kết quả đăng ký hộ tịch, nếu có cơ sở xác định nội dung cam đoan, làm chứng không đúng sự thật.
Trên đây là toàn bộ nội dung bài viết của chúng tôi về vấn đề : “Thủ tục xin công nhận mẹ cho con”. Quý bạn đọc có phát sinh bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến nội dung bài viết hoặc cần hỗ trợ bất cứ dịch vụ pháp lý nào, xin vui lòng gọi ngay đến Công ty Luật Long Phan PMT qua hotline  0908 748 368 để được hỗ trợ tận tình. Xin cảm ơn.


Chủ Nhật, 5 tháng 1, 2020

Hướng dẫn thủ tục xin cấp số nhà

Số nhà của người dân để người dân thực hiện
yêu cầu giao tiếp, tiếp nhận các thông tin, thư tín, liên lạc, giao dịch thương
mại, giao dịch dân sự và các giao dịch khác cũng như giúp nhà nước quản lý cư
dân. Công ty Luật Long Phan PMT sẽ tư vấn hướng dẫn thực hiện thủ tục xin cấp số
nhà qua bài viết sau.

thu tuc xin cap so nha nhanh chong va dung trinh tu phap luat
Số nhà phải do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp

1.   Quy định của pháp luật về số nhà

Quy định về việc ban hành quy chế “đánh số và gắn biển số” nhà được quy định chi tiết tại Quyết đinh số
05/2006/QĐ-BXD.

Nhà ở nào được cấp số nhà?

Theo Quyết định 05/2006/QĐ-BXD thì đối tượng được đánh số và
gắn biển số nhà được quy định tại khoản 2 Điều 2 như sau:

  • Nhà
    ở, công trình xây dựng (sau đây gọi tắt là nhà), trừ các loại nhà xây dựng
    không phép hoặc trái phép trong khu vực cấm xây dựng theo quy định của pháp luật
    về xây dựng;
  • Nhóm
    nhà, ngôi nhà và tầng nhà, căn hộ, số cầu thang của nhà chung cư.

Quy định về gắn biển số nhà

  • Mỗi nhà mặt đường, nhà trong ngõ, nhà trong ngách, mỗi căn hộ
    được gắn 1 biển số nhà;
  • Trường
    hợp một nhà có nhiều cửa ra vào từ nhiều đường, phố, ngõ, ngách khác nhau thì
    biển số nhà được gắn ở cửa chính.
  • Nếu
    nhà có cửa chính ở tại góc hai đường, phố, ngõ, ngách thì nhà đó được đánh số
    và gắn biển theo đường, phố, ngõ, ngách lớn hơn.
  • Biển
    tên nhóm nhà được đặt tại một góc của nhóm nhà đó, trên vỉa hè gần với đường phố
    lớn nhất.
  • Biển
    số nhà được gắn tại cửa đi sát hè hoặc lòng đường, phía trên giữa cửa đi chính.
  • Trường
    hợp nhà có hàng rào sát hè hoặc lòng đường thì biển số nhà được gắn tại cột trụ
    cổng chính, phía bên trái (theo chiều từ phía ngoài vào nhà) ở độ cao là hai
    mét (2m).
  • Trường
    hợp thay đổi biển số nhà, thì biển số nhà cũ vẫn giữ nguyên, đồng thời gắn thêm
    biển số nhà mới.
  • Trường
    hợp một nhà có nhiều cửa ra vào từ nhiều đường, phố, ngõ, ngách khác nhau thì
    biển số nhà được gắn ở cửa chính.

Mục đích của việc đánh số và gắn số nhà

Y nghia cua viec gan va danh so nha
Các mẫu biển số nhà hiện nay
  • Tạo
    điều kiện thuận lợi để tổ chức, hộ gia đình, cá nhân thực hiện quyền yêu cầu
    giao tiếp, tiếp nhận các thông tin, thư tín, liên lạc, giao dịch thương mại,
    giao dịch dân sự, và các giao dịch khác;
  • Góp
    phần chỉnh trang diện mạo đô thị và điểm dân cư nông thôn;
  • Quản
    lý nhà đất, thông tin liên lạc, hành chính, an ninh, trật tự, phòng cháy, chữa
    cháy và quản lý dân cư theo quy định pháp luật.

