Thứ Hai, 23 tháng 12, 2019

Thủ tục xin công nhận cha cho con



Trên thực tế, do nhiều nguyên nhân, điều kiện khác nhau việc công nhận cha, con có thể không xuất phát từ các căn cứ thuần túy như dựa vào sự kiện sinh đẻ, sự kiện nuôi dưỡng, sự kiện sống chung,… mà theo đó sự kiện pháp lý này có thể diễn ra theo hình thức yêu cầu cơ quan Nhà nước công nhận. Đây được xem là một trong những thủ tục vô cùng quan trọng, bởi lẽ, chúng là căn cứ nhằm giải quyết các quan hệ như cấp dưỡng, thừa kế, chăm sóc,… Vậy, thủ tục công nhận cha cho con sẽ được thực hiện như thế nào? ở đâu?
thủ tục nhận cha con

1. Thẩm quyền đăng ký nhận cha, con?
Theo quy định tại Điều 24 Luật Hộ tịch 2014 có quy định thẩm quyền đăng ký nhận cha, mẹ, con thuộc về Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của người nhận hoặc người được nhận là cha, mẹ, con thực hiện đăng ký nhận cha, mẹ, con.
2. Thủ tục đăng ký nhận cha con ?
2.1 Hồ sơ. Theo quy định tại Điều 25 Luật Hộ tịch có quy định, bộ hồ sơ phải có các giấy tờ sau:
ü  Tờ khai theo quy định tại Thông tư 15/2015/TT-BTP quy định mẫu.
ü  Chứng cứ chứng minh quan hệ cha con
2.2 Các giai đoạn, thời hạn giải quyết của Ủy ban nhân dân cấp xã:
Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ giấy tờ theo quy định, nếu thấy việc nhận cha, mẹ, con là đúng và không có tranh chấp, công chức tư pháp - hộ tịch ghi vào Sổ hộ tịch, cùng người đăng ký nhận cha, mẹ, con ký vào Sổ hộ tịch và báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã cấp trích lục cho người yêu cầu.
Trường hợp cần phải xác minh thì thời hạn được kéo dài thêm không quá 05 ngày làm việc.
Theo quy định thì trong một số trường hợp đặc biệt, thủ tục đăng kí nhận cha con có sự khác biệt nhất định, cụ thể:
·        Trường hợp nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng, không đăng ký kết hôn, sinh con, người con sống cùng với người cha, khi người cha làm thủ tục nhận con mà không liên hệ được với người mẹ thì không cần có ý kiến của người mẹ trong Tờ khai đăng ký nhận cha, mẹ, con.Nếu có Giấy chứng sinh và giấy tờ tuỳ thân của người mẹ thì phần khai về người mẹ được ghi theo Giấy chứng sinh và giấy tờ tuỳ thân của người mẹ. Nếu không có Giấy chứng sinh và giấy tờ tuỳ thân của người mẹ thì ghi theo thông tin do người cha cung cấp, người cha chịu trách nhiệm về thông tin do mình cung cấp.
·        Trường hợp con do người vợ sinh ra trước thời điểm đăng ký kết hôn, đã được đăng ký khai sinh không có thông tin về người cha, vợ chồng có văn bản thừa nhận là con chung thì không phải làm thủ tục đăng ký nhận cha, mẹ, con mà làm thủ tục bổ sung hộ tịch để ghi bổ sung thông tin về người cha trong Sổ đăng ký khai sinh và Giấy khai sinh của người con.
·        Trường hợp con do người vợ sinh ra trước thời điểm đăng ký kết hôn, chưa được đăng ký khai sinh mà khi đăng ký khai sinh, vợ chồng có văn bản thừa nhận là con chung thì thông tin về người cha được ghi ngay vào Giấy khai sinh của người con mà không phải làm thủ tục đăng ký nhận cha, mẹ, con.
Đồng thời trong quá trình xử lý hồ sơ cơ quan đăng ký hộ tịch có trách nhiệm giải thích rõ trách nhiệm, hệ quả pháp lý của việc cam đoan, làm chứng không đúng sự thật và có quyền từ chối giải quyết theo quy định hoặc hủy bỏ kết quả đăng ký hộ tịch, nếu có cơ sở xác định các thông tin cung cấp cho cơ quan đăng ký hộ tịch không đúng sự thật.
chứng cứ

3. Chứng cứ chứng minh quan hệ cha con là gì?
Theo đó đây là những chứng cứ khách quan, hợp pháp nhằm chứng minh một sự việc đã xảy ra trên thực tế. Mà theo đó, Tòa án có thể căn cứ vào cho việc quyết định công nhận hay không công nhận có tồn tại một quan hệ cha con trên thực tế hay không?
Theo Điều 11 TT15/2015/TT-BTP thì chứng cứ chứng minh quan hệ cha con sẽ bao gồm các loại giấy tờ sau:
·        Văn bản của cơ quan y tế, cơ quan giám định hoặc cơ quan khác có thẩm quyền ở trong nước hoặc nước ngoài xác nhận quan hệ cha con, quan hệ mẹ con.
·        Trường hợp không có văn bản quy định trên thì có thể xem các chứng cứ khác như thư từ, phim ảnh, băng, đĩa, đồ dùng, vật dụng khác chứng minh mối quan hệ cha con, quan hệ mẹ con và văn bản cam đoan của cha, mẹ về việc trẻ em là con chung của hai người, có ít nhất hai người thân thích của cha, mẹ làm chứng.
thủ tục nhận cha con

4. Chi phí như thế nào?
Theo quy định tại Thông tư 250/2016/TT-BTC tại điểm c khoản 2 Điều 5 có quy định đối với thủ tục đăng kí nhận cha, mẹ, con thì tùy thuộc vào điều kiện thực tế của địa phương mà quy định mức thu cho phù hợp. Người dân có thể theo dõi, tham khảo mức giá theo Nghị quyết mà Ủy ban nhân dân tại địa phương nơi cư trú công bố.
Nhưng đồng thời phải đảm bảo nguyên tắc miễn lệ phí hộ tịch theo Điều 11 Luật Hộ tịc 2014 trong những trường hợp nhất định:
·        Đăng ký hộ tịch cho người thuộc gia đình có công với cách mạng; người thuộc hộ nghèo; người khuyết tật;
·        Đăng ký khai sinh, khai tử đúng hạn, giám hộ, kết hôn của công dân Việt Nam cư trú ở trong nước.
5. Nếu các bên có liên quan không đồng ý với việc nhận cha, con thì phải làm thế nào?
Nếu các bên liên quan không đồng ý việc nhận cha, con, có thể lựa chon các con đường sau để giải quyết:
Khiếu nại quyết định hành chính, hành vi hành chính nếu cho rằng thủ tục công nhận cha, con có sai phạm, vi phạm pháp luật. Theo đó làm căn cứ cho việc khởi kiện hành chính, hành vi hành chính trong việc yêu cầu Tòa án hủy bỏ quyết định này.
Trên đây là toàn bộ các quan điểm về “Thủ tục xin công nhận cha cho con” . Trường hợp quý khách hàng có nhu cầu tư vấn pháp luật, giải quyết hỗ trợ các vấn đề pháp lý, xin vui lòng gọi ngay đến Hotline 0908 748 368 để được hỗ trợ tận tình. Xin cảm ơn!


DỊCH VỤ LUẬT SƯ LAO ĐỘNG

DỊCH VỤ LUẬT SƯ LAO ĐỘNG  Trong bối cảnh quan hệ lao động ngày càng phức tạp, dịch vụ luật sư lao động đang trở thành lựa chọn tối ưu cho do...