2.   Thủ tục xin cấp số nhà

Theo Quyết định số 05/2006/QĐ-BXD, quy định trách nhiệm ban
hành quy chế đánh số và gắn biển số nhà thuộc về từng địa phương. Trong bài viết
này chúng tôi sẽ hướng dẫn thủ tục cấp số nhà trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.

Hồ sơ xin cấp số nhà

Căn cứ Quyết định số 22/2012/QĐ-UBND ngày 31 tháng 5 năm 2012 của Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh về ban hành quy chế đánh số và gắn biển số nhà trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. Để được cấp số nhà người dân cần chuẩn bị những hồ sơ sau:

  • ĐƠN XIN CẤP SỐ NHÀ: 03 bản;
  • Giấy
    chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất:
    01 bản (sao y có chứng thực hoặc photo kèm bản chính đối chiếu).
  • Giấy
    phép xây dựng và giấy phép điều chỉnh (nếu có): mỗi thứ 01 bản (sao y có chứng
    thực hoặc photo kèm bản chính đối chiếu).
  • Bản
    vẽ phê duyệt đính kèm giấy phép xây dựng: 01 bản (sao y có chứng thực hoặc
    photo kèm bản chính đối chiếu);
  • Chứng
    minh nhân dân, hộ khẩu (cũ) hoặc sổ tạm trú: mỗi thứ 01 bản (photo).

Thủ tục xin cấp số nhà được thực hiện như thế nào?

Xin cap so nha theo dung trinh tu va quy dinh phap luat
Mẫu đơn đề nghị cấp số nhà hiện nay

Để thực hiện việc cấp số nhà thì chủ sở hữu tiến hành theo
thủ tục sau:

  • Chủ
    sở hữu làm Đơn đề nghị cấp, đổi biển số nhà;
  • Sau
    khi xác nhận thông tin, UBND cấp Giấy chứng nhận số nhà theo mẫu. Thời hạn giải
    quyết hồ sơ là 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ.

Lưu ý:

Giấy chứng nhận số nhà được sử dụng khi cá nhân, hộ gia
đình, cơ quan, tổ chức làm thủ tục liên quan đến địa chỉ và không có giá trị
công nhận quyền sở hữu nhà ở, công trình xây dựng.

3.   Nơi tiếp nhận hồ sơ

Chủ sở hữu nộp đơn tại Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn
thì ủy ban nhân dân cấp xã chỉ là cơ quan tiếp nhận đơn đề nghị đăng ký cấp số
nhà, sau đó trả hồ sơ đã xác nhận cho người dân để người dân chuyển hồ sơ lên Ủy
ban nhân dân cấp huyện giải quyết.

Hồ sơ tiếp nhận xin cấp số nhà được Ủy ban nhân dân quận,
huyện, thị xã tiếp nhận và xử lý.

4.   Chi phí thực hiện cấp số nhà là bao nhiêu?

Về LỆ PHÍ cấp biển
số nhà, thì được thông tư 02/2014/TT –BTC quy định về việc hướng dẫn về phí và
lệ phí thuộc thẩm quyền quyết định của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực
thuộc Trung Ương, theo đó mức thu lệ phí cấp biển số nhà thực hiện theo nguyên
tắc sau:

  • Nếu
    cấp mới thì không quá 45.000 đồng/1 biển số nhà.
  • Nếu
    cấp lại thì không quá 30.000 đồng/1 biển số nhà.

Trên đây là bài viết hướng dẫn thủ tục xin cấp số nhà. Quý bạn
đọc nếu có thắc mắc về bài viết hoặc cần được tư vấn pháp luật vui lòng liên hệ
Công ty Luật Long Phan PMT qua hotline bên dưới để được hỗ trợ. Xin cảm ơn.

Bài viết nói về: Hướng dẫn thủ tục xin cấp số nhà
Nguồn trích dẫn từ:Luật Long Phan PMT
Tác giả:Vũ Viết Năng

January 06, 2020 at 01:00PM



Nguồn: WordPress https://vuvietnang.wordpress.com/2020/01/06/huong-dan-thu-tuc-xin-cap-so-nha/

DỊCH VỤ LUẬT SƯ LAO ĐỘNG

DỊCH VỤ LUẬT SƯ LAO ĐỘNG  Trong bối cảnh quan hệ lao động ngày càng phức tạp, dịch vụ luật sư lao động đang trở thành lựa chọn tối ưu cho do...